| Hotline: 0983.970.780

Thứ Ba 14/09/2021 , 06:42 (GMT+7)

Phụ nữ Điện Biên chung tay bảo vệ môi trường xây dựng nông thôn mới

Thứ Ba 14/09/2021 , 06:42 (GMT+7)

(TN&MT) - Hiện nay, rất nhiều xã phường của tỉnh Điện Biên đang đề ra rất nhiều mục tiêu phát triển kinh tế, trong đó có nội dung xây dựng nông thôn mới (NTM). Trong đó có tiêu chí số 17 về môi trường, để đạt được tiêu chí này, nhiều chi hội phụ nữ, tổ phụ nữ các thôn bản, xã phường đã tích tực tham gia vệ sinh đường làng ngõ xóm nâng cao ý thức trách nhiệm cộng đồng trong việc xây dựng NTM.

Tiêu chí 17 trong xây dựng nông thôn mới (NTM) là một trong những nội dung khó thực hiện bởi các yếu tố liên quan đến cộng đồng, nhận thức của người dân. Đặc biệt với một tỉnh miền núi như Điện Biên chủ yếu là đồng bào các dân tộc thiểu số. Tuy nhiên, đến nay, tỉnh Điện Biên đang nỗ lực triển khai nhiều giải pháp nhằm tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong xây dựng NTM.

Thời gian qua, việc triển khai thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng NTM nói chung cũng như công tác bảo vệ môi trường trong xây dựng NTM nói riêng đã được các cấp, các ngành tỉnh Điện Biên triển khai, thực hiện một cách đồng bộ, với sự tham gia của các tầng lớp nhân dân. Trong đó có vai trò nòng cốt tham gia vệ sinh môi trường làng xóm, thôn bản chủ yếu là các chị em phụ nữ đồng bào dân tộc thiểu số; từ việc thu gom rác thải, quét dọn đường làng ngõ xóm đến việc khơi thông cỗng rãnh, phát quang bụi rậm và nhiều việc làm thiết thực khác nhằm khắc phục hậu quả, tình trạng ô nhiễm môi trường. Đặc biệt trong thôn bản và khu dân cư.

Sau đây là một số hình ảnh của chị em phụ nữ đồng bào dân tộc thiểu số tham gia công tác bảo vệ môi trường tại địa phương.

Chị em phụ nữ các dân tộc huyện Mường Ảng vệ sinh đường phố.

Chị em phụ nữ đồng bào DTTS huyện Điện Biên thu gom vỏ bao thuốc BVTV tại cánh đồng Mường Thanh.

Chị em phụ nữ huyện Tuần Giáo trồng hoa đường vào bản.

Chị em phụ nữ DTTS huyện Điện Biên phát cỏ làm mương dẫn nước cho đồng ruộng.

Phụ nữ huyện Điện Biên phát quang cỏ dại, chăm sóc vườn cây hoa ban.

Nhờ chị em phụ nữ các DTTS làm tốt công tác vệ sinh môi trường, đường làng ngõ xóm, thôn bản sạch đẹp khang trang.

Làm chuồng trại cho trâu bò, đưa trâu bò ra khỏi gầm sàn cũng là một trong những cách làm để bảo vệ môi trường của đồng bào Tây Bắc.

Tân Lạc (Hòa Bình): Khai mạc Lễ hội dân tộc Mường năm 2025 vào mùng 7, 8 tết

Tân Lạc (Hòa Bình): Khai mạc Lễ hội dân tộc Mường năm 2025 vào mùng 7, 8 tết

Theo kế hoạch của Ban tổ chức, Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường sẽ diễn ra trong hai ngày mùng 7 và mùng 8 tháng Giêng âm lịch tại huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình. Khác với năm 2024, Lễ hội diễn ra trong 3 ngày, thì năm 2025, lễ hội dự kiến sẽ tổ chức trong 02 ngày. Năm 2022, Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Ngày lễ này còn có tên gọi khác là Lễ xuống đồng, Lễ mở cửa rừng. Đây là lễ hội văn hóa dân gian truyền thốn

Người Dao Thanh Phán phát triển du lịch tại Bình Liêu, Quảng Ninh

Người Dao Thanh Phán phát triển du lịch tại Bình Liêu, Quảng Ninh

(TN&MT) - Bình Liêu là huyện biên giới ở phía Đông tỉnh Quảng Ninh, có gần 50 km đường biên giới với Trung Quốc. Nơi đây có tới gần 96% đồng bào là dân tộc thiểu số, chủ yếu là Tày, Dao, Sán Chỉ, Hoa… Trong đó người Dao Thanh Phán đông thứ 3 sau Tày và Sán Chỉ.

Lai Châu: Dân tộc Mảng gìn giữ nét đẹp truyền thống

Lai Châu: Dân tộc Mảng gìn giữ nét đẹp truyền thống

(TN&MT) - Dân tộc Mảng hiện có khoảng gần 5.000 người và chỉ sinh sống duy nhất tại tỉnh Lai Châu. Do điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, nhiều nét văn hóa truyền thống của người Mảng dần bị mai một. Để bảo tồn, gìn giữ tỉnh Lai Châu đã có nhiều chủ trương và chính sách phục dựng nhằm lan tỏa văn hóa người Mảng để nhiều người biết đến.

Bảo tồn nét văn hóa đặc trưng của dân tộc Thái ở Quan Sơn

Bảo tồn nét văn hóa đặc trưng của dân tộc Thái ở Quan Sơn

Đời sống văn hóa các dân tộc ở huyện Quan Sơn (Thanh Hóa) phản ánh sinh động sâu sắc sự đoàn kết chung sống, hòa hợp giữa các dân tộc Thái, Kinh, Mường, Mông... Trong đó dân tộc Thái có lịch sử cư trú lâu đời và có số dân đông nhất huyện Quan Sơn mang nhiều dấu ấn đặc trưng, phản ánh nét văn hóa đặc sắc trải dài theo lịch sử. Để hiểu rõ hơn về những nét nổi bật trong văn hóa của đồng bào Thái, phóng viên Báo Tài nguyên và Môi trường đã có cuộc trao đổi với ông Lê Văn Thơ, Trưởng phòng Văn hóa thông tin huy

[Infographic] - 15 di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh

[Infographic] - 15 di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh

Đến nay Việt Nam đã có 15 Di sản Văn hóa Phi vật thể được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) ghi danh. Đây là những nghi lễ quan trọng, những tín ngưỡng cổ truyền hoặc nghệ thuật truyền thông của cộng đồng dân tộc ở Việt Nam.

Không gian văn hóa trong Lễ hội Bum Vốc Nặm của dân tộc Lào

Không gian văn hóa trong Lễ hội Bum Vốc Nặm của dân tộc Lào

(TN&MT) - Xuất phát từ tín ngưỡng nông nghiệp lúa nước, Lễ hội Bun Vốc Nặm (Lễ hội té nước) của đồng bào dân tộc Lào năm nào cũng được tổ chức trước mỗi mùa vụ để cầu mưa thuận, gió hòa, mùa màng tốt tươi.

Xem thêm