Nấm đầu khỉ: Dược liệu quý tốt cho não, bảo vệ dạ dày
Chủ Nhật 09/10/2022 , 08:00 (GMT+7)Cách trung tâm Hà Nội hơn 20km, một trang trại có diện tích 800m2 chuyên trồng loại nấm có hình đầu khỉ được coi là nguồn dược liệu quý sử dụng trong y học.

Nấm hầu thủ (nấm đầu khỉ) tươi thường mọc trên các thân cây gỗ tán rộng bị mục nát. Hiện nay, loại nấm này đã được nuôi trồng nhân tạo thành công ở nước ta và các quốc gia khác như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc...

Anh Phạm Văn Giang chủ trại nấm ở thôn Đìa, xã Nam Hồng, huyện Đông Anh, Hà Nội, cho biết: “Phôi nấm hầu thủ được nhập trực tiếp từ Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Sau 3 năm nuôi trồng hiện nay mô hình đã đi vào hoạt động ổn định, trung bình 1 năm doanh thu từ nấm hầu thủ đạt hơn 300 triệu đồng”.

Với mỗi bịch giá thể được trộn cám ngô, cám gạo, mùn bồ đề theo tỷ lệ kết hợp độ ẩm khoảng 65%. Các bịch giá thể được hấp nhiệt độ cao với thời gian lên tới 10 tiếng nhằm tiệt trùng đảm bảo môi trường phát triển của nấm.

Theo anh Giang, thời điểm cấy phôi các giá thể nuôi trồng nấm được cấy trong phòng vô trùng, mỗi phôi thu được 3 lứa. Tính trung bình 1 bịch giá thể sẽ thu được 3 đến 4 lạng nấm hầu thủ.

Kết thúc quá trình cấy phôi, các bịch giá thể sẽ được đưa vào phòng ươm tơ, thời gian ươm khoảng 3 tháng trong phòng nhiệt độ 26 độ. Sau đó được chuyển qua nhà nuôi trồng, khoảng 20 ngày sau nấm sẽ suất hiện.

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học trên thế giới chứng minh rằng nấm hầu thủ có tác dụng: Hiệu quả tốt trong điều trị bệnh nhân Alzheimer; làm chậm quá trình lão hoá và phục hồi các neuron thần kinh; tăng cường hệ miễn dịch; các chất chiết xuất được từ nấm hầu thủ có tác dụng giảm thấp nhất tác hại của xạ trị và hoá trị liệu trong điều trị ung thư...

Ngày nay, y học hiện đại đã sử dụng nấm hầu thủ một cách rộng rãi để điều trị các bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa như rối loạn đường ruột, chán ăn, viêm loét và đau dạ dày, hỗ trợ điều trị ung thư dạ dày.

Còn theo y học cổ truyền, nấm hầu thủ được coi là dược liệu có tác dụng chữa bệnh. Các hợp chất trong nấm có tác dụng chống oxy hóa, điều chỉnh lượng lipid máu và giảm lượng đường trong máu.

Nấm hầu thủ non có màu trắng hay trắng ngà, thịt nấm màu trắng, khi già có màu vàng hoặc vàng sậm, các tua nấm chính là lớp bào tầng, có chiều dài từ 0,5 đến 3cm.

Trong y học cổ truyền nấm hầu thủ thường được sử dụng ở dạng khô, có thể dùng riêng hoặc phối hợp với một số vị thuốc khác (nên tham khảo ý kiến thầy thuốc hoặc bác sĩ trước khi sử dụng loại thảo dược này). Anh Giang cho biết, tính trung bình cứ 10 kg nấm hầu thủ tươi mới được 1kg nấm khô.
tin liên quan

Bộ Nông nghiệp và Môi trường ký loạt thỏa thuận về khoa học công nghệ
Sáng 10/5, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến, đại diện Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã ký loạt thỏa thuận hợp tác về phát triển khoa học công nghệ với các hiệp hội chuyên ngành.

Gấp rút hoàn thành công tác chuẩn bị cho Hội nghị triển khai Nghị quyết 57
Những công đoạn chuẩn bị cuối cùng cho Hội nghị triển khai Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW trong ngành nông nghiệp và môi trường đang được gấp rút hoàn thiện chiều 9/5.

Đại lễ Vesak 2025 vì Hòa bình thế giới và Phát triển bền vững
Đại lễ Vesak 2025 mang thông điệp có ý nghĩa sâu sắc trong bối cảnh thế giới đang đối mặt với nhiều thách thức như xung đột, bất bình đẳng...

Làng nghề dệt đũi chuyên làm sản phẩm cho các nguyên thủ
Đũi của làng dùng để may áo dài, quần áo nam, cà vạt…được nhiều nguyên thủ quốc gia, phu nhân các nguyên thủ thế giới ưa thích.

Các đại biểu Quốc hội vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh
Sáng 5/5, các lãnh đạo Đảng, Nhà nước cùng các đại biểu Quốc hội tham dự kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV đã vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Non nước Tuyên Quang hút hồn du khách
Tuyên Quang trở thành điểm hẹn của hơn 150 nghìn du khách trong kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5, mở đầu ấn tượng cho Năm du lịch Tuyên Quang 2025.