| Hotline: 0983.970.780

Thứ Sáu 14/10/2022 , 23:05 (GMT+7)

Thúc đẩy hợp tác về công tác dân tộc của Việt Nam và công tác người thổ dân ở Bắc Úc

Thứ Sáu 14/10/2022 , 23:05 (GMT+7)

(TN&MT) - Đây là một trong những mục tiêu đặt ra tại buổi làm việc giữa Ủy ban Dân tộc Việt Nam và Quốc hội Bắc Úc

Thông tin từ Ủy ban Dân tộc (UBDT) cho biết, trong chuyến công tác tại Úc từ ngày 12 - 19/10 nhằm tăng cường chia sẻ, học hỏi kinh nghiệm, đặt nền móng cho việc thiết lập mối quan hệ hợp tác về lĩnh vực công tác dân tộc của Việt Nam và công tác người bản địa của Úc, ngày 13/10, Đoàn công tác cấp cao UBDT Việt Nam do Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT Hầu A Lềnh làm Trưởng đoàn đã đến chào xã giao Chủ tịch Quốc hội Bắc Úc Mark Mnaghan.

bo-truong-chu-nhiem-ubdt-hau-a-lenh-va-doan-dai-bieu-cap-cao-ubdt-viet-nam-chao-xa-giao-chu-tich-quoc-hoi-uc.jpg

Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT Hầu A Lềnh và Đoàn đại biểu cấp cao UBDT Việt Nam chào xã giao Chủ tịch Quốc hội Úc

Tại cuộc chào xã giao, Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT Hầu A Lềnh chia sẻ: UBDT là cơ quan ngang bộ của Chính phủ Việt Nam, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác dân tộc trong phạm vi cả nước; quản lý nhà nước các dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý của UBDT theo quy định của pháp luật. UBDT là cơ quan trực tiếp đề xuất, thực hiện hoặc tham gia, giám sát việc thực hiện tất cả các chính sách, chương trình, dự án có liên quan đến đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS).

Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT Hầu A Lềnh cho biết, hiện nay, tại Việt Nam, người DTTS chiếm trên 14% dân số cả nước. Ngoài một bộ phận người DTTS sinh sống đan xen cùng người đa số ở các đô thị, có một bộ phận không nhỏ người DTTS sinh sống tại các vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, khu vực biên giới.

Theo Bộ trưởng, do có sự khác biệt về văn hóa và khó khăn về địa lý nên phần lớn các DTTS của Việt Nam có tốc độ phát triển kinh tế - xã hội chậm hơn so với dân tộc đa số. Do đó, mặc dù chiếm trên 14% dân số, nhưng người DTTS lại chiếm tới 90% số người nghèo cùng cực và 51,2% số người nghèo đa chiều tại Việt Nam.

Trước đại dịch Covid-19 tỷ lệ này không cao như hiện tại. Tuy nhiên, tác động của Covid-19 đã khiến những nỗ lực giảm nghèo của Việt Nam, đặc biệt là tại vùng DTTS và miền núi bị tụt lại. Chính phủ Việt Nam và UBDT đang nỗ lực triển khai các chương trình, chính sách, đề án đã được phê duyệt và tìm kiếm thêm các nguồn lực, phương thức tiếp cận mới, để có thể thúc đẩy tốc độ phát triển của các DTTS Việt Nam và thu hẹp khoảng cách phát triển.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT Hầu A Lềnh cũng thông tin: Ở Việt Nam, số lượng đại biểu Quốc hội người DTTS tại các khu vực có đông người DTTS luôn được bảo đảm. Số lượng đại biểu Quốc hội người DTTS tại Việt Nam trong nhiều khóa chiếm tỷ lệ từ khoảng 15 đến trên 17%, cao hơn so với tỷ lệ dân số người DTTS. Tại Việt Nam, có rất nhiều cán bộ cấp cao là người DTTS. Đây là nền tảng bảo đảm cho sự bình đẳng, đoàn kết, sự tham gia và các quyền lợi của đồng bào các DTTS Việt Nam.

bo-truong-chu-nhiem-ubdt-hau-a-lenh-tang-qua-chu-tich-quoc-hoi-bac-uc.jpg

Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT Hầu A Lềnh tặng quà Chủ tịch Quốc hội Bắc Úc

Bộ trưởng, Chủ nhiệm thông tin, người DTTS tại Việt Nam và người Thổ dân tại Bắc Úc có nhiều điểm tương đồng. Đặc biệt là tại Bắc Úc, tỷ lệ người Thổ dân rất cao và đây là cơ sở để có thể thúc đẩy hợp tác về công tác dân tộc và công tác người Thổ dân giữa hai bên.

UBDT đã dự thảo “Biên bản ghi nhớ hợp tác giữa UBDT và Chính quyền Lãnh thổ Bắc Úc”, gửi Bộ Ngoại giao Việt Nam, Đại sứ quán Úc tại Việt Nam và Bộ Ngoại giao và Thương mại Úc. Tuy nhiên, do thời gian gấp rút, nên hai bên chưa thể tiến hành ký kết trong chuyến thăm này. Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT Hầu A Lềnh hy vọng năm 2023, vào dịp Kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Úc với chủ đề “Năm của người bản địa”, hai bên có thể tiến hành ký kết Biên bản hợp tác này. Bộ trưởng tin tưởng rằng, đây sẽ là dấu ấn quan trọng trong hợp tác về lĩnh vực công tác dân tộc giữa hai quốc gia. Đồng thời bày tỏ mong muốn ngài Chủ tịch Quốc hội Bắc Úc Mark Monaghan ủng hộ việc thúc đẩy hợp tác về công tác dân tộc của Việt Nam và công tác người thổ dân ở Bắc Úc.

bo-truong-chu-nhiem-ubdt-hau-a-lenh-va-doan-dai-bieu-cap-cao-ubdt-viet-nam-chup-anh-luu-niem-tai-toa-nha-quoc-hoi-bac-uc.jpg

Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT Hầu A Lềnh và đoàn đại biểu cấp cao UBDT Việt Nam chụp ảnh lưu niệm tại Tòa nhà Quốc hội Bắc Úc

  • Đặc sắc Ngày hội hoa đào Lóng Luông
    Dân tộc thiểu số 10/02/2025 - 16:15

    (TN&MT) – Ngày hội hoa đào là hoạt động được xã Lóng Luông, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La tổ chức thường niên vào dịp đầu xuân mới, khi hoa đào nở rộ, nhằm tôn vinh nét đẹp của hoa đào Lóng Luông; quảng bá, giới thiệu tiềm năng, bản sắc văn hóa các dân tộc xã Lóng Luông với nhiều hoạt động hấp dẫn, độc đáo.

  • Bắc Kạn: Hàng vạn du khách dự Lễ hội Lồng Tồng Ba Bể

    (TN&MT) - Hàng năm, cứ mỗi dịp xuân về, người dân Ba Bể lại tổ chức lễ hội để cầu chúc cho một năm mới có nhiều may mắn. Lễ hội Lồng Tồng Ba Bể là lễ “xuống đồng” lớn nhất của tỉnh Bắc Kạn, đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2014. Chính hội vào ngày mùng 10 tháng Giêng hàng năm, tại thôn Bó Lù, xã Nam Mẫu, huyện Ba Bể.

  • Lào Cai: Độc đáo Lễ cúng “Thần Nước, Thần Rừng” của người Hà Nhì
    Dân tộc thiểu số 05/02/2025 - 18:50

    (TN&MT) - Sau Tết Nguyên Đán, đồng bào dân tộc Hà Nhì ở Ý Tý, Lào Cai lại cùng nhau cúng “Thần Nước, Thần Rừng” cầu mong bình an, no ấm, hạnh phúc và giáo dục con cái bảo vệ rừng, bảo vệ hệ sinh thái, bảo vệ môi trường. Đây là một nét văn hoá đặc sắc riêng của dân tộc Hà Nhì ở vùng cao Lào Cai.

  • Tân Lạc (Hòa Bình): Khai mạc Lễ hội dân tộc Mường năm 2025 vào mùng 7, 8 tết

    Theo kế hoạch của Ban tổ chức, Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường sẽ diễn ra trong hai ngày mùng 7 và mùng 8 tháng Giêng âm lịch tại huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình. Khác với năm 2024, Lễ hội diễn ra trong 3 ngày, thì năm 2025, lễ hội dự kiến sẽ tổ chức trong 02 ngày. Năm 2022, Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Ngày lễ này còn có tên gọi khác là Lễ xuống đồng, Lễ mở cửa rừng. Đây là lễ hội văn hóa dân gian truyền thốn

  • Đầu Xuân đi trẩy hội mở cửa rừng
    Dân tộc - Tôn giáo 01/02/2025 - 07:09

    (TN&MT) - Đây là sự kiện văn hóa, tín ngưỡng lớn trong năm của huyện Lạng Giang nhằm tôn vinh, quảng bá, giới thiệu giá trị lễ hội đền Cổ Ngựa và đền Chúa Then. Lễ hội mở cửa rừng được tổ chức từ ngày 07/02 đến 09/02 (tức ngày mùng 10 đến 12 tháng Giêng âm lịch) tại đền Cổ Ngựa, đền Chúa Then, thôn Việt Hương, xã Hương Sơn, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang.

  • Hòa Bình: Tục để cây mía bên ban thờ của người Mường
    Dân tộc thiểu số 31/01/2025 - 22:10

    (TN&MT) - Tết Nguyên đán không chỉ là dịp để sum vầy, mà còn là thời điểm để mỗi người tìm về cội nguồn văn hóa, gìn giữ những phong tục truyền thống tốt đẹp. Trong văn hóa của người Mường ở tỉnh Hòa Bình, cây mía không chỉ là một loại cây trồng thông thường, mà còn mang ý nghĩa tâm linh sâu sắc.

  • Mùa hoa mở rộng vòng tay
    Dân tộc - Tôn giáo 29/01/2025 - 18:09

    (TN&MT) - Đầu xuân, chúng tôi rủ nhau đi về hướng núi. Sau chuyến xe đêm đường dài rồi lên xe ca tuyến huyện, đến điểm hẹn, con trai và cháu rể nhà Thào A Vạng đã xe máy chờ sẵn, đón đoàn từ “cây gạo cô đơn” đầu bản Phày để lên Nậm Nghiệp (xã Ngọc Chiến, huyện Mường La, tỉnh Sơn La).

  • Dọc đại ngàn Trường Sơn
    Dân tộc thiểu số 28/01/2025 - 22:55

    (TN&MT) - Trên đại ngàn Trường Sơn hùng vĩ, đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) Cơ Tu, Kor, Xơ Đăng, Bhnoong ở Quảng Nam đang từng ngày thay đổi nhờ sự trợ lực từ những chính sách của Đảng, Nhà nước. Hàng loạt các chính sách vùng đồng bào đang được phát huy hiệu quả đã tạo ra sức bật lớn trong đầu tư xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng, tạo sinh kế bền vững để đời sống hơn xưa.

  • Sắc xuân Phiêng Nghè
    Dân tộc - Tôn giáo 28/01/2025 - 22:54

    (TN&MT) - Những ngày cuối năm, chúng tôi có dịp trở lại thăm bản vùng cao Phiêng Nghè, xã Chiềng Đen, thành phố Sơn La - nơi không lâu trước đó, đã hứng chịu những thiệt hại nặng nề từ cơn bão số 2 và 3. Dù dấu vết của trận lũ vẫn chưa thể xóa nhòa, nhưng hôm nay, Phiêng Nghè đã và đang dần hồi sinh, khoác lên mình sức sống mãnh liệt đón mùa xuân gõ cửa.

  • Sín Thầu gọi xuân về
    Dân tộc - Tôn giáo 28/01/2025 - 18:19

    (TN&MT) - Đứng trên ngã ba biên giới A Pa Chải: Việt Nam - Lào - Trung Quốc - địa danh xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé (Điện Biên), chúng tôi cảm nhận mùa xuân đang về.

  • Rẻo cao Mường Lát thoát nghèo
    Dân tộc - Tôn giáo 26/01/2025 - 21:01

    (TN&MT) - Tà Cóm, Cánh Cộng, Cá Giáng là 3 bản người Mông khó khăn và xa xôi nhất của xã Trung Lý, huyện Mường Lát (Thanh Hóa). Cuộc sống bà con nơi đây còn nhiều khó khăn, tuy nhiên, những “điểm sáng” trong phát triển kinh tế - xã hội đang được hình thành sẽ giúp nơi đây nhanh chóng thoát nghèo.

  • Vân Hồ (Sơn La): Về cơ sở hướng dẫn người dân giải quyết TTHC đất đai
    Dân tộc - Tôn giáo 26/01/2025 - 19:35

    (TN&MT) – Từ tháng 9/2024 đến nay, vào những ngày cuối tuần, Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La đã phân công cán bộ xuống cơ sở triển khai chương trình cải thiện điều kiện tiếp cận, hướng dẫn giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) về đất đai cho bà con vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn huyện, từng bước hướng đến xây dựng chính quyền thân thiện phục vụ nhân dân.

Xem thêm

Đọc nhiều nhất