| Hotline: 0983.970.780

Nhận tài trợ nhưng không thông báo, KOL có thể bị phạt đến 30 triệu đồng

Thứ Bảy 15/03/2025 , 10:04 (GMT+7)

Nghị định số 24/2025/NĐ-CP quy định chặt chẽ các vấn đề liên quan đến thông tin giao dịch trên không gian mạng, nhất là với nhóm người có sức ảnh hưởng (KOL).

Tại Tọa đàm “Thông tin minh bạch trong giao dịch trên không gian mạng”, ông Phan Thế Thắng, Phó trưởng Ban Bảo vệ người tiêu dùng, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia (Bộ Công Thương) cho biết, khi tham gia giới thiệu sản phẩm, KOL phải chịu trách nhiệm liên đới trong việc cung cấp thông tin chính xác tới người tiêu dùng.

Đồng thời, có trách nhiệm yêu cầu các tổ chức cá nhân kinh doanh cung cấp thông tin, phương tiện và tài liệu để xác minh tính chính xác và đầy đủ của thông tin.

Ông Phan Thế Thắng, Phó trưởng Ban Bảo vệ người tiêu dùng, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia (Bộ Công Thương). Ảnh: MOIT.

Ông Phan Thế Thắng, Phó trưởng Ban Bảo vệ người tiêu dùng, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia (Bộ Công Thương). Ảnh: MOIT.

Những nội dung này được quy định rõ tại Nghị định số 24/2025/NĐ-CP. Cụ thể, nếu KOL không thông báo trước cho người tiêu dùng về việc được tài trợ thì mức xử lý vi phạm sẽ từ 20 - 30 triệu đồng nếu có hành vi vi phạm. Mức phạt này tương tự với tổ chức, cá nhân kinh doanh sử dụng KOL hoặc KOC (người tiêu dùng có sức ảnh hưởng) mà không thông báo việc tài trợ cho người tiêu dùng.

Đối với vi phạm về cung cấp thông tin của KOL hay bên thứ ba, mức xử phạt cũng từ 20 - 30 triệu đồng. Đối với bên thứ ba là đơn vị chủ phương tiện truyền thông hay làđơn vị cung cấp dịch vụ truyền thông, mức phạt sẽ gấp 2 lần.

Nếu hoạt động kinh doanh được tiến hành trên không gian mạng, mức xử phạt sẽ cao hơn. Trong tình huống, chủ thể thiết lập, vận hành và cung cấp dịch vụ nền tảng số vi phạm, mức xử phạt sẽ từ 50 - 70 triệu đồng. Đối với tổ chức thiết lập vận hành nền tảng số trung gian, mức xử phạt còn cao hơn nữa, từ 100 - 200 triệu đồng.

"Đây là một trách nhiệm mới, rất quan trọng với KOL. Họ phải thông báo trước cho người tiêu dùng về việc là mình được tài trợ để cung cấp thông tin", ông Thắng chia sẻ.

Bày tỏ sự đồng tình với ông Thắng tại tọa đàm do Tạp chí Công Thương phối hợp với Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia tổ chức, bà Đặng Thùy Linh, Chủ tịch APG ECO nêu thêm, rằng không chỉ KOL, các KOC nên hình thành thói quen cung cấp thông tin về chất lượng sản phẩm một cách minh bạch, rõ ràng.

Từng có thời gian làm KOC, bà Linh bày tỏ, trong quá trình đánh giá sản phẩm, KOC nên đánh giá khách quan, xác minh thông tin về sản phẩm trước khi đánh giá. Ngoài ra, khi hợp tác với các nhãn hàng, KOC nên minh bạch và công khai, tránh việc quảng cáo ẩn ý gây hiểu lầm cho người tiêu dùng.

Việc sử dụng người có sức ảnh hưởng quảng bá sản phẩm ngày càng trở nên phổ biến. Ảnh: TikTok.

Việc sử dụng người có sức ảnh hưởng quảng bá sản phẩm ngày càng trở nên phổ biến. Ảnh: TikTok.

Theo bà Linh, tương tự KOL, KOC phải có trách nhiệm về vấn đề khiếu nại của khách hàng và lắng nghe, đặc biệt là những đánh giá tiêu cực để hỗ trợ giải quyết một cách thỏa đáng, giúp khách hàng không bị bức xúc khi nhận sản phẩm.

"Khi tham gia các hoạt động quảng bá, xúc tiến thương mại, KOC cũng nên lưu ý những quy định pháp lý về quảng cáo. Chỉ được phép đánh giá những sản phẩm được lưu hành tại Việt Nam, được phép kinh doanh, tránh đánh giá những sản phẩm, dịch vụ đang bị cấm. Trước khi tham gia, KOC cũng nên quan tâm đến nguồn gốc, xuất xứ sản phẩm", bà Linh chia sẻ. 

Trên TikTok, một sàn giao dịch thương mại điện tử phổ biến hiện nay, chỉ trong 6 tháng đầu năm 2024, đơn vị đã từ chối hơn 20 triệu mặt hàng, đồng thời gỡ bỏ chức năng bán hàng của hơn 500.000 nhà sáng tạo nội dung trên nền tảng.

Ông Nguyễn Lâm Thanh, đại diện TikTok Việt Nam nêu quan điểm, nền tảng phải tạo ra môi trường trung gian giống như một trọng tài để bảo đảm các giao dịch thương mại điện tử được xử lý, ghi lại và bảo đảm quyền lợi cho người tiêu dùng.

Nếu người tiêu dùng mua phải hàng hóa không đúng như mô tả của người bán, nền tảng giao dịch cần nhanh chóng giải quyết khiếu nại trong vòng 72 giờ, thậm chí hoàn tiền cho người tiêu dùng, với mức phí có thể gấp 2 lần hàng hóa đã đặt mua.

Ông Bùi Thanh Thủy, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam thì khuyến nghị, mỗi người tiêu dùng cần tự nâng cao kỹ năng, hiểu biết để tự bảo vệ quyền lợi khi tham gia mua sắm sản phẩm hàng hóa, dịch vụ, nhất là trên môi trường thương mại điện tử.

Trong bối cảnh nền kinh tế số phát triển mạnh mẽ, các giao dịch trực tuyến ngày càng trở nên phổ biến, mang lại nhiều tiện ích cho người tiêu dùng. Tuy nhiên, đi kèm với đó là những rủi ro tiềm ẩn, đặc biệt là việc cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác.

Xem thêm
[Bài 3]: Sàn giao dịch việc làm - ‘cầu nối’ vững chắc

HUẾ Sàn giao dịch việc làm tại TP Huế đang hoạt động hiệu quả, minh bạch, góp phần quan trọng giúp nhiều người có thêm cơ hội, niềm tin để trở lại thị trường lao động.

Tập đoàn Hóa chất Việt Nam 5 năm chuyển mình đột phá

Giai đoạn 2020 - 2025 là dấu mốc quan trọng với Tập đoàn Hóa chất Việt Nam khi đơn vị vượt qua được thời kỳ khó khăn nhất để chuyển mình, đột phá.

Bộ Tài chính chốt bàn giao tài sản công cấp huyện trong tháng 6

Việc bàn giao trụ sở, hồ sơ... sau sáp nhập đơn vị hành chính đang bước vào giai đoạn nước rút, đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành.

Thu thuế thương mại điện tử tăng gấp rưỡi so với cùng kỳ 2024

5 tháng đầu năm, thuế thu từ kinh tế số đạt gần 75.000 tỷ đồng, mức cao kỷ lục, phản ánh chuyển động mạnh trong giám sát dòng tiền trực tuyến.

Vay sản xuất nông nghiệp nếu gặp thiên tai sẽ không bị xếp vào nợ xấu

Ngân hàng Nhà nước xây dựng dự thảo Thông tư mới cho phép cơ cấu lại nợ vay sản xuất nông nghiệp gặp thiên tai mà không bị xếp vào nợ xấu.

Bình luận mới nhất