Đến thăm mắt xích quan trọng trong chuỗi sản xuất xanh của Tập đoàn TH
Thứ Tư 15/03/2023 , 09:51 (GMT+7)Công ty Cổ phần Công nghệ phân bón xanh là mắt xích quan trọng trong chuỗi sản xuất xanh, tuần hoàn và bảo vệ môi trường của Tập đoàn TH.

Hiện nay, Tập đoàn TH đã áp dụng mô hình kinh tế xanh và kinh tế tuần hoàn vào tất cả các công đoạn của quy trình chăn nuôi, trồng trọt, sản xuất. Một minh chứng tiêu biểu là việc xây dựng hệ thống xử lý phân và nước thải của đàn bò.

Công ty Cổ phần Công nghệ phân bón xanh là đơn vị thành viên của Tập đoàn TH, đây là nơi mỗi ngày xử lý hàng trăm tấn chất thải của đàn bò trong các trang trại của Tập đoàn. Theo ông Vương Quốc Hạnh, lãnh đạo của Công ty Cổ phần Công nghệ phân bón xanh, mỗi ngày chất thải của bò được thu gom, tách nước và ép khô trước khi đưa đi xử lý, khối lượng vào khoảng 400 tấn sau khi đã làm khô.

Cũng theo ông Hạnh, tổng số nhân sự của công ty hiện nay chỉ vào khoảng 30 người, bao gồm cả bộ phận thu gom và bộ phận xử lý. Dù khối lượng công việc khổng lồ, tuy nhiên việc ứng dụng công nghệ cao, máy móc hiện đại vào sản xuất đã góp phần cắt giảm lượng nhân công.

Ngoài lượng chất thải của bò đã làm khô, nguyên liệu sản xuất phân bón hữu cơ còn có thức ăn thừa, bã mía và bùn sinh học sinh ra trong quá trình xử lý nước thải của các trang trại. Điều này cho thấy các phụ phẩm của quá trình chăn nuôi trong trang trại của Tập đoàn TH đều được sử dụng làm nguyên liệu để sản xuất phân bón, khẳng định chủ trương phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn của Tập đoàn.

Hiện nay, sản lượng của nhà máy vào khoảng 150.000 tấn/năm để phục vụ nhu cầu sử dụng của riêng Tập đoàn TH và số lượng bán ra vào khoảng 8.600 tấn/năm. Để sản xuất được số lượng phân bón này, tổng lượng nguyên liệu đầu vào cho nhà máy mỗi năm vào khoảng 200.000 m3.

Toàn bộ diện tích của Công ty Cổ phần Công nghệ phân bón xanh là 42.000 m2 với tổng số 7 nhà xưởng, mỗi nhà xưởng có thể chứa được 3.000 tấn phân. Cụ thể, mỗi xưởng có thể bố trí được 10 luống phân, mỗi luống nặng khoảng 300 tấn và được đảo trộn bằng các máy móc hiện đại với năng suất 10 phút đảo được 300 tấn.

Các loại nguyên liệu sau khi được phối trộn sẽ được ủ trong 45 ngày với phương pháp lên men hiếu khí, mỗi luống nguyên liệu được đảo khoảng 12-15 lần từ khi bắt đầu cho đến khi thành phẩm. Trong quá trình đó, nhiệt độ, độ ẩm của luống ủ được theo dõi bằng các loại cảm biến, nếu không đủ tiêu chuẩn sẽ phải chuyển sang các nhà ủ mái trong để lấy nhiệt từ mặt trời. Trong quá trình ủ, nguyên liệu sẽ được bổ sung các loại men vi sinh nhập khẩu từ Mỹ với khả năng cố định đạm, cố định phốt pho và phân giải cellulose.
tin liên quan

Việt Nam - Nga: Tạo điều kiện mở rộng xuất nhập khẩu song phương
Sáng 17/4, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Phùng Đức Tiến tiếp và làm việc với Ngài Gennady Bezdetko, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Liên bang Nga tại Việt Nam.

Bắc Kạn dự kiến còn 37 đơn vị hành chính cấp xã
Bắc Kạn Dự kiến, tỉnh Bắc Kạn sắp xếp 108 xã, phường, thị trấn để thành lập mới 37 đơn vị hành chính cấp xã (35 xã và 2 phường), giảm hơn 65,7% so với hiện nay.

IFAD: Bộ Nông nghiệp và Môi trường có vị thế độc nhất để dẫn dắt quá trình chuyển đổi
Quỹ Phát triển Nông nghiệp Quốc tế (IFAD) tự hào được sát cánh cùng Bộ Nông nghiệp và Môi trường trong hành trình chuyển đổi xanh.

Kinh nghiệm tiết kiệm, chuyển đổi năng lượng xanh phục vụ sản xuất của Vinamilk
Ông Lê Hoàng Minh, đại diện Công ty Vinamilk chia sẻ kinh nghiệm về tiết kiệm năng lượng, chuyển đổi năng lượng xanh phục vụ trong sản xuất tại hội thảo của Hội nghị P4G.

Việt Nam - Singapore hướng tới triển khai dự án năng lượng tái tạo quy mô lớn
Việt Nam và Singapore đã sẵn sàng cho việc ký kết thực hiện Thỏa thuận Paris, hợp tác triển khai các dự án năng lượng tái tạo quy mô lớn 'hai bên cùng có lợi'.

TP.HCM tăng chuyến metro, xe buýt phục vụ người dân dịp lễ 30/4 và 1/5
TP.HCM Nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại tăng cao trong dịp lễ 30/4 và 1/5, TP.HCM đã triển khai các biện pháp điều chỉnh hoạt động của hệ thống metro và xe buýt.