| Hotline: 0983.970.780

‘Cộng đồng Tiến Nông’ kiến tạo nền nông nghiệp xanh, hiện đại

Thứ Tư 02/07/2025 , 15:02 (GMT+7)

Tiến Nông không chỉ cung cấp giải pháp dinh dưỡng cho cây trồng, mà còn triển khai các giải pháp hỗ trợ tiêu thụ nông sản, góp phần nâng cao thu nhập cho bà con.

Phân bón Tiến Nông khẳng định chất lượng vượt trội

Mới đây, tại xã Hoằng Giang, tỉnh Thanh Hóa, Trung tâm Nghiên cứu phát triển Khoa học và Công nghệ Tiến Nông (thuộc Công ty Cổ phần Công Nông nghiệp Tiến Nông, gọi tắt là Công ty Tiến Nông) đã tổ chức Hội nghị đầu bờ “Đánh giá hiệu quả mô hình khảo nghiệm phân bón NPK hữu cơ vi sinh trên cây ngô”.

Tham dự hội nghị có đại diện Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Thanh Hóa, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, UBND các xã Hoằng Giang, Hoa Lộc (tỉnh Thanh Hóa) cùng bà con nông dân tham gia mô hình...

Mô hình nằm trong khuôn khổ đề tài: “Nghiên cứu sản xuất phân bón NPK hữu cơ vi sinh dạng hạt bằng công nghệ dây chuyền hơi nước tại tỉnh Thanh Hóa”, do Công ty Tiến Nông phối hợp cùng Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Thanh Hóa thực hiện.

Mô hình cho năng suất ngô đạt từ 3,8-4,0 tạ/sào, tăng 10-13% so với phân bón thông thường. Ảnh: Huyền Linh.

Mô hình cho năng suất ngô đạt từ 3,8-4,0 tạ/sào, tăng 10-13% so với phân bón thông thường. Ảnh: Huyền Linh.

Trước thực trạng nông dân lạm dụng phân bón hóa học trong trồng trọt khiến đất đai suy thoái, chi phí canh tác tăng cao và năng suất bấp bênh, thì việc sử dụng phân bón NPK hữu cơ vi sinh được xem là giải pháp bền vững phát triển nền nông nghiệp bền vững. Đây là sản phẩm kết hợp giữa dinh dưỡng khoáng (NPK), hữu cơ tự nhiên và hệ vi sinh vật có lợi, không chỉ cung cấp dinh dưỡng đầy đủ mà còn cải thiện cấu trúc đất, tăng khả năng kháng bệnh và phục hồi hệ sinh thái đất.

Mô hình được triển khai khảo nghiệm diện hẹp từ năm 2024 và được mở rộng từ tháng 2/2025, nhằm đánh giá hiệu quả trên hai dòng sản phẩm gồm: NPK 7-8-4+5% OM+10⁶ CFU/g vi sinh vật - sản phẩm giúp cây bén rễ nhanh, hồi xanh mạnh, đẻ nhánh tập trung, tăng năng suất và hạn chế sâu bệnh; NPK 13-3-9+5%OM+10⁶ CFU/g vi sinh vật - sản thúc đẩy giai đoạn tăng sinh khối, tích lũy chất khô, nâng cao chất lượng và giảm stress do thời tiết.

Bà con nông dân phấn khởi vì thu nhập tăng từ 5,9 đến 7,3 triệu đồng/ha khi sử dụng phân bón Tiến Nông bón cho cây ngô. Ảnh: Huyền Linh.

Bà con nông dân phấn khởi vì thu nhập tăng từ 5,9 đến 7,3 triệu đồng/ha khi sử dụng phân bón Tiến Nông bón cho cây ngô. Ảnh: Huyền Linh.

Kết quả tại xã Hoằng Giang cho thấy: Năng suất ngô đạt từ 3,8-4,0 tạ/sào, tăng 10-13% so với phân thông thường. Lợi nhuận ước tính tăng thêm từ 5,9 đến 7,3 triệu đồng/ha. Cây ngô sinh trưởng đồng đều, rễ khỏe, thân vững, hạt kín bắp, giảm rõ rệt tỷ lệ sâu bệnh và hiện tượng đổ ngã do gió bão. Đất trồng cũng được cải thiện rõ rệt về độ tơi xốp và độ mùn.

Duy trì và phát triển cộng đồng bền vững

Tại hội nghị, các đại biểu và bà con nông dân đã được lắng nghe chia sẻ từ các chuyên gia, cán bộ kỹ thuật về sản phẩm phân bón NPK hữu cơ vi sinh. Nhiều ý kiến tại hội nghị đã góp phần làm rõ hơn tính khả thi và tiềm năng nhân rộng của mô hình.

 Trần Thị Kim Liên, một nông dân tham gia mô hình tại xã Hoằng Giang cho biết: “Sau hơn một năm làm mô hình, tôi thấy cây ngô phát triển rất tốt, lá xanh, thân chắc khỏe, bắp đậu đều, ít sâu bệnh hơn hẳn so với dùng phân hóa học. Đất trồng tơi xốp, dễ hấp thụ dinh dưỡng, lại không có mùi hôi như phân chuồng tươi. Tôi mong muốn sắp tới tiếp tục được sử dụng loại phân này”.

Ông Hoàng Văn Bình, Trưởng phòng Quản lý Phân bón và Thuốc Bảo vệ thực vật - Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Thanh Hóa phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Huyền Linh.

Ông Hoàng Văn Bình, Trưởng phòng Quản lý Phân bón và Thuốc Bảo vệ thực vật - Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Thanh Hóa phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Huyền Linh.

Ông Hoàng Văn Bình, Trưởng phòng Quản lý Phân bón và Thuốc Bảo vệ thực vật, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Thanh Hóa nhận định: “Hiện nay, bà con nông dân vẫn chưa hiểu biết đầy đủ về phân bón hữu cơ và tư duy sử dụng phân bón trong sản xuất. Điều này khiến hiệu quả sử dụng phân bón chưa cao, năng suất cây trồng chưa tối ưu, trong khi sức khỏe đất ngày càng suy giảm.

Việc Công ty Tiến Nông chủ động nghiên cứu, thử nghiệm và đưa vào ứng dụng sản phẩm phân bón NPK hữu cơ vi sinh là một bước tiến rất quan trọng và đáng ghi nhận. Kết quả thực nghiệm cho thấy sản phẩm dễ sử dụng, giúp tăng năng suất cây trồng rõ rệt, đồng thời góp phần phục hồi sức sống cho đất. Đây là một tín hiệu rất tích cực cho ngành nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa nói riêng và cả nước nói chung”.

Ông Nguyễn Hồng Phong, Tổng Giám đốc Công ty Tiến Nông phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Huyền Linh.

Ông Nguyễn Hồng Phong, Tổng Giám đốc Công ty Tiến Nông phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Huyền Linh.

Chia sẻ tại hội nghị, ông Nguyễn Hồng Phong, Tổng Giám đốc Công ty Tiến Nông, đồng thời là chủ nhiệm đề tài khẳng định: “Tất cả các thành viên của Tiến Nông và bà con nông dân sử dụng sản phẩm Tiến Nông đã và đang tạo nên một cộng đồng vững mạnh - Cộng đồng Tiến Nông. Một cộng đồng gắn kết, cùng nhau phát triển, cùng nhau vươn lên.

Trong giai đoạn tới, Tiến Nông không chỉ đồng hành về dinh dưỡng cây trồng, mà còn triển khai các giải pháp tiêu thụ nông sản nhằm nâng cao giá trị nông sản của bà con, với mục tiêu nơi nào sử dụng phân bón Tiến Nông, nơi đó nông sản phải bán được giá cao hơn, giá trị cao hơn”.

Bắp ngô phát triển tốt trong mô hình khảo nghiệm sử dụng phân bón NPK hữu cơ vi sinh tại xã Hoằng Giang, tỉnh Thanh Hóa.

Bắp ngô phát triển tốt trong mô hình khảo nghiệm sử dụng phân bón NPK hữu cơ vi sinh tại xã Hoằng Giang, tỉnh Thanh Hóa.

Sau hơn 30 năm gắn bó với nông dân Việt Nam, Tiến Nông kiên định lựa chọn con đường phát triển dựa trên nền tảng khoa học, gắn với trách nhiệm bảo vệ đất đai và niềm tin vào một nền nông nghiệp sinh thái bền vững. Việc nghiên cứu và đưa vào ứng dụng phân bón NPK hữu cơ vi sinh chính là bước đi quan trọng trong chiến lược chuyển đổi từ mô hình nông nghiệp hóa học sang nông nghiệp xanh, lấy chất lượng làm trọng tâm thay vì chỉ chạy theo sản lượng.

Hội nghị đầu bờ lần này không chỉ đơn thuần là dịp tổng kết một mô hình khảo nghiệm, mà còn đóng vai trò như một cầu nối quan trọng giữa tri thức khoa học và thực tiễn đồng ruộng. Đây là nơi quy tụ các nhà khoa học, doanh nghiệp, chính quyền và nông dân, cùng chia sẻ, kết nối và đồng hành trong hành trình xây dựng một nền nông nghiệp hiện đại, xanh và bền vững. Hội nghị cũng đánh dấu một bước ngoặt mới: Gieo mầm từ đất, gặt hái bằng khoa học, phát triển vững vàng bằng niềm tin.

Xem thêm
Bệnh thối trái sầu riêng và cách phòng trị

Giá sầu riêng cao đem lại lợi nhuận nên nhà nông tăng cường đầu tư thâm canh để tăng năng suất chất lượng, nhiều dịch hại cũng thường bộc phát và gây hại...

Mavin được vinh danh Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025

Tập đoàn Mavin vào Top 10 ESG Việt Nam Xanh 2025 nhờ loạt sáng kiến xanh, chuyển đổi số và mô hình nông nghiệp tuần hoàn, bền vững.

Giải pháp ổn định môi trường nước và kiểm soát EHP trong nuôi tôm

ĐBSCL EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) là bệnh nguy hiểm cho nghề nuôi tôm hiện nay, làm cho nhiều vụ nuôi phải thu hoạch sớm, hoặc mất trắng. 

Bình luận mới nhất