| Hotline: 0983.970.780

Hiện tượng sóng thần

Thứ Hai 03/12/2012 , 09:53 (GMT+7)

Vì sao có hiện tượng sóng thần?

* Vì sao có hiện tượng sóng thần?

Nguyễn Minh Hà, Đầm Dơi, Cà Mau

Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia thì sóng thần (tiếng Nhật: Tsunami) là một loạt các đợt sóng tạo nên khi một thể tích lớn của nước đại dương bị chuyển dịch chớp nhoáng trên một quy mô lớn. Động đất cùng những dịch chuyển địa chất lớn bên trên hoặc bên dưới mặt nước, núi lửa phun và va chạm thiên thạch đều có khả năng gây ra sóng thần.

Hậu quả tai hại của sóng thần có thể ở mức cực lớn. Thuật ngữ tsunami (sóng thần) bắt nguồn từ tiếng Nhật có nghĩa "bến" (âm Hán Việt: "Tân") và "sóng" ("ba"). Thuật ngữ này do các ngư dân đặt ra dù lúc đó họ không biết nguyên do là sóng xuất phát ở ngoài xa khơi. Cơn sóng thần khởi phát từ dưới đáy biển sâu; khi còn ngoài xa khơi, sóng có biên độ (chiều cao sóng) khá nhỏ nhưng chiều dài của cơn sóng lên đến hàng trăm kilômét.

 Vì vậy khi ở xa bờ chúng ta khó nhận diện ra nó, mà chỉ cảm nhận là một cơn sóng cồn trải dài. Ở Tây phương sóng thần trước kia từng được coi là sóng thuỷ triều vì khi tiến vào bờ, sóng tác động như một đợt thuỷ triều mạnh dâng lên, khác hẳn loại sóng thường gặp ngoài biển tạo bởi gió. Tuy nhiên, vì không đúng với thực tế cho nên thuật ngữ này không còn dùng nữa.

Các trận sóng thần có thể hình thành khi đáy biển đột ngột bị biến dạng theo chiều dọc, chiếm chỗ của lượng nước nằm trên nó. Những sự di chuyển lớn theo chiều dọc như vậy của vỏ Trái đất có thể xảy ra tại các rìa mảng lục địa. Những trận động đất do nguyên nhân va chạm mảng đặc biệt hay tạo ra các cơn sóng thần.

Khi một mảng đại dương va chạm với một mảng lục địa, đôi khi nó làm rìa mảng lục địa chuyển động xuống dưới. Cuối cùng, áp suất quá lớn tác dụng lên rìa mảng khiến nó nhảy giật lùi lại tạo ra các đợt sóng chấn động vào vỏ Trái đất, khiến xảy ra cơn địa chấn dưới lòng biển, được gọi là động đất tại đáy biển.

Tương tự như vậy, một vụ phun trào núi lửa mạnh dưới biển cũng có thể tung lên một cột nước để hình thành sóng thần. Các con sóng được hình thành khi khối lượng nước bị dịch chuyển vị trí chuyển động dưới ảnh hưởng của trọng lực để lấy lại thăng bằng và tỏa ra trên khắp đại dương như các gợn sóng trên mặt ao.

 Trận động đất mạnh 9.0 độ Richter xảy ra ngày 11 tháng 3 năm 2011 gần thành phố Sendai, cách thủ đô Tokyo 373 km về phía nam. Trận động đất này gây ra sóng thần dọc bờ biển Thái Bình Dương của Nhật Bản và hơn 20 quốc gia khác tại Châu Đại Dương, Châu Á, Bắc Mỹ và Nam Mỹ. Sóng thần cao đến 38,9 m đã đánh vào Nhật Bản chỉ vài phút sau động đất, tại một vài nơi sóng thần tiến vào đất liền 10 km...  

* Có phải là ăn nhiều thịt hun khói, rau muối dễ gây ung thư?

Nguyễn Viết Khang, Ninh Giang, Hải Dương

Chất asparagin trong thực phẩm dưới nhiệt độ cao sẽ kết hợp với đường tự nhiên trong rau quả, hay các thực phẩm giàu chất cacbonhydrat tạo thành chất acylamid, tác nhân chính gây ra bệnh ung thư. Ăn nhiều thịt hun khói và các chất bảo quản thực phẩm chứa nitrosamin có trong rau muối, thịt hun khói làm gia tăng ung thư miệng, thực quản, thanh quản, dạ dày. 

* Xin hỏi vì sao nước mắt lại mặn?

Vũ Huy Dung, Can Lộc, Hà Tĩnh

Trong nước mắt có chứa muối, muối này không phải do ai cho vào mà do chính cơ thể chúng ta tạo ra. Muối có ở khắp mọi nơi trong có thể, trong máu, dịch thể, từng bộ phận đều có sự tồn tại của muối.

Trên nhãn cầu chúng ta đều có một thứ to như đầu ngón tay út gọi là tuyến lệ, nó giống như một xưởng gia công, gia công máu thành nước mắt. Do đó, trong nước mắt tự nhiên có chứa muối.

Nước mắt hoàn toàn không phải là thứ vô dụng, ngược lại nó còn rất có ích cho cơ thể: Ngoài việc giúp chúng ta biểu đạt cảm xúc ra, nó còn có một nhiệm vụ rất quan trọng đó là giúp cho cửa sổ tâm hồn tránh khỏi sự xâm hại của vi khuẩn và vật lạ, có tác dụng diệt khuẩn và khử độc. Nước mắt tạo nên một màng mỏng trên bề mặt nhãn cầu, giúp bôi trơn nhãn mạc, tránh bị khô mắt.

Xem thêm
Không cấp 'sổ đỏ' phải nói rõ lý do cho công dân

Nếu cơ quan chức năng không cấp 'sổ đỏ' cho công dân, trong thời gian giải quyết phải trả lời cụ thể, rõ ràng nêu rõ lý do cho công dân được biết.

Dân Nam Sách gồng mình trong ‘bão bụi’: Nhà máy gạch ‘khủng’ không phép

HẢI DƯƠNG - Năm 2018, Công ty TNHH gạch Tuynel Minh Du bị đình chỉ xây dựng nhà máy sản xuất gạch, nhưng công trình vẫn hoàn thành và đưa vào hoạt động từ đó đến nay.

Sắp xét xử cựu Vụ phó Vụ Thị trường trong nước nhận hối lộ

Sau khi nhận hối lộ, ông Nguyễn Lộc An, cựu Vụ phó Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công Thương đã dùng 14 tỷ đồng để mua căn biệt thự.

Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường phấn đấu trở thành đơn vị vững mạnh toàn diện

Phong trào thi đua yêu nước tại Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường đạt kết quả nổi bật, góp phần xây dựng Cảnh sát môi trường trong sạch, vững mạnh.

Ca sĩ An Ngọc góp tiền xoá nhà tạm cho 5 hộ nghèo quê lúa

An Ngọc yêu nông sản - thương hiệu kết nối nông sản do ca sỹ An Ngọc xây dựng đã chung tay xóa 5 nhà tạm cho các hộ nghèo ở Thái Bình.

Quy định mới về kiểm định môi trường về khí thải công nghiệp

Bộ Công an vừa ban hành Thông tư số 27/2025/TT-BCA quy định kiểm định môi trường về khí thải công nghiệp của lực lượng Công an nhân dân, có hiệu lực từ ngày 01/6/2025.