Ngô sinh khối xanh rì trên chân đất trũng
Chủ Nhật 26/09/2021 , 12:15 (GMT+7)Do chân đất trũng nên từ hàng chục năm nay, huyện Yên Lạc hầu như tập trung phát triển cây ngô, đặc biệt là những giống cho hiệu quả kinh tế cao như SSC586.

Là huyện đồng bằng của tỉnh Vĩnh Phúc, có mật độ dân số cao, trong số hơn 6.000ha đất nông nghiệp thì có tới khoảng 1.000ha đất trũng, nên Yên Lạc đã mạnh dạn đầu tư sức người, sức của vào việc cải tạo các vùng đất trũng cấy lúa không ăn chắc. Những năm gần đây, huyện nổi lên như là một trong những địa phương trồng ngô sinh khối, cho hiệu quả kinh tế cao của tỉnh.

Bà Vũ Thị Tĩnh, thôn 6, xã Hồng Châu, huyện Yên Lạc cho biết, những lúc thu hoạch ngô sinh khối, xe 5 tấn, 10 tấn đứng chật kín khu UBND xã. "Hầu hết người dân Hồng Châu giờ chuyên canh ngô sinh khối. Do đặc điểm sinh trưởng nhanh, khoảng 90 ngày một vụ, nên ngô sinh khối cho thu hoạch 3 vụ một năm", bà nói.

Trước khi tái cơ cấu cây trồng, người dân Hồng Châu từng có thời điểm bấp bênh thu nhập. Nhưng khi Bộ NN-PTNT có chủ trương phát triển ngô sinh khối và đẩy mạnh phát triển trên địa bàn xã, đời sống người dân khấm khá dần.

Được Công ty Cổ phần Giống cây trồng Việt Nam (Vinaseed) đầu tư giống SSC586, cử cán bộ kỹ thuật xuống tận ruộng hướng dẫn kỹ thuật canh tác, bà Vũ Thị Tĩnh bán ngô tại ruộng với giá khoảng 900.000 đồng/tấn.

Với nhiều ưu điểm như bộ lá đứng, trồng được mật độ dày, sinh trưởng nhanh và chống chịu sâu bệnh, SSC586 cho năng suất từ1,8 tấn đến 2 tấn trên một sào Bắc bộ. "Chúng tôi không mất nhiều công chăm sóc, nên thường nhận thêm ruộng để trồng, vừa có thêm thu nhập, vừa đưa được cơ giới hóa vào lúc thu hoạch", bà Tĩnh nhấn mạnh.

Bên cạnh chọn tạo giống phù hợp với chân đất trũng, nông dân Hồng Châu còn chủ động rải vụ ngô sinh khối. Thu hoạch xong một khoảnh, là người dân tập trung làm đất và trồng ngô non, đảm bảo tốc độ quay vòng vốn và nhu cầu thức ăn xanh ngày một tăng của các doanh nghiệp, trang trại chăn nuôi gia súc.

Ông Đinh Quốc Chiến, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Vĩnh Phúc cho biết, SSC586 được trồng trên diện rộng tại tỉnh khoảng 3 vụ. Phản hồi từ người dân cũng như thương lái thu mua rất tốt. Ngày càng có nhiều doanh nghiệp ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm đầu ra với người dân.
tin liên quan

Bí thư, chủ tịch xã cũng phải 'quảng cáo, bán hàng'
Để nông sản có chỗ đứng, giám đốc hợp tác xã phải chịu khó tìm kiếm thị trường, thậm chí bí thư, chủ tịch xã cũng phải 'quảng cáo, bán hàng' giúp nông dân.

Hải Dương giảm diện tích ruộng bỏ hoang
Vụ đông xuân năm nay, tỉnh Hải Dương có 128,8 ha ruộng không cấy, giảm 45,1 ha ruộng bỏ hoang so với cùng kỳ năm trước.

Sản xuất cà phê sạch, bền vững
Dự án thúc đẩy sản xuất cà phê bền vững, tập trung quản lý chất thải, nâng cao nhận thức nông dân sau gần 2 năm triển khai đã đạt nhiều kết quả tích cực.

Long An: Tín hiệu tích cực từ phát triển chuyên canh lúa chất lượng cao
Long An Long An đạt được kết quả khả quan với năng suất lúa tăng, chi phí sản xuất thấp khi triển khai thực hiện Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Nông dân Đắk Nông đổi mới phương thức canh tác, thích ứng với hạn hán
Đắk Nông Trước tình trạng hạn hán ngày một diễn biến phức tạp, nhiều hộ dân ở Đắk Nông đã chủ động nghiên cứu các phương thức canh tác đổi mới mang lại hiệu quả cao.

Nông dân Hà Nội hào hứng triển khai mô hình nông nghiệp xanh
Canh tác hữu cơ hiện đang khẳng định vị thế là xu hướng tất yếu của nền nông nghiệp tương lai, đặc biệt tại các đô thị lớn như Hà Nội.