Hạn mặn khốc liệt, nông dân chặt bỏ chôm chôm tìm sinh kế mới
Thứ Tư 13/05/2020 , 09:35 (GMT+7)Hạn mặn nặng nề, không đủ tiền mua nước ngọt tưới cây, nhiều nông dân ở Chợ Lách, Bến Tre phải chặt bỏ những gốc chôm chôm hơn 20 tuổi.

Tại Quốc lộ 57 đoạn qua khu phố 3, thị trấn Chợ Lách, huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre, những vườn cây chôm chôm đang chết dần, chết mòn do hạn và mặn.

Theo phòng NN-PTNT huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre toàn huyện có 6.500ha vườn cây ăn trái. Do hạn mặn kéo dài từ tết nguyên đán đến nay đã có khoảng 70% vườn cây bị héo lá, cây chựng lại. Những vườn chôm chôm lá bị héo, khô như thế này không hiếm gặp ở Chợ Lách, Bến Tre những ngày đầu tháng 5/2020.

Thời gian qua, không ít hộ dân phải bỏ ra từ 3 đến 7 triệu đồng để mua nước ngọt cho 1 lần tưới vườn cây ăn trái. Đây là số tiền không nhỏ và nếu duy trì thời gian dài sẽ đẩy nhà vườn vào cảnh nợ nần. Những quả chôm chôm non nếu không có nước ngọt thì sẽ khô, héo và rụng dần.

Nếu so với năm 2016, năm nay mặn xâm nhập sâu hơn. Trong tháng 3/2020, ranh mặn lên trên 3-4‰ đã bao trùm toàn huyện Chợ Lách. Đến nay, tại nhiều điểm đo trong huyện mặn vẫn xuất hiện dao động từ 1‰ đến gần 3‰. Các chủ vườn chôm chôm nếu không chặt bỏ thì cũng chỉ còn trữ được lượng nhỏ nước ngọt, tưới nhỏ giọt để duy trì sự sống của cây.

Theo Tiến sỹ Bùi Thanh Liêm, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre, khu vực này có độ mặn cao và không có nước tưới. Tác động của hạn mặn chủ yếu là không có nước tưới, cây bị ngộ độc mặn và một số chất khác như sắt, kim loại nặng làm cây bị suy kiệt. Những kênh trữ nước ngọt đều đã nhiễm mặn, không thể sử dụng nữa.

"Gần như 100% cây ăn trái bị ảnh hưởng tùy mức độ cây suy kiệt ở các dạng khác nhau như là bị cháy lá, mất năng suất, mất mùa. Nhìn chung tác động của hạn măn 2020 là rất lớn làm cho sản xuất của Chợ Lách đình trệ, hiệu quả chắc chắn sẽ tụt xuống rất thấp", ông Liêm cho biết thêm.

Gia đình ông Mây (90 tuổi) tại Khu phố 3, thị trấn Chợ Lách, huyện Chợ Lách đã phải chặt bỏ hơn 90 gốc chôm chôm 25 năm tuổi do không đủ tiền mua nước ngọt tưới. Hay như vườn chôm chôm của ông Lê Tuấn Nhuần cùng ngụ khu phố 3, thị trấn Chợ Lách cũng đang trong tình trạng cháy lá, toàn bộ cây trong vườn gần như không còn cách cứu vãn.

Ông Lê Văn Mây, 90 tuổi, vừa dọn những khúc củi chôm chôm vừa chia sẻ: "Từ cha sinh mẹ đẻ đến giờ tôi chưa thấy năm nào hạn mặn khủng khiếp như năm nay".

Không chỉ chôm chôm, các cây sầu riêng vốn có khả năng chịu mặn kém cũng đang bị ảnh hưởng mạnh do điều kiện tự nhiên. Nếu không có nước ngọt để tưới, nông dân rất dễ phải chặt bỏ những gốc sầu riêng lâu năm do hạn mặn không thể cứu vãn được.

Khi có nước ngọt trở lại, bà con nông dân cần lưu ý việc đầu tiên là cải tạo khu vực bị nhiễm mặn hoặc khô hạn. Cần xới xáo đất, rửa mặn bằng cách bón các loại phân có hàm lượng canxi cao, phun những phân bón lá, hữu cơ. Và chỉ nên thực hiện khi có nguồn nước ngọt dồi dào, không còn mặn hoặc lượng mưa nhiều.

Tiểu sử quyền Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Trần Đức Thắng
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Quyết định số 1559/QĐ-TTg ngày 17/7/2025 điều động ông Trần Đức Thắng, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Tổng Thanh tra Thường trực Thanh tra Chính phủ về công tác tại Bộ Nông nghiệp và Môi trường, giao quyền Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường.

Hơn 1.700 người cùng nhiều phương tiện diễn tập chữa cháy, cứu hộ cứu nạn
Huế Buổi diễn tập huy động hơn 1.700 người tham gia, qua đó nâng cao nhận thức và kỹ năng về chữa cháy, cứu hộ cứu nạn.

Bộ trưởng Đỗ Đức Duy thăm, hỗ trợ nhà ở tại Trạm Tấu, Hạnh Phúc
Bộ trưởng Đỗ Đức Duy thăm, trao kinh phí xây nhà cho hộ nghèo xã Trạm Tấu, xã Hạnh Phúc (Lào Cai), hỗ trợ 20 căn nhà Đại đoàn kết trị giá 1,2 tỷ đồng.

Cận cảnh dây chuyền đóng hộp giấy rau quả trị giá 4 triệu USD của Doveco
Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Thực phẩm Đồng Giao (Doveco) vừa khánh thành dây chuyền hộp giấy cho hoa quả đầu tiên tại Việt Nam, trị giá 4 triệu USD.

Danh sách Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường của 34 tỉnh, thành phố
Báo Nông nghiệp và Môi trường xin trân trọng giới thiệu tới quý độc giả danh sách các Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường của 34 tỉnh, thành phố trên cả nước.

Hãi hùng phế phẩm động vật đổ tràn lan giữa lòng thành phố Vinh
Phế phẩm động vật như đầu trâu, đầu bò, nội tạng… chất đống tại một điểm tập kết của thành phố Vinh, ruồi nhặng ken đặc cả một vùng.