| Hotline: 0983.970.780

Mo cau- từ phế phẩm trở thành hữu ích

Thứ Năm 22/05/2025 , 15:57 (GMT+7)

Kiên Giang Tận dụng những chiếc mo cau rụng trong vườn, nông dân thu gom bán cho các cơ sở làm chén, đĩa, khay giúp tăng thu nhập.

Kiên Giang là tỉnh có diện tích sản xuất theo mô hình xen canh khóm (dứa), cau, dừa lên đến hàng ngàn ha, tập trung chủ yếu ở huyện Châu Thành. Trong đó, cây cau vừa là cây tạo bóng mát cho cây khóm, vừa cho thu nhập từ bán trái và gần việc bán mo cau cũng mang lại thu nhập đáng kể cho người dân.

Trước đây, mo cau – phần bẹ khô rụng tự nhiên từ cây cau vốn chỉ được dùng để nhóm bếp, lót chuồng, hoặc bỏ mặc phân hủy, nhưng những năm gần đây mo cau còn được thu mua để làm chén, đĩa, khay... 

Mo cau sau khi già sẽ tự rụng, được thu gom phơi khô, sau đó ngâm nước, rửa sạch rồi cho vào máy ép nhiệt để tạo hình, khử trùng bằng tia UV để tránh nấm mốc. Từ đó, có thể tạo ra rất nhiều sản phẩm đa dạng phục vụ dụng sinh hoạt hàng ngày như: tô, chén, đĩa, muỗng, khay đựng đồ hình vuông, tròn, chữ nhật…

Ông Thái thu gom mo cau khô để bán, tăng thu nhập từ mô hình vườn trồng khóm, cau, dừa. Ảnh: Trung Chánh.

Ông Thái thu gom mo cau khô để bán, tăng thu nhập từ mô hình vườn trồng khóm, cau, dừa. Ảnh: Trung Chánh.

Ông Dư Văn Thái (ở xã Bình An, huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang) là một trong những nhà vườn tiên phong thu gom mo cau để bán cho biết: “Mỗi chiếc mo cau đạt chuẩn, bề ngang từ 30cm trở lên sau khi phơi khô được thương lái thu mua với giá 1.000 đồng/cái. Với 2 ha sản xuất theo mô hình xen canh khóm, cau, dừa, tôi có thể gom được hàng ngàn chiếc mo cau để bán, có thêm nguồn nhập, thay vì vứt bỏ tại vườn gây ô nhiễm”.

Hiện nay một số dự án khởi nghiệp lựa chọn nguyên liệu mo cau để tạo ra các sản phẩm thân thiện với môi trường nhằm thay thế sản phẩm nhựa sử dụng một lần. Các sản phẩm này được thị trường ưa chuộng do có nguồn gốc nguyên liệu tự nhiên, an toàn cho sức khỏe người sử dụng và đặc biệt là khả năng tự phân hủy nhanh, hạn chế ô nhiễm môi trường, đáp ứng tốt nhu cầu sống xanh hiện nay. Sản phẩm từ mo cau không chỉ được tiêu thụ trong nước mà còn xuất khẩu sang nhiều quốc gia như Hàn Quốc, Mỹ, Canada và Hà Lan.

Việc thu gom và chế biến mo cau không chỉ giúp người dân tăng thu nhập mà còn góp phần bảo vệ môi trường, giảm thiểu rác thải nông nghiệp. Đây là hướng đi phù hợp với xu thế phát triển bền vững và kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp. Với diện tích trồng cau lớn, Kiên Giang có tiềm năng áp dụng mô hình này để tăng giá trị kinh tế từ cây cau. 

Xem thêm
Thêm 829 mã vùng trồng, 131 mã đóng gói sầu riêng được Trung Quốc chấp thuận

Tổng cục Hải quan Trung Quốc (GACC) chính thức công nhận thêm 829 mã số vùng trồng và 131 mã số cơ sở đóng gói sầu riêng của Việt Nam.

Ngành thương mại, dịch vụ đứng đầu nhu cầu tuyển dụng tháng 4/2025

Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội vừa công bố báo cáo về tình hình thị trường lao động tháng 4/2025, dự báo về nhu cầu tuyển dụng trong thời gian tới.

GrowMax được vinh danh vì những đóng góp xuất sắc cho KHCN Việt Nam

Trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao, GrowMax được vinh danh nhờ các sản phẩm thức ăn chức năng Specific TPD và quy trình nuôi tôm tuần hoàn nước - an toàn sinh học.

Thao túng tài sản mã hóa có thể bị phạt tới 2 tỷ đồng

Lần đầu tiên, Bộ Tài chính đề xuất đưa đối tượng này vào diện xử phạt hành chính, nhằm kiểm soát rủi ro và tạo nền tảng pháp lý cho thị trường đang thí điểm.

5 dự án trọng điểm của TP.HCM sẽ hoàn thành trong năm 2025

Đó là Nhà ga T3 Tân Sơn Nhất, đường nối Trần Quốc Hoàn - Cộng Hòa, 2 nút giao An Phú, Mỹ Thủy và QL50 mở rộng, tổng mức đầu tư 24.300 tỷ đồng.

Đề xuất thuế TTĐB nước giải khát có đường: Cần đánh giá tác động đa chiều

Việc đưa nước giải khát có đường vào diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt tạo ra tranh luận về mục tiêu bảo vệ sức khỏe cộng đồng và ảnh hưởng kinh tế, xã hội.