| Hotline: 0983.970.780

Trang trí cây nêu ngày Tết, đút túi hàng chục triệu đồng

Thứ Năm 19/01/2023 , 10:12 (GMT+7)

Hà Tĩnh Nhiều gia đình bận rộn, không có thời gian trang trí cây nêu, từ đó dịch vụ “đem Tết đến cho mọi nhà” khởi phát, đem lại thu nhập khá cho người dân.

Theo quan niệm dân gian, Tết đến là lúc thần linh phải về chầu trời, do đó dễ bị ác quỷ xâm nhập, quấy phá nên cần có 'bảo bối' như cây nêu để xua đuổi tà ma. Ngoài ra, cây nêu ngày Tết còn mang ý nghĩa cầu mong một năm mới suôn sẻ, mùa màng tươi tốt, quốc thái dân an.

Theo quan niệm dân gian, Tết đến là lúc thần linh phải về chầu trời, do đó dễ bị ác quỷ xâm nhập, quấy phá nên cần có “bảo bối” như cây nêu để xua đuổi tà ma. Ngoài ra, cây nêu ngày Tết còn mang ý nghĩa cầu mong một năm mới suôn sẻ, mùa màng tươi tốt, quốc thái dân an.

Ở các thành phố lớn khó tìm thấy cây nêu nhưng tại các vùng nông thôn tỉnh Hà Tĩnh, phong trào trang trí cây nêu trở thành dịch vụ 'hot', thu lãi khá trong những ngày giáp Tết Nguyên đán 2023.

Ở các thành phố lớn khó tìm thấy cây nêu nhưng tại các vùng nông thôn tỉnh Hà Tĩnh, phong trào trang trí cây nêu trở thành dịch vụ “hot”, thu lãi khá trong những ngày giáp Tết Nguyên đán 2023.

Khoảng ngày 10/12 âm lịch trở đi, nhóm thợ 5 người làm dịch vụ tại gia đình ông Lê Trần Hữu Sáng (65 tuổi), ở thôn Châu Hạ, xã Thạch Châu, huyện Lộc Hà bắt đầu nhận đơn trang trí cây nêu dựng cho các hộ gia đình trong xã.

Khoảng ngày 10/12 âm lịch trở đi, nhóm thợ 5 người làm dịch vụ tại gia đình ông Lê Trần Hữu Sáng (65 tuổi), ở thôn Châu Hạ, xã Thạch Châu, huyện Lộc Hà bắt đầu nhận đơn trang trí cây nêu dựng cho các hộ gia đình trong xã.

Để đảm bảo nguồn cung, cách đây gần một tháng, con trai ông Sáng vượt quãng đường hơn 100km ra tận Đô Lương (Nghệ An) đặt mua 200 cây tre rồi thuê xe chở về.

Để đảm bảo nguồn cung, cách đây gần một tháng, con trai ông Sáng vượt quãng đường hơn 100km ra tận Đô Lương (Nghệ An) đặt mua 200 cây tre rồi thuê xe chở về.

Phần lá đủng đỉnh để trang trí trên cây tre được mua ở huyện miền núi Hương Khê (Hà Tĩnh). Loại cây này mọc tự nhiên trong rừng, được người dân miền núi bán với giá 50.000 đồng/bó có 10 cành. Khi mua về sẽ cắt phần lá lấy nhánh nhỏ, bỏ nhánh to.

Phần lá đủng đỉnh để trang trí trên cây tre được mua ở huyện miền núi Hương Khê (Hà Tĩnh). Loại cây này mọc tự nhiên trong rừng, được người dân miền núi bán với giá 50.000 đồng/bó có 10 cành. Khi mua về sẽ cắt phần lá lấy nhánh nhỏ, bỏ nhánh to.

Để làm được thế nêu đẹp, ông Sáng chọn cây tre già, thẳng, dài từ 10 – 12m. Trước khi trang trí, người thợ sẽ gọt sạch các mắt cây tre.

Để làm được thế nêu đẹp, ông Sáng chọn cây tre già, thẳng, dài từ 10 – 12m. Trước khi trang trí, người thợ sẽ gọt sạch các mắt cây tre.

Sau đó quấn lá đủng đỉnh lên thân tre. Việc này được thực hiện bởi 2 người. Một người bó, giữ lá và một người dùng dây rút nhựa buộc thật chặt.

Sau đó quấn lá đủng đỉnh lên thân tre. Việc này được thực hiện bởi 2 người. Một người bó, giữ lá và một người dùng dây rút nhựa buộc thật chặt.

Công đoạn tiếp theo là quấn bóng nháy nhằm tăng sự lung linh cho cây nêu vào buổi tối.

Công đoạn tiếp theo là quấn bóng nháy nhằm tăng sự lung linh cho cây nêu vào buổi tối.

'Năm nay gia đình tôi chỉ nhận đặt hàng trước làm 50 cây nêu, còn lại làm bán lẻ cho người dân trong xã. Thời tiết những ngày cận tết thất thường, mưa nhiều nên chúng tôi phải làm thật tỉ mỉ để đảm bảo không hư hỏng phần lá đủng đỉnh trang trí hay rò rỉ điện đèn nháy', anh Sử, con trai ông Sáng chia sẻ.

“Năm nay gia đình tôi chỉ nhận đặt hàng trước làm 50 cây nêu, còn lại làm bán lẻ cho người dân trong xã. Thời tiết những ngày cận tết thất thường, mưa nhiều nên chúng tôi phải làm thật tỉ mỉ để đảm bảo không hư hỏng phần lá đủng đỉnh trang trí hay rò rỉ điện đèn nháy”, anh Sử, con trai ông Sáng chia sẻ.

Ngoài đèn nháy, theo yêu cầu của khách hàng, cây nêu còn trang trí thêm dây kim tuyến, đèn lồng, đèn ông sao và cờ tổ quốc.

Ngoài đèn nháy, theo yêu cầu của khách hàng, cây nêu còn trang trí thêm dây kim tuyến, đèn lồng, đèn ông sao và cờ tổ quốc.

Để giao hàng đúng hẹn, gia đình ông sáng làm việc từ 6h đến 21h30, có hôm 'tăng ca' đến 0h.

Để giao hàng đúng hẹn, gia đình ông sáng làm việc từ 6h đến 21h30, có hôm “tăng ca” đến 0h.

'Mỗi cây nêu chúng tôi bán từ 1,2 - 1,7 triệu đồng, trừ chi phí nguyên vật liệu, chúng tôi lãi khoảng 400-500 ngàn đồng/cây. Như vậy, dịp này, chúng tôi bỏ túi khoảng 20 triệu đồng', ông Sáng nhẩm tính.

“Mỗi cây nêu chúng tôi bán từ 1,2 - 1,7 triệu đồng, trừ chi phí nguyên vật liệu, chúng tôi lãi khoảng 400-500 ngàn đồng/cây. Như vậy, dịp này, chúng tôi bỏ túi khoảng 20 triệu đồng”, ông Sáng nhẩm tính.

Theo ông, gia đình bén duyên nghề 'đem Tết đến cho mọi nhà' đã 5 năm nay. Đây là nghề phụ trong dịp Tết, còn bình thường gia đình ông làm nghề thợ xây.

Theo ông, gia đình bén duyên nghề “đem Tết đến cho mọi nhà” đã 5 năm nay. Đây là nghề phụ trong dịp Tết, còn bình thường gia đình ông làm nghề thợ xây.

Dựng cây nêu hay lễ thượng nêu thường được người dân thực hiện vào ngày 23 tháng Chạp, tức ngày ông Công, ông Táo về trời. Còn ngày hạ nêu vào mùng 7 tháng Giêng. Tuy nhiên, không ít gia đình do đặc thù công việc phải đến ngày 28 – 29, tháng Chạp họ mới dựng cây nêu.

Dựng cây nêu hay lễ thượng nêu thường được người dân thực hiện vào ngày 23 tháng Chạp, tức ngày ông Công, ông Táo về trời. Còn ngày hạ nêu vào mùng 7 tháng Giêng. Tuy nhiên, không ít gia đình do đặc thù công việc phải đến ngày 28 – 29, tháng Chạp họ mới dựng cây nêu.

Xem thêm
Gỡ vướng chính sách đất đai, khoáng sản: Đòn bẩy cho kỷ nguyên phát triển mới

Bản tin NN&MT tối 22/7 mang đến những thông tin thời sự nổi bật; Gỡ vướng chính sách đất đai, khoáng sản: Đòn bẩy cho kỷ nguyên phát triển mới; KH&CN là nền tảng phát triển nông nghiệp và môi trường bền vững; Sau bão là mưa lớn, không thể chủ quan… Mời quý vị cùng theo dõi.

Tạo giá trị khác biệt đối với 4 cây trồng lợi thế: chuối, dứa, dừa, chanh dây.

Chương trình tọa đàm với sự tham dự của các diễn giả: Bà Nguyễn Thị Thanh Thủy, nguyên Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (Bộ NN-PTNT); Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ Tịch HĐQT Công ty CP Nafoods; Ông Phạm Quốc Liêm, Chủ tịch Công ty cổ phần nông nghiệp U&I (Unifarm); Bà Nguyễn Thị Kim Thanh, Chủ tịch Hiệp hội Dừa Việt Nam; Ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam. Nhà báo Trần Cao, Phó Tổng biên tập Báo Nông nghiệp và Môi trường điều hành tọa đàm.

Điểm xung yếu Hải Thịnh chống chọi bão số 3

Ninh Bình Bão số 3 gây mưa lớn, gió giật mạnh tại xã Hải Thịnh, tỉnh Ninh Bình, khiến hàng trăm hecta lúa, hoa màu bị ngập úng, ảnh hưởng đến đời sống người dân.

Câu chuyện con tôm, vùng đất, và giấc mơ liên kết

Tỉnh Cà Mau mới, nếu đặt con tôm vào trung tâm của liên kết, người dân vào trung tâm của chính sách, hệ sinh thái vào trung tâm của phát triển, thì con tôm ấy sẽ mang theo cả một niềm tin vươn ra thế giới.

Bình luận mới nhất