| Hotline: 0983.970.780

Làng chuyên làm bánh đa nem tất bật chuẩn bị hàng Tết

Thứ Năm 06/01/2022 , 21:35 (GMT+7)

Tranh thủ thời tiết nắng ráo, người dân xã Thạch Hưng, TP Hà Tĩnh tăng công suất lên 4 đến 5 lần mới đủ nguồn hàng cung ứng dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần.

Nghề làm bánh đa nem là nghề truyền thống của người dân Thạch Hưng, TP Hà Tĩnh. Trước đây, khi công nghệ chưa phát triển, lượng hàng sản xuất ra chủ yếu tiêu thụ nội thành phố

Nghề làm bánh đa nem là nghề truyền thống của người dân Thạch Hưng, TP Hà Tĩnh. Trước đây, khi công nghệ chưa phát triển, lượng hàng sản xuất ra chủ yếu tiêu thụ nội thành phố

Tranh thủ trời nắng, gần 100 hộ dân trong xã tất bật phơi bánh xuyên trưa trên cánh đồng, đường làng .

Tranh thủ trời nắng, gần 100 hộ dân trong xã tất bật phơi bánh xuyên trưa trên cánh đồng, đường làng .

Vào thời điểm cuối năm gần Tết Nguyên đán, nhu cầu của người tiêu dùng tăng cao, làng nghề cũng hoạt động nhiều gấp 4 đến 5 lần.

Vào thời điểm cuối năm gần Tết Nguyên đán, nhu cầu của người tiêu dùng tăng cao, làng nghề cũng hoạt động nhiều gấp 4 đến 5 lần.

Chị Trần Thị Cảnh, thôn Bình cho biết, nguyên liệu chính để làm bánh đa nem là gạo, đường và muối. Gạo sẽ được ngâm khoảng 2 đến 3 tiếng, để ráo rồi xay thành bột, sau đó đường được đun lên đến độ cháy nhất định, đổ vào nước và hòa tan với bột rồi tráng bánh.

Chị Trần Thị Cảnh, thôn Bình cho biết, nguyên liệu chính để làm bánh đa nem là gạo, đường và muối. Gạo sẽ được ngâm khoảng 2 đến 3 tiếng, để ráo rồi xay thành bột, sau đó đường được đun lên đến độ cháy nhất định, đổ vào nước và hòa tan với bột rồi tráng bánh.

Để bánh được dai, ngon đòi hỏi phải có kỹ thuật trong việc ngâm gạo và phơi.

Để bánh được dai, ngon đòi hỏi phải có kỹ thuật trong việc ngâm gạo và phơi.

Bột bánh được tráng thủ công trên những tấm phên làm bằng tre, sau đó mang đi phơi nắng.

Bột bánh được tráng thủ công trên những tấm phên làm bằng tre, sau đó mang đi phơi nắng.

Khi phơi được khoảng 3 tiếng, người dân thu gom những tấm phên tráng bánh để đưa về nhà cắt.

Khi phơi được khoảng 3 tiếng, người dân thu gom những tấm phên tráng bánh để đưa về nhà cắt.

Vào mùa Hè bánh được phơi khoảng 1 đến 2 tiếng, còn mùa Đông phải phơi đến 3 tiếng. Việc phơi bánh cũng phải có kỹ thuật để bánh không bị mốc, giòn, nứt vỡ.

Vào mùa Hè bánh được phơi khoảng 1 đến 2 tiếng, còn mùa Đông phải phơi đến 3 tiếng. Việc phơi bánh cũng phải có kỹ thuật để bánh không bị mốc, giòn, nứt vỡ.

Bánh đa nem Thạch Hưng hiện có mặt từ Bắc vào Nam và rất được khách hàng ưa chuộng vì không sử dụng hóa chất. Bánh tráng ở đây mỏng, dai ngon và cực kì dễ cuốn.

Bánh đa nem Thạch Hưng hiện có mặt từ Bắc vào Nam và rất được khách hàng ưa chuộng vì không sử dụng hóa chất. Bánh tráng ở đây mỏng, dai ngon và cực kì dễ cuốn.

Hiện tại mỗi tệp 100 cái có giá bán 17.000 đồng, vào dịp Tết giá tăng lên từ 20.000 đến 25.000 đồng.

Hiện tại mỗi tệp 100 cái có giá bán 17.000 đồng, vào dịp Tết giá tăng lên từ 20.000 đến 25.000 đồng.

Ông Nguyễn Chính Đàn, Chủ tịch UBND xã Thạch Hưng cho biết, toàn xã hiện có khoảng 30 máy tráng với gần 100 hộ sản xuất.

Ông Nguyễn Chính Đàn, Chủ tịch UBND xã Thạch Hưng cho biết, toàn xã hiện có khoảng 30 máy tráng với gần 100 hộ sản xuất.

Nghề làm bánh đa nem xã Thạch Hưng đã được UBND tỉnh công nhận là làng nghề truyền thống vào ngày 29/10/2021.

Nghề làm bánh đa nem xã Thạch Hưng đã được UBND tỉnh công nhận là làng nghề truyền thống vào ngày 29/10/2021.

Thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều cơ sở trên địa bàn xã đã đăng ký tham gia Chương trình OCOP và được chấm đạt chuẩn 2 và 3 sao.

Thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều cơ sở trên địa bàn xã đã đăng ký tham gia Chương trình OCOP và được chấm đạt chuẩn 2 và 3 sao.

Những tháng bình thường, bình quân mỗi gia đình làm từ 3.000 đến 6.000 bánh/ngày. Tuy nhiên, tháng Tết các cơ sở có thể tăng công suất lên gấp 2 đến 3 lần mới đủ nguồn hàng.

Những tháng bình thường, bình quân mỗi gia đình làm từ 3.000 đến 6.000 bánh/ngày. Tuy nhiên, tháng Tết các cơ sở có thể tăng công suất lên gấp 2 đến 3 lần mới đủ nguồn hàng.

Xem thêm
Tăng sức 'đề kháng' cho ngành chăn nuôi trước dịch bệnh

Lead: Bản tin NN&MT tối 23/7 mang đến những thông tin thời sự nổi bật: Tăng sức ‘đề kháng’ cho ngành chăn nuôi trước dịch bệnh; Việt Nam nỗ lực vì môi trường bền vững; Tây Ninh tạo đột phá với chăn nuôi công nghệ cao… Mời quý vị cùng theo dõi!

Tạo giá trị khác biệt đối với 4 cây trồng lợi thế: chuối, dứa, dừa, chanh dây.

Chương trình tọa đàm với sự tham dự của các diễn giả: Bà Nguyễn Thị Thanh Thủy, nguyên Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (Bộ NN-PTNT); Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ Tịch HĐQT Công ty CP Nafoods; Ông Phạm Quốc Liêm, Chủ tịch Công ty cổ phần nông nghiệp U&I (Unifarm); Bà Nguyễn Thị Kim Thanh, Chủ tịch Hiệp hội Dừa Việt Nam; Ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam. Nhà báo Trần Cao, Phó Tổng biên tập Báo Nông nghiệp và Môi trường điều hành tọa đàm.

Chuẩn bị mọi kịch bản 'ứng phó' với hoàn lưu bão số 3

Sơn La Ông Nguyễn Thành Công Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La yêu cầu các sở, ngành, các địa phương tập trung triển khai quyết liệt các biện pháp, giải pháp ứng phó hoàn lưu bão số 3.

Câu chuyện con tôm, vùng đất, và giấc mơ liên kết

Tỉnh Cà Mau mới, nếu đặt con tôm vào trung tâm của liên kết, người dân vào trung tâm của chính sách, hệ sinh thái vào trung tâm của phát triển, thì con tôm ấy sẽ mang theo cả một niềm tin vươn ra thế giới.

Bình luận mới nhất