Bên ngày rất rộng

. - Thứ Bảy, 09/07/2022 , 13:34 (GMT+7)

Nhà văn Hồ Thị Ngọc Hoài, bút danh Hoài Ngọc. Hội viên Hội Nhà văn TP.HCM. Giải nhất cuộc thi truyện ngắn báo Văn Nghệ 2007 với truyện ngắn Thung lam.

Nhà văn Hồ Thị Ngọc Hoài.

Nhà văn Hồ Thị Ngọc Hoài, bút danh Hoài Ngọc, sinh năm 1972, quê quán Quỳnh Lưu – Nghệ An. Hội viên Hội Nhà văn TP.HCM. Giải nhất cuộc thi truyện ngắn báo Văn Nghệ 2007 với truyện ngắn Thung lam.

"Em và Trịnh". Đi hay không? Cô chị rủ đi, mẹ và em chưa hưởng ứng, chưa đồng hứng nên thôi. Thời nay cái xem nhiều quá, không khát, không hứng như ngày xưa mỗi khi có kịch hay phim ở bãi, ở rạp... Tôi chợt nhớ lại và thấy, cách đến với những bộ phim, vở kịch thời của con và của mình khác thật nhiều.

Vào hôm thuận lợi, tôi thấy nên cùng các con chia sẻ khoảnh khắc phim rạp lần này, nên đưa, nên cùng các con đi xem... bởi đó là một tài năng âm nhạc mà ba mẹ con cùng biết, cùng yêu thích những bài hát của ông, bởi đó là một con người giàu tố chất nghệ sĩ, trải qua những dữ dội của thời đại với những không gian lịch sử điển hình; là chiến tranh và hòa bình, là chia rẽ và thống nhất, là đói khổ, túng quẫn và đổi mới với Huế, Sài Gòn, cao nguyên rồi rộng dần thêm, và những bản lề, mốc, bước chuyển của thời đại như thế thì tâm hồn, tài năng, tính cách ấy đã hình thành, mạnh lên như thế nào?

Tôi nghĩ, lịch sử, văn hóa và số phận mỗi cá nhân trong sự liên quan nhiều mặt... là không dễ hiểu. Đứa con tuổi mười lăm cảm nhận sẽ khác, nhưng đó là độ tuổi có thể bắt đầu xem, cần xem những bộ phim như thế. Đúng là để dễ hiểu quyển sách, bộ phim, câu chuyện nào đó, hay bất cứ gì... đều cần có sự phù hợp về vốn hiểu biết. 

Tôi biết sự quan trọng của phông nền văn hóa mỗi cá nhân, là cái mà con người ta luôn phải bồi đắp, nếu không vẫn thấy mình hiểu chuyện, mình lớn và già theo thời gian nhưng rất sợ là sẽ hiểu, lớn và già theo một hướng, một cách khác, đó là sự nghèo thiếu, lồi lõm, lổn nhổn, lệch lạc.

Ai cũng muốn mình rồi mong mỏi con mình luôn khát khao hiểu biết, khiến phải tìm tòi, học tập, để thấy, bất cứ điều gì cũng nhờ thế mà cảm thụ được chính xác hơn, tốt hơn. Tất cả vẫn phải bồi đắp từng ngày, từng chút, và sự bồi vun này thật không dễ dàng khi cuộc sống có nhu cầu lớn về; ăn, mặc, chơi... tiện sẵn bao thứ cướp mất thời gian, bải hoải vì ôm lấy nhiều thứ, rồi ngoảnh lại chỉ thấy những cùn mòn.

Xem, các con sẽ cảm nhận được những gì phù hợp với mình. 

Nhưng, lựa chọn, tài năng, nhân cách, số phận ấy... trong những biến động đời sống, tại sao lại như thế và cuối cùng là gì? Là chúng ta xem, nghe, nhận thức và cần suy nghĩ nghiêm túc về rất nhiều điều khác nữa của cuộc sống.

Tôn thờ cái đẹp, cái đẹp rất tinh diệu đã nên thơ nên nhạc ấy. Nâng niu những cái đẹp, nhiều lắm, trái tim không đủ sức ôm chứa. Những trẻ trung bỡ ngỡ với tình yêu, với bao cái đẹp ở đời, những trôi nổi, đẩy đưa và kiên định. Càng sống, đau buồn mất mát nhiều hơn, cái đẹp, cái được cũng nhiều thêm, bao mong manh xô dạt nhưng vẫn giữ được chắc chắn như vậy một cõi đẹp riêng cho mình và cho mọi người nữa...

Chiến tranh, miền hoang vắng, cô đơn, nhộn nhịp thành đô, bầu bạn, những sẻ chia, trao gửi, giai điệu bất tử... những gì của một kiếp người đã tròn trĩu? Yêu và trĩu buồn thương, mê đắm. Có cái đau mà vẫn đẹp. Cái đẹp, sự cô đơn, nỗi buồn đau đã làm tâm hồn nghệ sĩ ấy sáng thêm và thể hiện ra thật nhẹ nhàng. 

Đúng, nó chỉ là một phần, "Em và Trịnh"! Một cuộc đời, một tài năng còn rất nhiều điều nữa... Nghệ thuật, nghệ sĩ và những sáng tạo, những thời đại và mỗi cá nhân... nào, hãy tự tìm hiểu, tự cảm nhận. Những gì chúng ta biết trong thế giới này luôn luôn chỉ là một phần nhỏ mà thôi và những bồi đắp là vô cùng là không bao giờ ngừng.

Hồ Thị Ngọc Hoài

Tiếng Việt - Văn Việt - Người Việt là chuyên mục mới trên báo Nông nghiệp Việt Nam, được đặt theo tên một cuốn sách của Giáo sư Cao Xuân Hạo, nhà ngữ học và là một trí thức tinh hoa của đất nước.

Tên chuyên mục cũng nói hộ sự kỳ vọng kiến tạo và chấn hưng những giá trị đang bị xô lệch bởi cơn bão thời đại vốn lẫn nhiều gió độc. Ở đây, các nhà nghiên cứu và người Việt nói chung quan tâm đến văn hóa dân tộc sẽ góp tiếng nói sâu sắc, chính trực trong một khát vọng chung nhằm góp phần xây dựng những nền tảng quan yếu cho một xã hội tốt đẹp trong hiện tại và cho tương lai.

Rất mong nhận được sự ủng hộ, chia sẻ và cộng tác của những bậc thức giả cùng bạn đọc yêu mến!

Bài viết cho chuyên mục xin được gửi về Báo Nông nghiệp Việt Nam, 14 Ngô Quyền, Hà Nội. Email: baonnvnts@gmail.com.

Hoặc liên hệ người phụ trách chuyên mục: Ông Tô Đức Huy, Trưởng ban Thư ký Tòa soạn; Điện thoại: 0913.378.918; Email: toduchuy75@gmail.com.

NNVN

 

.
Tin khác
'Mưa hạ ở Sài Gòn' vọng vào nhau tiếng trong veo
'Mưa hạ ở Sài Gòn' vọng vào nhau tiếng trong veo

‘Mưa hạ ở Sài Gòn’ là tên gọi tập thơ chứa đựng nhiều bâng khuâng với cuộc đời, của tác giả Tố Hoài ở độ tuổi bát thập đã trải qua không ít thăng trầm.

Nhà văn Minh Chuyên: Kết nối ký ức vì những điều tốt đẹp
Nhà văn Minh Chuyên: Kết nối ký ức vì những điều tốt đẹp

Hơn 300 tác phẩm văn học, 200 bộ phim và nhiều công trình đề tài hậu chiến, giờ đây ở tuổi gần bát thập, nhà văn Minh Chuyên vẫn miệt mài kết nối ký ức.

Tôi viết 'Gọi người', 'Mắt biếc'
Tôi viết 'Gọi người', 'Mắt biếc'

Tôi viết gọi những đồng đội thân yêu về thăm lại Trường Sơn một thời bom đạn; tôi viết để tạ lỗi với đồng bào trên dải Trường Sơn của Tổ quốc tôi.

Cốt cách người Việt qua lối sống ăn mặc thong dong
Cốt cách người Việt qua lối sống ăn mặc thong dong

Cốt cách người Việt được tác giả Đỗ Quang Tuấn Hoàng tìm hiểu và phác thảo những nét sinh động trong cuốn sách ‘Việt Nam ăn mặc thong dong’.

'Lệ Chi Viên' tái dựng cuộc đời anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi
'Lệ Chi Viên' tái dựng cuộc đời anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi

‘Lệ Chi Viên’ được tái dựng từ ‘Bí mật vườn Lệ Chi’ nổi tiếng hơn hai thập niên trước, cho thấy sân khấu về đề tài lịch sử vẫn có sức hấp dẫn công chúng.

Thanh kiếm và lưỡi cày
Thanh kiếm và lưỡi cày

Nếu mỗi người sẽ có đủ minh triết để vui vẻ hài lòng với những điều nhỏ nhặt mình làm thì thanh kiếm sẽ không cần tồn tại nữa. Khi điều đó chưa xảy ra thì thanh kiếm vẫn còn hiện diện bên lưỡi cày.

30/4 năm nay, các bạn đi đâu?
30/4 năm nay, các bạn đi đâu?

Tôi cảm thấy biết ơn với những người đã ngã xuống. Biết ơn với những người còn sống – tiếp tục sống một cuộc đời bình dị mà đẹp đẽ như ông tôi. Và đó là lý do 30/4 năm nay, tôi không đi đâu cả. Tôi chỉ muốn về với ông mệ.

Ba tôi nhận lệnh mở đường Trường Sơn
Ba tôi nhận lệnh mở đường Trường Sơn

Ba tôi, Thiếu tướng Võ Bẩm, là tư lệnh đầu tiên của lực lượng mở đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh huyền thoại.  

Nhớ ơn thế hệ chân trần chí thép đánh bại công nghệ của siêu cường
Nhớ ơn thế hệ chân trần chí thép đánh bại công nghệ của siêu cường

Chúng tôi biết ơn thế hệ đi trước - những người đã bám trụ trong lòng đất chật hẹp để chiến đấu giành độc lập dân tộc cho thế hệ hôm nay được sống và học tập trong bầu trời hòa bình.

Nhà thơ Nguyễn Duy tìm thân nhân trong cuộc sống hòa bình
Nhà thơ Nguyễn Duy tìm thân nhân trong cuộc sống hòa bình

Nhà thơ Nguyễn Duy thực hiện chuyến đọc thơ xuyên Việt chủ đề ‘Tìm thân nhân’ kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước, với chương trình đầu tiên tại TP.HCM sáng 20/4.

Nguyễn Huy Thiệp nhiều năm suy ngẫm về công nghệ văn chương
Nguyễn Huy Thiệp nhiều năm suy ngẫm về công nghệ văn chương

Nguyễn Huy Thiệp không chỉ là cây bút truyện ngắn xuất sắc, mà ông còn dành nhiều tâm tư trong các tiểu luận về vai trò nhà văn và công nghệ văn chương.

Nguyễn Huy Thiệp giữa chất liệu gốm và chất liệu văn
Nguyễn Huy Thiệp giữa chất liệu gốm và chất liệu văn

Nguyễn Huy Thiệp vẽ gốm và những tác phẩm gốm lấy cảm hứng từ tác phẩm Nguyễn Huy Thiệp, được hội ngộ tại triển lãm ‘Gốm Thiệp’ ở Hà Nội.