| Hotline: 0983.970.780

Ngành thủy sản cần bình tĩnh, chủ động tối ưu chuỗi giá trị

Thứ Ba 08/04/2025 , 18:07 (GMT+7)

Người dân, doanh nghiệp thủy sản Việt Nam cần tránh tâm lý lo sợ dẫn đến tình trạng thu hoạch ồ ạt thủy sản nuôi hoặc hạn chế sản xuất, xuống giống...

Cục Thủy sản và Kiểm ngư (Bộ Nông nghiệp và Môi trường) vừa ban hành văn bản gửi Sở Nông nghiệp và Môi trường các tỉnh, thành phố ven biển và các tỉnh, thành phố nội đồng vùng ĐBSCL về tăng cường chỉ đạo sản xuất nuôi trồng thủy sản trong bối cảnh Hoa Kỳ công bố sơ bộ mức thuế nhập khẩu đối ứng với Việt Nam.

Văn bản cho hay, năm 2024, thủy sản Việt Nam đã xuất khẩu đến hơn 170 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, trong đó Trung Quốc và Hồng Kông, Hoa Kỳ, Nhật Bản, EU, Hàn Quốc là các thị trường tiêu thụ hàng thủy sản lớn nhất của Việt Nam, chiếm thị phần lần lượt là 21,7%, 18%, 15,1%, 9,9%, 8% và các nước còn lại 27,3%; kim ngạch xuất khẩu đạt trên 10 tỷ USD.

Cục Thủy sản đề nghị các địa phương hướng dẫn ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến nhằm tối ưu hóa chuỗi sản xuất để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm thủy sản. Ảnh: Hồng Thắm.

Cục Thủy sản đề nghị các địa phương hướng dẫn ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến nhằm tối ưu hóa chuỗi sản xuất để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm thủy sản. Ảnh: Hồng Thắm.

Quý I/2025, ngành thủy sản tiếp tục đạt kết quả tăng trưởng tốt, sản lượng ước đạt 1,99 triệu tấn, tăng 2,8% so với cùng kỳ năm 2024. Trong đó cá đạt hơn 1,48 triệu tấn, tăng 2,9%; tôm đạt hơn 202 nghìn tấn, tăng 4,6%; thủy sản khác đạt gần 311 nghìn tấn, tăng 1,5%; giá trị xuất khẩu thủy sản đạt 2,29 tỷ USD, tăng 18,1% so với cùng kỳ năm 2024.

Tuy nhiên, ngày 3/4, Hoa Kỳ công bố sơ bộ mức thuế nhập khẩu đối ứng với hơn 180 nền kinh tế, trong đó Việt Nam chịu mức thuế 46%. Mức thuế này dự báo sẽ ảnh hưởng lớn đến chuỗi sản xuất ngành hàng thủy sản Việt Nam.

Ngày 4/4, Tổng Bí thư Tô Lâm có cuộc điện đàm với Tổng thống Donald J.Trump thảo luận và khẳng định sẽ cùng trao đổi sớm để  ký một thỏa thuận song phương giữa hai nước nhằm cụ thể hóa những cam kết về mức thuế nhập khẩu 0% đối với hàng hóa xuất nhập khẩu giữa hai quốc gia.

Ngày 6/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã nêu rõ tinh thần chung là các địa phương, doanh nghiệp không hoảng hốt, hoang mang, lo sợ mà giữ vững bản lĩnh, trí tuệ, bình tĩnh xử lý chủ động, sáng tạo, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả. Coi đây là cơ hội để phần đấu, vươn mình, vượt lên, góp phần cơ cấu lại nền kinh tế, cơ cấu lại thị trường, sản xuất và xuất khẩu.

Trong thời gian Chính phủ hai nước đàm phán nhằm sớm đạt thỏa thuận, vì lợi ích của người dân và doanh nghiệp, người dân, doanh nghiệp thủy sản Việt Nam cần tránh tâm lý lo sợ dẫn đến tình trạng thu hoạch ồ ạt thủy sản nuôi hoặc hạn chế sản xuất, xuống giống... làm ảnh hưởng đến kế hoạch sản xuất và mục tiêu tăng trưởng của ngành.

Để chủ động cho kịch bản xấu nhất, chuẩn bị phương án chuyển hướng tích cực, Cục Thủy sản và Kiểm ngư đề nghị Sở Nông nghiệp và Môi trường các tỉnh, thành phố ven biển và các tỉnh, thành phố nội đồng vùng ĐBSCL chỉ đạo các đơn vị chức năng liên quan tại địa phương thực hiện ngay một số nội dung sau:

- Bám sát địa bàn sản xuất, tuyên truyền, hướng dẫn kỹ thuật quản lý tốt thủy sản hiện đang nuôi, thường xuyên cập nhật, nắm chắc tình hình, cung cấp thông tin thị trường đến người dân và doanh nghiệp yên tâm, ổn định sản xuất trong thời gian các bộ, ban, ngành chức năng đàm phán với Chính phủ Hoa Kỳ.

- Hướng dẫn ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến nhằm tối ưu hóa chuỗi sản xuất để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, áp dụng triệt để các biện pháp giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, quan tâm xây dựng thương hiệu, đảm bảo kiểm soát và truy xuất nguồn gốc xuất xứ để tránh bị Hoa Kỳ áp gian lận nguồn gốc hàng hóa và tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm. Sẵn sàng cho kịch bản không thể đàm phán, nỗ lực chuyển hướng xuất khẩu sang các thị trường Trung Quốc và Hồng Kông, Hàn Quốc, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, đồng thời tìm kiếm thị trường mới.

- Tổ chức liên kết sản xuất để giảm khâu trung gian, phối hợp và hỗ trợ các doanh nghiệp chế biến tăng sản lượng thu mua và tạm trữ nguyên liệu trong thời gian thị trường xuất khẩu vào Hoa Kỳ chưa được đàm phán mức áp thuế phù hợp, tạo điều kiện cho doanh nghiệp đẩy nhanh giao hàng trong 1 - 3 tháng tới.

- Quan tâm phát triển các sản phẩm phù hợp, hỗ trợ, tổ chức cho các doanh nghiệp chế biến, người dân nuôi trồng thủy sản liên kết với chuỗi các hệ thống siêu thị, các khách sạn, nhà hàng để tăng cường tiêu thụ nội địa.

- Kịp thời thông tin về tình hình sản xuất, giải pháp hạn chế tác động xấu khi Hoa Kỳ áp thuế đối ứng đối với ngành hàng thủy sản nhập khẩu từ Việt Nam để kịp thời phối hợp với Cục tham mưu cho Bộ Nông nghiệp và Môi trường chỉ đạo sản xuất.

Xem thêm
Xây dựng thương hiệu yến Việt: [Bài 3] Chinh phục thị trường tỷ dân

Là quốc gia tiêu thụ tổ yến lớn nhất thế giới, Trung Quốc đang dần trở thành thị trường 'vàng' cho sản phẩm yến sào Việt Nam.

Tuyên truyền rộng rãi ‘5 không’ phòng bệnh dại trên chó mèo

VĨNH LONG Tuyên truyền nhằm nâng cao ý thức của người nuôi, đồng thời hướng đến xây dựng vùng an toàn bệnh dại trên chó, mèo.

Nghệ An đặt mục tiêu trên 400 nghìn tấn lương thực vụ hè thu - mùa

Dựa vào tình hình thực tế, ngành nông nghiệp Nghệ An phấn đấu hoàn thành mục tiêu 400.360 tấn lương thực tại vụ hè thu - mùa năm 2025.

Sản xuất cà phê sạch, bền vững

Dự án thúc đẩy sản xuất cà phê bền vững, tập trung quản lý chất thải, nâng cao nhận thức nông dân sau gần 2 năm triển khai đã đạt nhiều kết quả tích cực.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Bàn giải pháp phát triển nông nghiệp, thủy sản tuần hoàn

KIÊN GIANG Chuyển đổi luân canh lúa – thủy sản, rau màu, biến phụ phẩm thành phân bón hữu cơ, than sinh học bón lại cho đất giúp nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp.

Quảng Ninh ban hành Chỉ thị mới về bảo vệ rừng

UBND tỉnh Quảng Ninh vừa ban hành Chỉ thị số 03/CT-UBND về tăng cường quản lý, bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng.