
Mùa mưa luôn là giai đoạn nhạy cảm nhất trong vụ nuôi tôm của bà con nông dân. Ảnh: Gia Phú.
Mùa mưa luôn là giai đoạn nhạy cảm nhất trong vụ nuôi tôm
Sự thay đổi đột ngột của môi trường nước không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn làm tăng tỷ lệ hao hụt và nguy cơ dịch bệnh trên tôm. Hiểu được đặc điểm của mùa mưa và chuẩn bị giải pháp từ sớm là chìa khóa giúp người nuôi chủ động giữ vững năng suất.
Tại sao lại như vậy?
Vì tôm là động vật biến nhiệt, cực kỳ nhạy cảm với môi trường. Sự thay đổi đột ngột môi trường sẽ khiến tôm bị sốc, giảm ăn, chậm lớn, sức đề kháng suy giảm và dịch bệnh bùng phát.
Tìm hiểu nước mưa: Nước mưa thường lạnh vì là nước ngưng tụ nên nhiệt độ thấp hơn không khí.
Nước mưa có pH, độ Kiềm thấp, không có độ mặn và thành phần khoáng chất bị thiếu hụt.
Những bất lợi nước mưa mang đến cho ao nuôi tôm:
Nước mưa kéo theo những biến động môi trường ao nuôi như giảm pH, Kiềm, độ mặn, khoáng chất bị pha loãng.
Nước mưa gây phân tầng oxy, nhiệt độ, sự xáo trộn nền đáy và phân hủy kém khiến khí độc gia tăng. Ở những ao đất thì dễ bị xì phèn và rửa trôi từ bờ ao làm độc đục tăng cao. Mưa là thời điểm địch hại phát triển như cá, nòng nọc.

Mùa mưa tôm rất dễ bị đen mang, đốm đen. Ảnh: Gia Phú.
Mùa mưa tiết trời âm u làm giảm quang hợp của tảo thiếu oxy hòa tan và khi mưa lớn liên tục cũng dễ làm sụp tảo.
Ảnh hưởng đến tôm như thế nào?
Việc thay đổi như vậy dẫn đến tôm bị sốc, giảm ăn, chậm lớn, tôm dễ bị mềm vỏ, dị hình, lột xác không hoàn toàn và tăng nguy cơ nhiễm vi khuẩn, nấm và ký sinh trùng.

Nuôi tôm vào mùa mưa, tôm dễ bị vàng mang và phụ bộ do xì phèn hoặc rửa trôi phèn. Ảnh: Gia Phú.
Vì vậy vào mùa mưa tôm thường bị các bệnh như trống ruột, đốm đen, đen mang, rớt cục thịt, cong thân, đục cơ, vàng mang. Việc xuất hiện mưa liên tục cũng khiến cho việc kiểm soát các bệnh này khó khăn hơn.
Giải pháp chủ động trong mùa mưa để giữ tôm nuôi khỏe mạnh
Đầu tiên phải chủ động và chuẩn bị và cần theo dõi thông tin thời tiết trên các phương tiện truyền thông hoặc các kênh điện tử.
Tăng cường quạt nước, sục khí ở các ao lớn hoặc mật độ cao. Dự trữ đầy đủ các vật tư như vôi, Zeolite, oxy viên, Yucca, khoáng chất, men vi sinh.

Tôm bị rớt cục thịt sau mưa. Ảnh: Gia Phú.
Kiểm tra hệ thống thoát nước, rào chắn chống cá tạp và nòng nọc. Kiểm tra thường xuyên và ổn định các yếu tố môi trường.
Quản lý môi trường và sức khỏe tôm
Mục tiêu | Giải pháp |
Chống sốc & tăng sức đề kháng | Trộn ăn và tạt sản phẩm San Anti Shock |
Bổ sung khoáng chất | Định kỳ tạt Sanramix 3–5 kg/1000 m³, tùy vào mật độ nuôi |
Ổn định pH – Kiềm | Sử dụng SD Super Alkaline, Calcibest |
Sát khuẩn, ngừa mầm bệnh | Tạt Vitro hoặc Bioxide 150, sau đó cấy lại vi sinh Aqua BB |
Bảo vệ đường ruột & gan tụy | Trộn ăn men đường ruột Bacdoci, và Hepavirol Plus định kỳ |
Xử lý phèn – kim loại nặng | Dùng sản phẩm chuyên biệt như Toxinpond, Etasan định kỳ |
Kiểm soát khí độc sau mưa | Tạt Zeolite, Yucca (như Yucado) kết hợp hút bùn đáy |
Lưu ý khi mưa lớn và kéo dài
Trướt nhất, cần cắt, giảm lượng thức ăn khi thời tiết xấu. Tăng oxy viên vào ban đêm trời âm u. Hạn chế làm xáo trộn đáy, tránh làm tôm bị sốc. Theo dõi sát sức khỏe tôm qua hoạt động bơi, ăn và màu sắc trên thân tôm.

SANRAMIX là sản phẩm khoán đa vi lượng có nguồn góc tự nhiên do Công ty Sando sản xuất. Ảnh: Gia Phú.
SANRAMIX là sản phẩm khoáng đa, vi lượng có nguồn gốc tự nhiên, sản phẩm mịn, tinh khiết, ít tạp chất và có tỷ lệ phói trộn thích hợp, sản phẩm ổn định và được kiểm soát các chỉ tiêu an toàn trong nuôi trồng thủy sản. Vì vậy khoáng SANRAMIX rất cần thiết cho việc nuôi tôm mùa mưa.
Trong bối cảnh biến đổi khí hậu và thời tiết ngày càng cực đoan, việc chủ động ứng phó mùa mưa là một phần thiết yếu trong chiến lược nuôi tôm bền vững.