Thừa Thiên – Huế: Khẩn trương di dời dân, nhiều vùng ngập sâu
Thứ Sáu 14/10/2022 , 17:44 (GMT+7)Mưa đang rất lớn tại Thừa Thiên – Huế, cơ quan chức năng đã và đang khẩn trương vận động, di dời người dân đến nơi an toàn.
Trên địa bàn toàn tỉnh Thừa Thiên – Huế có tổng cộng 11.708 hộ với 37.085 khẩu cần phải di dời ra khỏi vùng nguy hiểm để đảm bảo an toàn. Hiện các đơn vị đang bố trí lực lượng, phương tiện hỗ trợ sơ tán, di dời dân cư ra khỏi khu vực nguy hiểm; đồng thời tổ chức cứu hộ, cứu nạn khi có yêu cầu. Thời gian di dời nổ lực trước 17h chiều 14/10. Dự kiến mưa lớn ở Thừa Thiên - Huế sẽ tập trung vào tối - khuya 14/10 và sáng 15/10.
Ông Nguyễn Lương Bảy - Phó Giám đốc Sở Công thương khẳng định, đơn vị đã triển khai phương án dự trữ cấp tỉnh về lương thực thực phẩm, công nghệ phẩm, vật tư thiết yếu phục vụ phòng chống thiên tai với số lượng 100 tấn mì ăn liền, 100 tấn gạo. Ngoài ra, các địa phương tự dự trữ tại cấp huyện, cấp xã và vận động người dân dự trữ lương thực thực phẩm đảm bảo 7 ngày khi có thiên tai xảy ra.

Phó Chủ tịch Hoàng Hải Minh trực tiếp đến vận động người dân di dời trong chiều 14/10
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Hải Minh đề nghị các đơn vị, chính quyền địa phương các cấp theo dõi sát diễn biến thiên tai để quyết định thời gian sơ tán sớm hơn theo dự kiến và ưu tiên triển khai sơ tán các đối tượng dễ bị tổn thương trước: Phụ nữ đang mang thai hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi, người khuyết tật, người bị bệnh hiểm nghèo, trẻ em, người cao tuổi... để chủ động sơ tán đến nơi an toàn; nhất là vùng có nguy cơ lũ quét, sạt lở đất.
Hướng dẫn người dân gia cố đảm bảo an toàn cho các lồng, bè trên sông, đầm phá và các ao, hồ nuôi thủy sản cao triều, hạ triều ven biển, ven sông, suối. Chủ động đảm bảo nguồn cung ứng lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm cho người dân có nguy cơ bị chia cắt do ngập sâu, sạt lở, sẵn sàng cứu trợ cho các hộ dân có nguy cơ bị thiếu đói...
Hiện tại, mưa đang rất lớn và nhiều khu vực thấp trũng của Thừa Thiên – Huế đã ngập sâu. Lúc 16h chiều 14/10, mực nước trên sông Bồ ở mức 3,45 m (đang trên báo động 2), mực nước sông Hương là 2,12 m (trên báo động 2) và dự báo nước ở hai sông này sẽ trên mức báo động 3 vào tối cùng ngày. Các hồ thủy điện ở tỉnh vẫn đang điều tiết nước. Học sinh và sinh viên đã được cho nghỉ học trong ngày 15/10.
Những hình ảnh mới nhất mà PV Báo TN&MT ghi nhận được về tình hình di dời dân cũng như ngập lũ ở Thừa Thiên – Huế trong chiều 14/10:
.jpg)
Đập Đá đoạn qua sông Hương đã tràn

Người dân ở sông Bồ gia cố lồng bè

Nhiều vùng ngập sâu

Nước đang lên nhà dân ở hạ lưu sông Bồ

Lực lượng chức năng ở phường Hương Vinh – TP. Huế vận động bà con di dời

CSGT cấm người dân đi qua vùng có nước sâu

Nước ngập ở một trường mầm non tại thị xã Hương Thủy

Nước ở sông Hương đang mức báo động 2, cầu gỗ lim đã ngập

Hiện mưa vẫn đang rất lớn ở Thừa Thiên – Huế, dự báo tối 14/10 mực nước các sông sẽ ở báo động 3

Nhiên liệu hóa thạch và nông nghiệp là nguồn phát thải metan chính trên toàn cầu
Cơ quan Năng lượng Quốc tế chỉ rõ lượng khí thải metan thực tế trên toàn cầu cao hơn khoảng 80% so với các số liệu được các quốc gia công bố chính thức.

Tập trung nguồn lực giải quyết cấp bách vấn đề tài nguyên và môi trường
Từ nay đến năm 2030, Việt Nam sẽ tập trung nguồn lực giải quyết các nguy cơ cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường và đẩy mạnh giảm phát thải khí nhà kính.

Phát động chương trình đăng ký sử dụng tên miền quốc gia
VĨNH LONG Tên miền quốc gia '.vn' gắn với các dịch vụ số là phương tiện đưa người dân, doanh nghiệp hiện diện trực tuyến an toàn, tin cậy trên mạng Internet.

Yên Bái: 98,5% chất thải nguy hại được xử lý đúng quy chuẩn
YÊN BÁI Tỉnh Yên Bái hiện chưa có cơ sở xử lý chất thải nguy hại tập trung, tuy nhiên tỷ lệ xử lý chất thải nguy hại đúng quy chuẩn đạt mức cao, lên đến 98,5%.

Hưởng ứng Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học bằng nhiều hoạt động cụ thể
Bộ Nông nghiệp và Môi trường vừa ban hành công văn hướng dẫn tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Quốc tế đa dạng sinh học năm 2025.

Đưa giáo dục môi trường vào văn hóa học đường
Hà Nội Từ bậc học mầm non, nhiều trường tại Hà Nội đã tích cực lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường vào chương trình giảng dạy, giúp trẻ sớm hình thành lối sống xanh.