5 gói giải pháp gỡ 3 nhóm rào cản phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn

Hoàng Anh (ghi) - Thứ Năm, 03/10/2024 , 16:22 (GMT+7)

Chia sẻ của Tiến sĩ Hoàng Sỹ Thính, Khoa du lịch và Ngoại ngữ, Học viện Nông nghiệp Việt Nam về câu chuyện tri thức hóa nông dân và du lịch nông nghiệp, nông thôn.

Tiến sĩ Hoàng Sỹ Thính, Khoa du lịch và Ngoại ngữ, Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Ảnh: Phạm Huy.

Chia sẻ với Báo Nông nghiệp Việt Nam, Tiến sĩ Hoàng Sỹ Thính khẳng định: Trước hết có thể nhận thấy rõ Việt Nam có tiềm năng, lợi thế rất lớn để có thể phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn.

Thứ nhất, trong xu thế của thời đại ngày nay du lịch ngày càng trở thành nhu cầu thiết yếu của con người, trong đó nhu cầu du lịch nông nghiệp, nông thôn ngày càng trở nên phổ biến ở cả thị trường trong nước và quốc tế. Con người sống và làm việc ở các thành phố lớn, chốn phồn hoa đô thị rất cần tìm đến những nơi thanh bình để có thể giúp tâm hồn mình được dịu đi. Và nông thôn chính là nơi đáp ứng được nhu cầu đó.

Thứ hai về khía cạnh tài nguyên, nông thôn Việt Nam có tài nguyên du lịch rất lớn bao gồm tài nguyên về sinh thái nông nghiệp, tài nguyên cảnh quan thiên nhiên, môi trường sinh thái và đặc biệt là bản sắc văn hóa dân tộc ở các vùng miền. Hơn 54 dân tộc anh em sinh sống ở khắp mọi miền tổ quốc, các làng nghề truyền thống, bản sắc văn hóa của từng đồng bào, từng vùng đất đã góp phần tạo nên tài nguyên du lịch nông thôn rất lớn của quốc gia.

Từ lợi thế, tiềm năng to lớn của du lịch nông nghiệp, nông thôn, Đảng và Nhà nước cũng đã xác định phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn là chiến lược quan trọng. Khi du lịch nông nghiệp, nông thôn phát triển sẽ cải thiện kinh tế nông thôn và đời sống bà con nông dân. Du lịch nông nghiệp, nông thôn cũng sẽ giúp nền nông nghiệp Việt Nam dịch chuyển theo hướng sinh thái thông qua chuyển đổi các mô hình sản xuất thân thiện hơn với môi trường như nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp tuần hoàn. Du lịch nông nghiệp, nông thôn giúp nông thôn ngày càng hiện đại nhờ sự đầu tư về cơ sở hạ tầng, đa dạng hóa hình thức đổi mới sáng tạo, đổi mới nề nếp sinh hoạt ở các cộng đồng trở nên văn minh hơn, đa dạng văn hóa bản sắc nông thôn hơn...

Tiềm năng vô tận của du lịch nông nghiệp, nông thôn. Ảnh: Phạm Huy. 

Tất nhiên quá trình phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn sẽ gặp phải những khó khăn, rào cản cần xóa bỏ.

Rào cản đầu tiên là về cơ sở hạ tầng. Muốn phát triển du lịch nông thôn bền vững cần phải có sự đầu tư về đường sá, cơ sở lưu trú, bệnh viện, trạm xá, cảnh quan du lịch, đầu tư cải thiện các vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm… để có thể phục vụ nhu cầu thiết yếu của khách du lịch.

Thứ hai là rào cản về nhận thức và kỹ năng của người làm du lịch ở nông thôn. Xác định phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn nghĩa là cả một cộng đồng phải thay đổi từ nếp sống cũ sang nếp sống mới hiện đại hơn, văn minh hơn, cùng với đó là những đòi hỏi kỹ năng về ứng xử, thái độ phục vụ, hiểu biết của bà con trong cộng đồng cũng phải khác.

Rào cản tiếp theo là về chính sách. Đối với du lịch nông nghiệp, nông thôn Đảng và Nhà nước đã có các Nghị quyết, Chương trình, Đề án phát triển. Cụ thể là Nghị quyết 08 của Bộ Chính trị coi du lịch là một ngành kinh tế mũi nhọn; Nghị quyết của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu đẩy nhanh phục hồi, tăng tốc phát triển du lịch hiệu quả, bền vững; Chiến lược phát triển du lịch đến năm 2030; Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Chương trình phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025; Đề án Phát triển giá trị đa dụng của hệ sinh thái rừng đến năm 2030, tầm nhìn đến nănm 2050; Chiến lược phát triển ngành nghề nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045… Cùng với đó là nhiều chính sách thu hút doanh nghiệp đầu tư vào du lịch nông nghiệp, nông thôn, chính sách hỗ trợ đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số…

Xóa bỏ rào cản để du lịch nông nghiệp, nông thôn phát triển bền vững. Ảnh: Phạm Huy. 

Tuy nhiên phải làm sao để chính sách đi vào cuộc sống, đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn mới quan trọng. Thực tế hiện nay có thể ở tầm cao chúng ta đã có chính sách tốt, cùng với định hướng, chủ trương của Đảng, Nhà nước về du lịch nông thôn đã rất rõ ràng, tuy nhiên càng về dưới càng bộc lộ những khó khăn cần cải thiện trong quá trình phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn.

Chính vì vậy, giải pháp tháo gỡ, xóa bỏ những rào cản nói trên là vấn đề cấp thiết để phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn bền vững.

Trước hết là giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách thực sự đồng bộ, thống nhất từ trung ương đến cơ sở. Nhất là chính sách hỗ trợ các địa phương phát triển các mô hình thí điểm, hệ thống điểm đến du lịch nông nghiệp, nông thôn đa dạng, chất lượng với các sản phẩm du lịch nông nghiệp, nông thôn mang đặc trưng vùng, miền, khai thác lợi thế nổi bật của khu vực nông thôn về tiềm năng nông nghiệp, cảnh quan sinh thái, văn hóa truyền thống.

Đi kèm với chính sách hỗ trợ là hành lang pháp lý, hướng dẫn chi tiết và tạo điều kiện để các địa phương và người dân có cơ sở phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn. Ví dụ hướng dẫn về thủ tục đất đai, thủ tục xây dựng cơ sở vật chất trên đất nông nghiệp… Hiện nay vẫn chưa có chính sách, đa phần các địa phương còn đang lúng túng, cần có sự cải thiện mạnh mẽ hơn nữa, có hướng dẫn chi tiết để tạo điều kiện thuận lợi cho các địa phương và bà con nông dân phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn.

Tiếp theo là giải pháp đào tạo, phát triển hệ thống sản phẩm du lịch dựa trên khai thác liên kết chuỗi giá trị du lịch và nông nghiệp, đa dạng tính trải nghiệm, chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu khách du lịch trong và ngoài nước, hình thành các tour, tuyến du lịch đưa khách về khu vực nông thôn... Vấn đề này đòi hỏi năng lực của bà con nông dân, của các cộng đồng làm du lịch phải từng bước được nâng cao. Muốn như thế cần có chính sách hỗ trợ các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng, phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn. Tổ chức các hoạt động bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ quản lý, kỹ năng, nghiệp vụ du lịch cho nhân lực du lịch nông thôn, từng bước hướng tới chuyên nghiệp, hiệu quả.

Phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn đi kèm với giữ gìn bản sắc, hồn cốt nông thôn. Ảnh: Phạm Huy. 

Cùng với đó là các chương trình, hoạt động quảng bá, xúc tiến, giới thiệu điểm đến và sản phẩm du lịch nông nghiệp, nông thôn; lồng ghép, phối hợp tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại, giới thiệu sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm OCOP, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp thông qua du lịch… Nghĩa là phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn cần sự chung tay của tất cả các cấp, các ngành, cần sự hỗ trợ đồng hành của cộng đồng xã hội chứ không riêng lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Ví dụ ngành Công thương hỗ trợ xây dựng, phát triển, định vị thương hiệu điểm đến và sản phẩm du lịch nông nghiệp, nông thôn. Ngành Văn hóa – Du lịch hỗ trợ thúc đẩy kết nối du lịch nông nghiệp, nông thôn với hoạt động lữ hành, tăng cường thu hút khách du lịch về nông thôn…

Cuối cùng là giải pháp về đầu tư hạ tầng, luôn phải đi trước một bước so với thực tiễn. Vấn đề này hiện rất cần chính sách hỗ trợ đồng bộ để hạ tầng nông thôn có thể đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch nhưng vẫn giữ gìn được bản sắc văn hóa, giữ gìn được hồn cốt của làng quê, không chịu sự tác động, phá vỡ của kinh tế thị trường.

Từ những giải pháp mang tính căn cơ, nền tảng, còn những giải pháp mềm như thu hút đầu tư, khuyến khích người trẻ được học hành, đào tạo bài bản mang khát vọng và kiến thức trở về quê hương phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn. Nguồn lực con người kết hợp với tài nguyên bản địa sẽ tạo bước đột phá lớn đưa du lịch nông nghiệp, nông thôn phát triển mạnh mẽ và bền vững.

Hoàng Anh (ghi)
Tin khác
Kiến vàng - vũ khí sinh học hiệu quả
Kiến vàng - vũ khí sinh học hiệu quả

Nuôi kiến vàng giúp vườn cây có múi giảm sâu bệnh, nâng cao chất lượng trái, tiết kiệm chi phí nhưng ít nhà vườn áp dụng.

Trồng xen hành, tỏi trong ruộng dâu tây để đuổi côn trùng
Trồng xen hành, tỏi trong ruộng dâu tây để đuổi côn trùng

YÊN BÁI Theo kinh nghiệm, hành và tỏi có chứa các hợp chất tự nhiên có khả năng xua đuổi nhiều loại côn trùng gây hại.

Thả hàng trăm triệu ong ký sinh tiêu diệt sâu đầu đen hại dừa
Thả hàng trăm triệu ong ký sinh tiêu diệt sâu đầu đen hại dừa

Tại ĐBSCL, các địa phương đã thả hàng trăm triệu con ong ký sinh cùng các thiên địch khác để khống chế dịch sâu đầu đen hại dừa.

NOMAFSI giúp Hà Tĩnh 'thay máu' giống chè, chuyển sang sản xuất hữu cơ
NOMAFSI giúp Hà Tĩnh 'thay máu' giống chè, chuyển sang sản xuất hữu cơ

Hà Tĩnh sẽ đưa các giống chè mới chất lượng tốt và khả năng chịu hạn vào sản xuất như PH8, PH9, LCT1, TRI5.0 PH22, Hương Bắc Sơn…

Giải pháp sạ cụm với canh tác lúa chất lượng cao, phát thải thấp ở ĐBSCL
Giải pháp sạ cụm với canh tác lúa chất lượng cao, phát thải thấp ở ĐBSCL

Sạ cụm, đặc biệt là sạ cụm kết hợp bón vùi phân là giải pháp cơ giới hóa khâu xuống giống hiệu quả, thúc đẩy canh tác lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Đẩy lùi nỗi lo về tuyến trùng và vàng lá thối rễ trên cây trồng
Đẩy lùi nỗi lo về tuyến trùng và vàng lá thối rễ trên cây trồng

Trước mối nguy thầm lặng của tuyến trùng và bệnh vàng lá thối rễ do Fusarium sp. gây ra, hàng trăm nhà khoa học đã cùng thảo luận các biện pháp phòng trừ bệnh hại nguy hiểm này.

'Chẩn đoán' các bệnh trên cây trồng do nấm Fusarium và tuyến trùng
'Chẩn đoán' các bệnh trên cây trồng do nấm Fusarium và tuyến trùng

TS. Hà Minh Thanh - Phó Viện trưởng Viện Bảo vệ thực vật - cung cấp thông tin về một số triệu chứng bệnh do nấm Fusarium và tuyến trùng gây ra trên cây trồng.

Hướng dẫn trồng rau ăn lá thủy canh
Hướng dẫn trồng rau ăn lá thủy canh

So với trồng rau trên đất, trồng rau thủy canh có nhiều ưu điểm như tối ưu không gian sản xuất, tiết kiệm nước, ít tốn công chăm sóc, hạn chế sâu bệnh, dễ dàng kiểm soát về an toàn thực phẩm… Thạc sĩ Ngô Xuân Chinh - Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam hướng dẫn bà con một cách chi tiết kỹ thuật trồng rau ăn lá theo phương thức này.

Hướng dẫn trồng chuối đảm bảo yêu cầu xuất khẩu
Hướng dẫn trồng chuối đảm bảo yêu cầu xuất khẩu

Chuối nằm trong top 10 mặt hàng xuất khẩu lớn của nước ta. Hiện chuối chiếm 19% tổng diện tích cây ăn trái của cả nước, sản lượng ước tính 2 triệu tấn/năm. Việt Nam được đánh giá là điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng rất phù hợp để phát triển loại trái cây này. Các kỹ sư, kỹ thuật viên của Công ty Cổ phần Nông nghiệp U&I (Unifarm) - công ty trồng và xuất khẩu chuối hàng đầu Việt Nam hướng dẫn quy trình trồng chuối đáp ứng yêu cầu xuất khẩu.

Hướng dẫn nuôi trồng rong sụn trong vùng nuôi nhuyễn thể
Hướng dẫn nuôi trồng rong sụn trong vùng nuôi nhuyễn thể

Ông Đặng Xuân Tiến, quản lý dự án nuôi trồng rong sụn, Công ty Cổ phần Tập đoàn STP (STP Group) hướng dẫn bà con kỹ thuật nuôi trồng rong sụn trong vùng nuôi nhuyễn thể, phương thức thu hoạch và sơ chế bảo quản rong sụn tốt nhất.

Hướng dẫn trồng tam thất hoang
Hướng dẫn trồng tam thất hoang

Tam thất hoang là một loại thảo dược quý giá, tất cả các bộ phận của cây đều có thể sử dụng làm thuốc. Tam thất hoang cùng chi với sâm Ngọc Linh, có hoạt chất Saponin giá trị không kém sâm Ngọc Linh. Tam thất được coi là 'vàng trắng' trong ngành Lâm nghiệp. Video: TS Phạm Quang Tuyến, Viện Nghiên cứu Lâm sinh, hướng dẫn cách trồng cây tam thất hoang dưới tán rừng, cách thức thu hoạch, sơ chế, bảo quản củ tam thất đảm bảo chất lượng.

Hướng dẫn trồng rừng tếch sản xuất gỗ lớn
Hướng dẫn trồng rừng tếch sản xuất gỗ lớn

Gỗ tếch là một trong những loại gỗ nổi tiếng nhất thế giới với các đặc tính như màu sắc và vân gỗ đẹp, nhẹ, độ bền cao, chống mối mọt tốt và không nứt vỡ. Việt Nam có điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu phù hợp để trồng gỗ tếch. TS. Đặng Thịnh Triều - Viện Nghiên cứu Lâm sinh hướng dẫn quý vị và bà con kỹ thuật trồng và chăm sóc tếch hiệu quả cao nhất.