Người H’rê trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam

Che thân và làm đẹp

Lê Hồng Khánh - Thứ Tư, 01/03/2023 , 06:20 (GMT+7)

Ngoài việc làm đẹp theo quan niệm riêng của tộc người, cà răng căng tai còn chứng tỏ lòng dũng cảm, sự trưởng thành của người con trai và con gái.

Thiếu nữ H'rê mặc trang phục dân tộc cải tiến.

Người H’rê, dù là nam hay nữ luôn có hai bộ trang phục cơ bản: Trang phục bằng thổ cẩm dùng cho các dịp lễ lạt, hội hè và trang phục vải thường dùng để mặc hàng ngày.

Bài liên quan

Mảnh vải thổ cẩm nguyên gốc của người H’rê chỉ có ba màu đen, trắng, đỏ; trong đó màu đen làm nền chủ đạo. Người dân tộc H'rê thích bộ trang phục màu đen, vì họ quan niệm màu đen là màu kín đáo, dịu dàng nhưng mạnh mẽ, dẻo dai. Váy thổ cẩm chỉ có một loại, thường người ta may một lớp, dài tới mắt cá chân.

Áo phụ nữ có 5 thân, nhuộm màu chàm sẫm, cài khuy bên phải, ống tay dài và hẹp, các đường viền cổ, gấu áo, sống lưng, bờ áo đều viền chỉ trắng, chỉ đỏ. Mặc trong áo là yếm che ngực có dây quàng qua gáy và buộc ra sau lưng. Váy được khâu thành ống, may bằng vải tự dệt, hai khổ hẹp nối lại với nhau, khoảng giữa hẹp hơn hai đầu. Những dải hình trang trí tập trung ở hai đầu váy. Váy vải mặc thường ngày của nữ gọi là: "Ca tuư iu găm". Găm, tiếng H’rê nghĩa là màu đen, tuy nhiên chỉ có váy nhất thiết là màu đen, còn áo thì tùy thích, người ta có thể mặc áo với nhiều màu khác nhau, nhưng vẫn gọi là "Ca tuư iu găm". Váy vải thường có ba loại: "Ca tuư li" là chiếc váy chỉ có một lớp, gấu váy dài tới dưới đầu gối khoảng một gang tay, hoặc dài tới mắt cá chân; "Ca tuư mọiq li, moiq hchon" là chiếc váy có hai lớp, lớp ngoài dài tới dưới đầu gối khoảng một gang tay, lớp trong dài tới mắt cá chân; "Ca tuư hjup" là chiếc váy có hai lớp bằng nhau, dài tới mắt cá chân.

Phụ nữ H'rê trong trang phục thổ cẩm truyền thống.

Để cho bộ váy áo của mình đẹp hơn, người phụ nữ trang trí ở gấu váy, rìa tay áo bằng sợi chỉ, hoặc kết bằng cườm nhỏ màu trắng và màu đỏ, làm cho bộ trang phục hài hòa, nhẹ nhàng. Ngoài ra, phụ nữ H’rê còn dùng chiếc khăn nền trắng có hoa văn trang trí, dài hơn một cánh tay, để trùm đầu.

Bài liên quan

Bộ trang phục cho nam có khố (kpen/hpen) và bộ quần áo vải thường, may kiểu quần áo bà ba của người Kinh. Khố có hai loại là Hpen dham và Hpen vroang .

Hpen dham là khố loại nhỏ, dùng cho người trung niên, thanh niên. Khố này có chiều rộng khoảng 18cm, chiều dài khoảng 45 - 50cm, họa tiết hoa văn đơn giản, nhẹ nhàng. Thân khố màu đen, có ba đường sọc màu trắng chính giữa, hai đường sọc màu đỏ hai viền; hai đầu chiếc khố có năm đường hoa văn, nhưng không rõ nét như hoa văn của áo, có tua khoảng 15cm.

Hpen vroang là khố loại lớn, dành cho người già, những người khá giả về kinh tế. Khố có màu chàm sẫm. Chiều rộng của khố khoảng một gang tay, chiều dài khoảng một sải tay; thân chiếc khố màu đen, có ba đường sọc màu trắng chính giữa, hai đường sọc màu đỏ hai viền như hpen dham nhưng lớn hơn; hai đầu chiếc khố có 7 đường hoa văn sặc sỡ, có tua dài khoảng một gang tay. Khi mặc, một đầu khố thả xuống đến đầu gối, còn đầu kia quấn 4 vòng quanh thắt lưng và thả xuống phía sau hoặc vắt lên cho gọn.

Bộ quần áo bà ba màu đen (dành cho nam), áo màu đen, cổ tròn, dài tay, có hai túi phía trước, xẻ ngắn hai bên hông, cài khuy đằng trước, gấu áo dài không quá thắt lưng, có viền vải đỏ, và khâu trang trí bằng chỉ đỏ. Chiếc quần dài tới mắt cá, không có túi. Để cho bộ trang phục của mình đẹp hơn, đàn ông H’rê thích trang trí ở những đường rìa quần áo bằng sợi chỉ, hoặc vải màu đỏ.

Nam giới H’rê sử dụng hai loại khăn. Khăn đen dài chừng 2 sải tay, rộng một cánh tay, vuốt xoăn nhỏ thành một dải quấn nhiều vòng quanh đầu, thắt sau gáy và buông 2 đầu khăn xuống lưng. Khăn trắng là một khổ vải được vuốt thành 2 dải để quấn vòng quanh đầu và cài đầu khăn 2 bên tai. Ngoài ra, khi ra trận, hoặc đi xa, người nam H’rê còn chít khăn màu đỏ. Bộ trang phục H’rê còn có mảnh vải choàng màu xanh chàm hoặc đỏ quàng chéo từ vai này xuống hông bên kia.

Trang phục người đàn ông H’rê tuy có nhiều loại như vậy, nhưng do quan niệm vẻ đẹp người đàn ông là thân thể mạnh khỏe, cường tráng, nên thường ngày nam giới H’rê chỉ thích đóng khố, ở trần.

Cùng với bộ trang phục, phụ nữ người H’rê thích đeo những đồ trang sức làm bằng đồng hoặc bằng bạc ở cổ, tai, cổ tay với các kiểu phong phú, đa dạng. Chiếc khăn đội trên đầu, choàng cổ của những chàng trai, cô gái cũng tô điểm cho duyên dáng, đằm thắm khi cả hai đi dự lễ hội, hay trong những sinh hoạt thường ngày. Trẻ em khi biết đi được làm lễ xâu tai, mang khuyên tai và vòng tay bằng bạc hoặc bằng đồng. Đàn ông cũng xâu tai, mang vòng cổ, vòng tay.

Người già H'rê với những vòng cườm trên cổ và hoa tai bằng đồng.

Phụ nữ H’rê búi tóc sau ót, cài trâm bằng bạc, gỗ hoặc lông nhím; đội khăn thêu làm duyên, đính những dải hạt cườm, mang nhiều vòng tay, vòng cổ bằng đồng hoặc hạt cườm. Khi đã có con, người phụ nữ thường ít dùng đồ trang sức, chỉ đeo những vật làm kỷ niệm hoặc quý giá nhất, nhưng khi về già họ lại mang rất nhiều vòng tay, vòng cổ. Đồ trang sức là của cải riêng của từng người, cho hay tặng ai là quyền của người đó. Khi một người qua đời, những đồ trang sức của họ sẽ được giao lại cho ai là theo nguyện vọng của người quá cố.

Thác Xa Van ở huyện Minh Long.

Ngày xưa, nam nữ H’rê khi đến tuổi trưởng thành thường tiến hành nghi lễ cà răng, căng tai. Đây là một tập tục có từ lâu đời và khá phổ biến trong một số tộc người ở Tây Nguyên và miền tây các tỉnh ven biển Nam Trung bộ như Êđê, Bana, M’nông, Mạ, Stiêng…

Ngoài việc làm đẹp theo quan niệm riêng của tộc người, cà răng căng tai còn chứng tỏ lòng dũng cảm, sự trưởng thành của người con trai và con gái. Đây là một thử thách mà bất cứ người con trai, con gái của các tộc người này đều phải trải qua nếu không sẽ không được bộ tộc và buôn làng công nhận là thành viên và sẽ bị chê cười. Trai không lấy được vợ, gái không lấy được chồng.

Người ta cho rằng người đàn bà không chịu cà răng là người không có giá trị nhân phẩm. Căng tai cũng là để cho thấy người con gái nhẫn nại, chịu thương chịu khó. Con trai không chịu cà răng thì cũng không chứng tỏ được lòng dũng cảm của mình để đương đầu với những thử thách trong cuộc sống và chiến đấu chống kẻ thù để bảo vệ bộ tộc và buôn làng.

Ngày nay tục cà răng, căng tai đã bị loại bỏ hoàn toàn vì đồng bào cho là không còn phù hợp.

Lê Hồng Khánh
Tin khác
Tôi viết 'Gọi người', 'Mắt biếc'
Tôi viết 'Gọi người', 'Mắt biếc'

Tôi viết gọi những đồng đội thân yêu về thăm lại Trường Sơn một thời bom đạn; tôi viết để tạ lỗi với đồng bào trên dải Trường Sơn của Tổ quốc tôi.

Cốt cách người Việt qua lối sống ăn mặc thong dong
Cốt cách người Việt qua lối sống ăn mặc thong dong

Cốt cách người Việt được tác giả Đỗ Quang Tuấn Hoàng tìm hiểu và phác thảo những nét sinh động trong cuốn sách ‘Việt Nam ăn mặc thong dong’.

'Lệ Chi Viên' tái dựng cuộc đời anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi
'Lệ Chi Viên' tái dựng cuộc đời anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi

‘Lệ Chi Viên’ được tái dựng từ ‘Bí mật vườn Lệ Chi’ nổi tiếng hơn hai thập niên trước, cho thấy sân khấu về đề tài lịch sử vẫn có sức hấp dẫn công chúng.

Thanh kiếm và lưỡi cày
Thanh kiếm và lưỡi cày

Nếu mỗi người sẽ có đủ minh triết để vui vẻ hài lòng với những điều nhỏ nhặt mình làm thì thanh kiếm sẽ không cần tồn tại nữa. Khi điều đó chưa xảy ra thì thanh kiếm vẫn còn hiện diện bên lưỡi cày.

30/4 năm nay, các bạn đi đâu?
30/4 năm nay, các bạn đi đâu?

Tôi cảm thấy biết ơn với những người đã ngã xuống. Biết ơn với những người còn sống – tiếp tục sống một cuộc đời bình dị mà đẹp đẽ như ông tôi. Và đó là lý do 30/4 năm nay, tôi không đi đâu cả. Tôi chỉ muốn về với ông mệ.

Ba tôi nhận lệnh mở đường Trường Sơn
Ba tôi nhận lệnh mở đường Trường Sơn

Ba tôi, Thiếu tướng Võ Bẩm, là tư lệnh đầu tiên của lực lượng mở đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh huyền thoại.  

Nhớ ơn thế hệ chân trần chí thép đánh bại công nghệ của siêu cường
Nhớ ơn thế hệ chân trần chí thép đánh bại công nghệ của siêu cường

Chúng tôi biết ơn thế hệ đi trước - những người đã bám trụ trong lòng đất chật hẹp để chiến đấu giành độc lập dân tộc cho thế hệ hôm nay được sống và học tập trong bầu trời hòa bình.

Nhà thơ Nguyễn Duy tìm thân nhân trong cuộc sống hòa bình
Nhà thơ Nguyễn Duy tìm thân nhân trong cuộc sống hòa bình

Nhà thơ Nguyễn Duy thực hiện chuyến đọc thơ xuyên Việt chủ đề ‘Tìm thân nhân’ kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước, với chương trình đầu tiên tại TP.HCM sáng 20/4.

Nguyễn Huy Thiệp nhiều năm suy ngẫm về công nghệ văn chương
Nguyễn Huy Thiệp nhiều năm suy ngẫm về công nghệ văn chương

Nguyễn Huy Thiệp không chỉ là cây bút truyện ngắn xuất sắc, mà ông còn dành nhiều tâm tư trong các tiểu luận về vai trò nhà văn và công nghệ văn chương.

Nguyễn Huy Thiệp giữa chất liệu gốm và chất liệu văn
Nguyễn Huy Thiệp giữa chất liệu gốm và chất liệu văn

Nguyễn Huy Thiệp vẽ gốm và những tác phẩm gốm lấy cảm hứng từ tác phẩm Nguyễn Huy Thiệp, được hội ngộ tại triển lãm ‘Gốm Thiệp’ ở Hà Nội.

Trịnh Công Sơn khát khao để lúa reo mừng tựa vẫy tay
Trịnh Công Sơn khát khao để lúa reo mừng tựa vẫy tay

Trịnh Công Sơn trong chiến tranh và trong hòa bình, đều ngợi ca sức sống bất tận của làng quê Việt Nam, mà thời gian càng lùi xa càng thấy đáng trân trọng.

Một địa danh gần gũi và thân thương ở miền Đông Nam Bộ
Một địa danh gần gũi và thân thương ở miền Đông Nam Bộ

Một địa danh gắn bó với tuổi thơ và gia đình, dẫu đổi thay ra sao, vẫn luôn có ý nghĩa sâu sắc trong hành trình buồn vui của mỗi con người.