Báo Nông Nghiệp
Báo Nông Nghiệp
Báo Nông Nghiệp
Báo Nông Nghiệp
Báo Nông Nghiệp

Thứ Ba, 22/7/2025 23:16 (GMT +7)

| Hotline: 0983.970.780

Hàng trăm người lội bùn bắt cá trong lễ hội 'phá Trằm' tại Quảng Trị

Chủ Nhật 25/08/2019 , 20:02 (GMT+7)

Ngày 25/8, tại Khu du lịch sinh thái Trằm Trà Lộc, xã Hải Xuân, huyện Hải Lăng (Quảng Trị), người dân làng Trà Lộc tổ chức lễ hội dân gian “phá Trằm”.

Trằm Trà Lộc là một khu đầm lầy rộng khoảng 10ha thuộc làng Trà Lộc, hiện nay nằm trong khuôn viên Khu du lịch sinh thái Trằm Trà Lộc (xã Hải Xuân, huyện Hải Lăng). Trằm theo cách gọi của người địa phương nghĩa là vùng đầm lầy có nhiều cá tôm.

Từ hàng trăm năm nay, Trằm Trà Lộc được xem như “báu vật” của dân làng và mỗi người ai cũng phải có trách nhiệm giữ gìn, bảo vệ.

Với vị trí nằm giữa vùng đồng bằng thấp trũng, xung quanh là những đồi cát với cánh rừng tràm nguyên sinh phủ bóng, Trằm Trà Lộc được ví như “lá phổi xanh” của xã Hải Xuân, đồng thời là nguồn dự trữ nước tưới không bao giờ cạn cho sản xuất nông nghiệp của người dân trong vùng. Đặc biệt, tại đây còn có nguồn lợi thủy sản dồi dào với rất nhiều cá tôm mà không dễ nơi nào có được. 

Theo quy ước của làng, để bảo vệ nguồn lợi thủy sản, tránh việc đánh bắt quá mức làm cạn kiệt, người dân trong làng đã cùng thống nhất với nhau mỗi năm chỉ chỉ được bắt cá tôm vào một ngày nhất định.

Dụng cụ đánh bắt chỉ được bằng nơm, lưới hoặc vợt và chỉ bắt cá lớn, còn cá nhỏ để dành cho mùa sau. Khi bắt được cá lớn, người bắt cá phải hô lên thật to để động viên những người tham gia khác.

Lễ hội “phá Trằm” có từ hơn 300 năm trước.

Anh Cáp Xuân Hòa, người dân làng Trà Lộc (Hải Xuân, huyện Hải Lăng) cho biết: "Tôi sống ở đây từ nhỏ đến lớn, dù nay đang làm việc ở xa nhưng năm nào đến ngày hội “phá Trằm” cũng đưa cả gia đình về tham gia bắt cá cùng dân làng. Lễ hội không chỉ có ý nghĩa đối với người dân sau vụ thu hoạch mùa màng kết thúc, mà bằng việc cùng nhau tham gia bắt cá đã làm thể hiện sự đoàn kết, sẻ chia nguồn lợi chung của người dân trong làng”.

Theo ông Cáp Hữu Hanh, Trưởng Ban quản lý Khu sinh thái Trằm Trà Lộc: “Lễ hội “phá Trằm” có từ hơn 300 năm trước. Lễ hội thường tổ chức sau khi vụ vụ lúa hè thu kết thúc, với mục đích xả nước trong đầm để đón mùa mưa lũ mới. Trước đây, lễ hội thường chỉ tổ chức với quy mô nhỏ, chủ yếu là ngày hội để con em trong làng có dịp tề tựu, đoàn viên. Ngày nay, lễ hội được tổ chức với quy mô lớn hơn và gắn với việc phát triển du lịch của địa phương”.

Một số hình ảnh tại lễ hội "phá Trằm":

 
 
 
 
 

Xem thêm
Bản tin Truyền hình Nông nghiệp và Môi trường 29/2025 (số 416)

Bản tin Truyền hình Nông nghiệp và Môi trường 29/2025 có một số nội dung đáng chú ý sau: Công bố chương trình bảo tồn đa dạng sinh học Trung Trường Sơn; Dự kiến cắt giảm các điều kiện liên quan đến đất đai; OCOP - Giá trị bản địa vươn tầm quốc tế.

Tọa đàm: Giá trị khác biệt tạo nên lợi thế cạnh tranh

Chương trình tọa đàm với sự tham dự của các diễn giả: Bà Nguyễn Thị Thanh Thủy, nguyên Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (Bộ NN-PTNT); Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ Tịch HĐQT Công ty CP Nafoods; Ông Phạm Quốc Liêm, Chủ tịch Công ty cổ phần nông nghiệp U&I (Unifarm); Bà Nguyễn Thị Kim Thanh, Chủ tịch Hiệp hội Dừa Việt Nam; Ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam. Nhà báo Trần Cao, Phó Tổng biên tập Báo Nông nghiệp và Môi trường điều hành tọa đàm.

Tái cấu trúc ngành trái cây: Bứt phá từ công nghệ đến thị trường

Xuất khẩu trái cây Việt Nam đạt kỷ lục hơn 7 tỷ USD trong năm 2024, mở ra cơ hội lớn để vươn tầm thế giới. Nhưng để vượt qua thách thức và cạnh tranh sòng phẳng, ngành cần một cuộc cách mạng toàn diện trong công nghệ, liên kết và chất lượng chuỗi giá trị.

Câu chuyện con tôm, vùng đất, và giấc mơ liên kết

Tỉnh Cà Mau mới, nếu đặt con tôm vào trung tâm của liên kết, người dân vào trung tâm của chính sách, hệ sinh thái vào trung tâm của phát triển, thì con tôm ấy sẽ mang theo cả một niềm tin vươn ra thế giới.

Bình luận mới nhất