Bộ NN-PTNT phối hợp với UBND tỉnh Kiên Giang tổ chức Diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp với chủ đề Giải pháp xử lý môi trường sản xuất tôm - lúa vùng ĐBSCL. Ảnh: Hoàng Vũ.
Sáng 16/5, tại huyện An Biên (Kiên Giang), Bộ NN-PTNT phối hợp với UBND tỉnh Kiên Giang tổ chức Diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp với chủ đề Giải pháp xử lý môi trường sản xuất tôm - lúa vùng ĐBSCL. Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam tới dự và chủ trì diễn đàn.
Hơn 20 năm con tôm từ biển vào đồng
Mô hình đưa con tôm từ biển vào nuôi trên ruộng lúa (luân canh 1 vụ tôm, 1 vụ lúa) ở các tỉnh ven biển vùng ĐBSCL xuất hiện cách hàng chục năm. Từ năm 2000, khi Nghị quyết số 09/2000/NQ-CP cho phép chuyển đổi những vùng đất kém hiệu quả (sản xuất lúa, sản xuất muối, vùng đầm lầy ven biển) sang nuôi tôm. Giai đoạn 2000 - 2005, tổng diện tích chuyển đổi sang nuôi trồng thủy sản là 310.814ha, trong đó từ đất trồng lúa là 297.187ha.
Diện tích sản xuất tôm - lúa vùng ĐBSCL ngày càng tăng nhanh do thích ứng tốt với biến đổi khi hậu và mang lại hiệu quả cao. Ảnh: Hoàng Vũ.
Theo Tổng cục Thủy sản (Bộ NN-PTNT), mô hình luân canh tôm - lúa phát triển rất nhanh, khởi đầu với phương thức quảng canh truyền thống và sau đó chuyển sang phương thức nuôi quảng canh cải tiến. Nếu như năm 2015, diện tích nuôi tôm - lúa vùng ĐBSCL đạt 176.000ha thì đến năm 2021 đã tăng lên 207.768ha, sản lượng tôm nuôi đạt 128.752 tấn.
Thời gian qua, nhà nước và các tổ chức nghiên cứu hỗ trợ phát triển đã nhận định đúng lợi thế, thách thức để thực hiện một số chương trình, dự án phát triển mô hình tôm - lúa vùng ĐBSCL. Từ đó, đã tạo ra một số mô hình nuôi tôm kết hợp trồng lúa hiệu quả, thích ứng với biến đổi khí hậu, đặc biệt là ở vùng bán đảo Cà Mau, gồm các tỉnh Bạc Liêu, Cà Mau và Kiên Giang.
ĐBSCL với lợi thế về điều kiện tự nhiên, mô hình nuôi tôm lúa có diện tích khá lớn, hiệu quả kinh tế cao, trung bình đạt từ 60 - 70 triệu đồng/ha. Kỹ thuật canh tác luân canh tôm - lúa đa dạng, khác nhau giữa các địa phương. Mô hình nuôi tôm - lúa quảng canh truyền thống được áp dụng phổ biến ở Cà Mau và Bạc Liêu, nuôi với mật độ thưa 2 - 5 con/m2, thức ăn chủ yếu phụ thuộc vào nguồn thức ăn tự nhiên, năng suất khoảng 200 - 300 kg/ha. Nuôi tôm - lúa quảng canh cải tiến áp dụng nhiều ở Kiên Giang và Sóc Trăng, mật độ nuôi 5 - 10 con/m2, có bổ sung thức ăn công nghiệp, năng suất đạt 400 - 600 kg/ha.
Sản xuất lấp lại vụ lúa vào những tháng mùa mưa, với các giống trồng phổ biến là ST, Một Bụi Đỏ, OM2017, OM5451… năng suất đạt 5 - 6 tấn/ha. Trong vụ nuôi tôm, nông dân còn nuôi xen ghép thêm cua biển, cá nước mặn - lợ, vụ lúa thì thả xen thêm tôm càng xanh, cá nước ngọt để tăng hiệu quả sử dụng đất.
Giám đốc Sở NN-PTNT Kiên Giang Nguyễn Văn Dũng khẳng định, phát triển nuôi tôm là ngành kinh tế trọng điểm của tỉnh. Mặc dù nuôi tôm chỉ chiếm 5% diện tích nuôi thủy sản của tỉnh nhưng chiếm tới 30% về sản lượng. Trong 10 năm (2010 - 2020), diện tích tôm - lúa của tỉnh Kiên Giang tăng bình quân 6,67%, từ gần 65.000ha lên trên 102.500ha và kế hoạch năm 2022 tăng diện tích lên 107.000ha.
“Nông dân cũng đã nhanh chóng chuyển đổi tư duy từ tập trung sản xuất lúa sang phát triển kinh tế da dạng. Không chỉ nuôi xen các loại tôm sú, thẻ chân trắng, càng xanh mà còn kết hợp với cua biển, sò… Trồng lúa thơm chất lượng cao và đạt chuẩn hữu cơ, từ đó nâng cao giá trị, tăng thu nhập”, ông Dũng cho biết.
Phát triển mô hình tôm - lúa bền vững
Để góp phần cải thiện năng suất, sản lượng và hiệu quả kinh tế của mô hình luân canh tôm - lúa, cần chú trọng quan tâm đến kỹ thuật nuôi, như: chọn giống chất lượng và được ương trước khi thả ra ruộng nuôi, tỷ lệ mương nước/vuông nuôi, độ sâu mực nước trên trảng vuông nuôi phải phù hợp. Đảm bảo về mật độ cũng như số lần thả nuôi/vụ, thay nước có kiểm soát, quản lý tốt môi trường nuôi, nâng cao tỷ lệ sống, giảm chi phí sản xuất. Xây dựng chuỗi liên kết sản xuất tôm - lúa theo hướng hữu cơ, xây dựng thương hiệu và phát triển thị trường tiêu thụ…
Các công ty, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, kinh doanh lúa gạo đã ký kết chương trình hợp tác với vơi các địa phương về sản xuất và tiêu thụ các phẩm phẩm từ mô hình tôm - lúa. Ảnh: Hoàng Vũ.
Ông Lê Quốc Thanh, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia cho biết, thời gian qua đơn vị đã triển khai các biện pháp cụ thể, xây dựng mô hình khuyến nông. Chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật nuôi tôm 2 giai đoạn, luân canh và xen canh tôm - lúa, chia thành 2 - 3 lần thả giống giúp tận dụng hiệu quả diện tích mặt nước.
Ứng dụng chế phẩm sinh học trong quản lý môi trường và sức khỏe tôm nuôi, tích hợp đa giá trị theo chuỗi giá trị, nhằm bảo vệ môi trường, hạn chế dịch bệnh và nâng cao giá trị sản phẩm cả tôm và lúa.
Bộ NN-PTNT đã chỉ đạo Tổng cục Thủy sản chủ trì, phối hợp với các đơn vị, địa phương tập trung nghiên cứu, phát triển mô hình tôm - lúa bền vững vùng ĐBSCL, góp phần thực hiện thành công kế hoạch hành động quốc gia phát triển ngành tôm Việt Nam đến năm 2025 và đề án tổng thể phát triển ngành công nghiệp tôm Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045.
Thảo luận tại diễn đàn, các đại biểu đã kiến nghị cần tập trung đầu tư kết cấu cơ sở hạ tầng, nhất là thủy lợi phục vụ cho sản xuất tôm - lúa, đặc biệt là ở các vùng được xác định trọng điểm cần nhân rộng. Bên cạnh đó, các hộ dân cũng cần thiết kế lại hạ tầng của vuông nuôi theo hình thức liền kề, xem như mỗi hộ là một ô thủy lợi khép kín, nhằm thích ứng với điều kiện thời tiết bất lợi, đảm bảo ổn định các yếu tố môi trường nước trong thời gian nuôi, giúp cho công tác sản xuất hiệu quả hơn.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Lê Văn Sử cho rằng, để mô hình tôm - lúa thành công và bền vững, cần tổ chức lại sản xuất, thu hoạch chế biến và thương mại hóa. Trong đó, cần làm tốt công tác quy hoạch, xác định ranh giới diện tích nuôi tôm - lúa vùng ven biển vào đến đâu, ở những khu vực cụ thể nào. Đầu tư cơ sở hạ tầng đồng bộ, chủ động điều tiết nguồn nước, vì sản xuất tôm - lúa cần có cả nước mặn và nước ngọt.
Tại diễn đàn, các công ty, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, kinh doanh lúa gạo đã ký kết chương trình hợp tác với các địa phương về xây dựng và phát triển vùng nguyên liệu tôm - lúa, ký với các hợp tác xã về sản xuất và tiêu thụ các phẩm phẩm từ mô hình tôm - lúa.
Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam đánh giá cao việc chuyển đổi sản xuất tôm - lúa ở các tỉnh ven biển vùng ĐBSCL, mang lại hiệu quả tích cực cả về kinh tế, môi trường và xã hội. Đây là mô hình thích ứng tốt với biển đổi khí hậu, xâm nhập mặn ngày càng gia tăng. Diện tích chuyển đổi sang mô hình sản xuất tôm - lúa ở ĐBSCL tăng nhanh trong thời gian qua và giá trị sản xuất hiện đạt hơn 100 triệu đồng/ha, mang lại thu nhập tốt cho nông dân vùng ven biển.
Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam chủ trì và phát biểu chỉ đạo diễn đàn. Ảnh: Hoàng Vũ.
Theo Thứ trưởng Trần Thanh Nam, để sản xuất tôm - lúa bền vững, hiệu quả, ngoài việc đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng, ứng dụng khoa học kỹ thuật thì cần phải tổ chức liên kết sản xuất theo mô hình hợp tác xã. Các địa phương trong vùng cần liên kết tạo vùng nguyên liệu lớn liên tỉnh, gắn với cánh đồng lớn. Cùng nhau xây dựng thương hiệu lúa thơm - tôm sạch vùng ĐBSCL, chứ không làm riêng lẻ từng địa phương.
So với lượng thuốc BVTV sử dụng trung bình của cả nước ở mức xấp xỉ 3,2 kg/ha/năm thì Hà Nội chỉ khoảng 1,5kg/ha/năm, thậm chí ở Thanh Oai chỉ 0,2 kg/ha/năm.
UBND tỉnh yêu cầu tập trung khôi phục sản xuất, tiêu úng cho cây trồng sau đợt mưa lớn, đồng thời đảm bảo an toàn đê điều và vệ sinh môi trường vùng bị ngập.
Đảng bộ VRG xác định, trong giai đoạn 2025-2030 sẽ thực hiện 5 đột phá để VRG trở thành tập đoàn kinh tế hàng đầu trong nông nghiệp, tăng trưởng xanh, phát triển bền vững.
Bộ Nông nghiệp và Môi trường họp tháo gỡ chính sách đất đai, khoáng sản theo mô hình chính quyền hai cấp, hướng tới phát triển bền vững đất nước trong kỷ nguyên mới.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La Nguyễn Thành Công yêu cầu các sở, ngành, địa phương tập trung cao độ PCTT cho vùng phía Đông nam tỉnh, không chủ quan tại các vùng khác.
Chính quyền địa phương ở Điện Biên chủ động rà soát, di dời người dân khỏi vùng có nguy cơ sạt lở nhằm đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản trong mùa mưa lũ.
Chính quyền cấp xã ở Điện Biên chủ động xây dựng phương án, ứng phó thiên tai, góp phần giảm thiểu thiệt hại, bảo vệ an toàn tính mạng và tài sản cho người dân.
Ninh Bình là tỉnh chịu ảnh hưởng nặng nề nhất với 10.953 ha bị ngập, Bắc Giang có 174 ha. Các địa phương khác vẫn đang tiếp tục cập nhật số liệu thiệt hại.
Trung ương giữ vai trò quan trọng trong những bước đi đầu tiên, giúp cấp xã chủ động ứng phó thiên tai theo phương châm '4 tại chỗ' trong bối cảnh chính quyền 2 cấp.
SƠN LA Mặc dù Trung tâm kỹ thuật Nông nghiệp tỉnh Sơn La mới thành lập được hơn 2 tuần, nhưng công việc nơi đây đang được vận hành kịp thời nhờ áp dụng công nghệ số.