Chân linh trong hoa sen

Đỗ Trọng Khơi - Thứ Sáu, 03/03/2023 , 10:39 (GMT+7)

Đạo Phật lấy hoa sen làm Phật đài. Vì sao bông hoa sen sinh trưởng trong ao hồ bùn nước kia lại được xem làm một biểu tượng linh thiêng, cao quý nhường ấy?

Hoa sen.

Trong muôn vàn các loài hoa với bao hương sắc lộng lẫy, quyến rũ và sự thực, nếu chỉ xét theo cái nhìn thông thường thì có không ít loài hoa thơm hơn hoa sen về hương, đẹp hơn sen về sắc. Đúng vậy. Tuy vậy, chỉ duy nhất loài sen mới hội tụ đầy đủ trong mình ý nghĩa triết học, ý vị nhân sinh cao quý, là ý nghĩa về âm dương, ngũ hành… và sức vươn dậy của một ý chí sống mãnh liệt. Sen bắt đầu ủ mầm trong bùn đất, mà là ở vị trí cực cách bức, tối khuất, nhơ bẩn, và từ vị trí đó sen nảy mầm kiên nhẫn vươn lên.

Phật giáo lấy hoa sen làm Phật đài, biểu tượng tinh thần về 5 điều cơ bản. 1) Tính vô nhiễm: Sen mọc lên từ chốn tối tăm bùn lầy hôi tanh mà không bị vương bẩn. 2) Tính thanh lọc: Khi cây sen lớn lên, sinh sôi nẩy nở thì sẽ làm cho dòng nước nơi đó trở nên trong mát. 3) Tính thùy mị của mùi hương: Hương sen tỏa lên một mùi thơm thanh khiết, không quá nồng nàn, ngào ngạt. 4) Tính thuần khiết: Bông hoa sen từ khi nở tới lúc tàn không hề bị một loài ong bướm nào tới đậu lấy nhụy. 5) Tính kiên nhẫn: Cây sen từ lúc nảy mầm trong bùn đất, ở đáy nước, cho tới lúc vươn lên trên mặt nước rồi xòe lá, trổ hoa, là cả một quá trình sinh trưởng kiên nhẫn lớn lao. Trong thế giới thảo mộc, các loài hoa không có loài nào phải chịu đựng sự gian khó của hoàn cảnh sống đến vậy. Và ở điểm này sen còn hàm chứa ý nghĩa tốt đẹp, là sinh trưởng trong bùn tối nên sen đã tránh không phải cạnh tranh vị trí sống vói loại cây nào.

Ngoài năm lẽ cơ bản về phẩm chất - tinh thần sống trên, sen còn có thêm những giá trị cao quý vô lường khác. Như hạt sen có thể cất giữ hàng trăm năm khi gieo vẫn nẩy mầm như thường. Và đời sống của sen còn thể hiện 3 tầng sống riêng biệt, trong bùn tối và vươn lên khoảng trong sạch với dòng nước, rồi cuối cùng vươn lên khoảng hư không, với bầu khí quyển cùng đôi vầng nhật nguyệt. Quan niệm nhà Phật xem đó như biểu trưng cho 3 tầng sống, là cõi dục giới, sắc giới và vô sắc giới. Sen đã phải trải qua 3 tầng sống đó, đến khi nở hoa xem như đạt ngộ, giải thoát…

Thêm nữa, hoa sen trong Phật học còn mang nhiều lớp nghĩa khác. Như kiết già, ngồi phỏng theo thế bông sen gọi là Liên hoa tọa. Khi hai tay chắp lại làm lễ Phật, phỏng theo hình búp sen thì gọi là Liên hoa hợp chứng. Và hai bàn tay chắp lại là biểu hiện của Lý và Trí. Năm ngón tay trái là ngũ trí - Thai tạng giới, năm ngón tay phải là ngũ trí - Kim cương giới. Mười ngón tay chắp lại thành Thập độ, hay còn gọi là Thập pháp giới.

Về Thập pháp lại chia ra năm phàm và năm thánh. Tay trái thuộc phàm là Địa ngục, Ngũ quỷ, Súc sinh, Nhân và Thiện. Tay phải thuộc thánh là Thanh văn, Duyên giác, Bồ tát, Quyền Phật và Thiện Phật. Lại thêm những nghĩa, 4 chữ Vi, 12 chữ Diệu, 2 chữ Hương, 3 chữ Khiết... Hay như câu chân ngôn “Án - pa - ni bát mê hồng”, dịch ra tiếng Việt là “Ôi! Chân linh trong hoa sen”, một câu chân ngôn được xem có huyền lực vô biên của pháp Phật. Còn nhiều ý nghĩa khác của sen trong Phật học. Quả không gì thanh quý, kì lạ bằng sen.

Tranh của họa sĩ Nguyễn Thị Tâm.

Sở học phương Đông, ngoài Phật học, sen còn mang giá trị triết học về âm dương, ngũ hành và đây cũng là một cơ sở Phật học dụng nghĩa cho Phật đài - Yên hoa tạng thế giới.

Về ngũ hành, cây sen, thuộc hành mộc. Để vươn lên mặt ao hồ, sen phải vượt qua tầng nước sâu, là hành thủy. Bông hoa sen màu hồng, thuộc hành hỏa. Nhụi sen màu vàng, thuộc hành thổ. Và ngó sen màu trắng, thuộc hành kim. Ngũ hành - năm hợp chất quan trọng, có thể gọi đó là bản thể của thế gian này.

Ngoài ngũ hành, giá trị của hoa sen cũng phải kể tới hương thơm, tính làm phần giá trị thứ sáu. Số 6 này xem như phần “linh” của đời sống. Nó vô hình, vô sắc nhưng lại hữu linh.

Về âm - dương. Từ phần gốc, thân sen chìm trong nước, trong tối khuất, thuộc âm; phần lá và hoa nở trên mặt nước, khoe hình sắc dưới ánh mặt trời, thuộc dương.

Về ý nghĩa nhân sinh, nhân chủng và xã hội học, trong thế giới, cơ bản cũng có năm loại người.

Tầng sống thứ nhất, thân phận cũng giống như gốc rễ của cây sen. Phải sống chìm khuất sâu trong bùn đất và đời đời phải chịu cách bức giữa nước với bầu khí quyển, mặt trời phía trên cao. Ấy là thân phận đại đa số con người lao động lam lũ, khổ nghèo. Dù phần “gốc rễ” mang giá trị nền tảng vô cùng quan trọng của kiếp nhân sinh đi chăng nữa, nhưng tầng lớp người lao động này do thiếu tri thức và những phương tiện, kỹ năng sống trong đời sống xã hội nên họ khó có thể vươn lên các tầng nổi - mặt trên của đời sống được.

Tầng sống thứ hai, ứng với phần thân sen. Phần vươn lên trên bề mặt bùn đất để có sức tạo hình dáng và có thể “đung đưa” mình trong khoảng nước trong mát, ấy là hạng người, có thể nói, đã có kiến thức, kỹ năng sống nhất định và đã ít nhiều tạo được tiếng nói riêng. Có thể ví với lớp người có học hành nhất định. Tuy vậy ở tầng sống này vẫn còn nhiều hạn chế về tri thức, môi trường, ví như thân sen còn chìm trong nước, còn chịu cảnh bám víu với rong rêu, mờ tối.

Tầng sống thứ ba, ứng với lá sen. Ở tầng sống này là lớp người đã trang bị cho mình kiến thức đời sống đáng kể để đủ sức vươn lên với một không gian sống cao rộng, với ánh sáng đẹp đẽ của đôi vầng nhật nguyệt, có thế giới quan, có tầm nhìn bao quát, và gây được tầm ảnh hưởng của mình với đời sống xã hội. Ấy là tầng lớp trí thức bậc trung.

Tầng sống thứ tư, tầng sống ứng với bông hoa sen. Với tầng sống này hẳn thuộc về lớp người có thể tỏa hương, phát sắc đời sống không chỉ cho ý nghĩa cá nhân, mà họ đã là đài hương sắc của đời sống, có thể nói tiếng nói về giá trị cuộc đời này. Ấy là lớp trí thức cao cấp. Sức ảnh hưởng, chi phối đời sống xã hội - thời đại của lớp người này có tính quyết định. Bởi họ là đại diện không thể thay thế của giá trị xã hội, thời đại. Cũng như cây sen, tất yếu giá trị cao nhất của nó là hoa sen.

Còn tầng sống tối cao, tầng thứ năm của cuộc sống, ứng với phần nhụy sen. Phần sống này ứng với hạng trí thức lớn, hạng các danh nhân, các lãnh tụ tinh thần và xã hội. Tầng sống trung tâm này vừa ngự ở vị trí trung ương mà tỏa hương, kết hạt đời sống và sâu sắc, vừa mang vẻ vàng rực rỡ tựa phần ánh tinh túy, dịu dàng nhất của hào quang mặt trời, vừa bảo nguyên màu sắc vàng, thuộc thổ - phần gốc rễ là bùn mà sen đã nảy mầm sinh trưởng. Quả là một vị trí trung tâm với đầy đủ phẩm chất xứng đáng nhất trong sức ôm trùm từ gốc rễ tới đỉnh ngọn.

Như cách tính ngũ hành, ở cách tính phân loại này cũng có con số 6, số hợp với điều linh, vô hình, vô sắc. Ấy là phần “linh”, ứng với một hạng thánh nhân. Hạng người này dù khi đã khuất hình sắc vào thiên thu nhưng phần sống hóa linh từ phẩm chất tinh thần, tâm hồn họ thì mãi mãi ngự trị trong lòng người hậu thế. Như Đức Phật Thích Ca, Chúa Jêsu, Đức Thánh Trần, các bậc vĩ nhân văn hóa...

Âm dương, ngũ hành, hay lục chất (số 6), sáu hạng người, hay điều 6 linh thiêng trong cách ứng dụng với hoa sen - Phật đài là một bản trùng phức, tương giao như có ý của tạo hóa màu nhiệm tạo thành.

Ngoài ra sen còn là vị Nam dược quý. Sen - thật là một loài hoa có một không hai, vô cùng quý giá của thế gian này.

Ôi! Chân linh trong hoa sen!

Đỗ Trọng Khơi
Tags:
Tags:
Tin khác
Lạc vào cuộc ‘đua thuyền’ truyền hình Quảng Bình
Lạc vào cuộc ‘đua thuyền’ truyền hình Quảng Bình

Không có hàng ngàn cổ động viên reo hò, nhưng tôi đã tưởng tượng là ê kíp truyền hình trực tiếp đang chèo một con thuyền chở văn hóa Quảng Bình đi khắp muôn nơi...

Nông nghiệp và Môi trường với Nguyễn Huy Thiệp
Nông nghiệp và Môi trường với Nguyễn Huy Thiệp

Dù khiêm tốn đến mấy, hẳn ông Lê Nam Sơn, ông Trịnh Bá Ninh và các biên tập viên kỳ cựu của báo đều không thấy chướng khi nói rằng truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp đã góp phần làm nên, làm vững chắc thêm hiện tượng Báo Nông nghiệp Việt Nam số Tết trong làng báo nước nhà.

Hồi ký Phùng Bảo Thạch: Xuất xứ cuốn truyện 'Mồ cô Phượng'
Hồi ký Phùng Bảo Thạch: Xuất xứ cuốn truyện 'Mồ cô Phượng'

Ông bạn già kính mến của tôi thầm lặng viết 'Mồ cô Phượng', ở trong các tiệm ăn, ngoài đường, quán chợ, bến tàu. Vậy mà tuyệt nhiên không nói với tôi một lời.

Hồi ký Phùng Bảo Thạch: Hoàng Tích Chu - Khí phách một nhà báo
Hồi ký Phùng Bảo Thạch: Hoàng Tích Chu - Khí phách một nhà báo

Tôi say sưa đọc đi đọc lại bài báo của Hoàng Tích Chu. Với bài báo này, anh đã để lại trong tôi cái ấn tượng tốt đẹp của khí phách một người làm báo.

Cây liễu trước gió thôn tôi
Cây liễu trước gió thôn tôi

Tổng kết UBMTTQ huyện Quỳnh Lưu, tôi ngỡ ngàng khi thấy Bí thư Chi bộ thôn tôi Cù Thị Nhàn trong bộ áo dài vàng thướt tha lên sân khấu nhận bằng khen.

Hồi ký Phùng Bảo Thạch: Những tình duyên lỡ dở
Hồi ký Phùng Bảo Thạch: Những tình duyên lỡ dở

Ở ngoài có bao nhiêu việc đáng nói, ở trong lòng tôi có bao nhiêu điều đáng viết ra, mà không nói, không viết nó lên giấy để cho nó như đã thành một thứ men rượu trong người thế này thì chịu sao được nổi nữa!

Hồi ký Phùng Bảo Thạch: Nghề đạm bạc
Hồi ký Phùng Bảo Thạch: Nghề đạm bạc

Kể lại những chuyện thiệt mình của nhà báo chúng tôi thì nhiều lắm, bằng chép bộ Bách khoa từ điển hay bộ Sử ký Tư Mã Thiên cũng nên...

Hồi ký Phùng Bảo Thạch: Bước đầu làm báo
Hồi ký Phùng Bảo Thạch: Bước đầu làm báo

Kỷ niệm 100 năm Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6/2025), Báo Nông nghiệp và Môi trường trân trọng trích đăng hồi ức nghề báo của Nhà báo lão thành Phùng Bảo Thạch thay lời tri ân đến nhiều thế hệ làm báo nước ta.

‘Tay chơi’ Đặng Huy Trứ
‘Tay chơi’ Đặng Huy Trứ

‘Tay chơi’ Đặng Huy Trứ là nhà cải cách lớn, góp phần khơi gợi tư tưởng canh tân và khai hóa vào giữa thế kỷ XIX ở Việt Nam.

‘Em bé Napalm’ trần tình về nhiếp ảnh gia Nick Ut
‘Em bé Napalm’ trần tình về nhiếp ảnh gia Nick Ut

‘Em bé Napalm’ là bức ảnh nổi tiếng nhất về chiến tranh Việt Nam, sau nửa thế kỷ lại xôn xao dư luận về câu chuyện bản quyền liên quan đến tác giả Nick Ut.

Viết về Bác như cuộc đời đã chọn
Viết về Bác như cuộc đời đã chọn

Nguyễn Hưng Hải là trường hợp đặc biệt trong số các nhà văn, nhà thơ dành cả cuộc đời, phần lớn thi nghiệp theo đuổi đề tài về Bác Hồ.

100 năm Ngày sinh nhà văn Đoàn Giỏi
100 năm Ngày sinh nhà văn Đoàn Giỏi

Nhắc đến Đoàn Giỏi là nhắc đến 'Đất rừng phương Nam'. Thế nhưng, nhà văn của Nam Bộ ấy còn được công chúng yêu mến bởi rất nhiều những tác phẩm bất hủ khác.

Sự kiện

Câu chuyện từ quả tầm bóp*

Câu chuyện từ quả tầm bóp*

Tri thức nông dân
Nông nghiệp và Môi trường với Nguyễn Huy Thiệp

Nông nghiệp và Môi trường với Nguyễn Huy Thiệp

Tiếng Việt - Văn Việt - Người Việt
Khát vọng Điện Biên

Khát vọng Điện Biên

Tri thức nông dân