| Hotline: 0983.970.780

'Hái' lộc nhung cầu may

Chủ Nhật 18/02/2024 , 08:24 (GMT+7)

Nhiều khách hàng trước khi trở lại nơi làm việc đã đến huyện miền núi Hương Sơn hái lộc nhung làm quà biếu hoặc đem về sử dụng với mong ước một năm may mắn.

Sau dịp Tết Nguyên Đán, nhiều người dân huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) tất bật thu hoạch lộc nhung hươu. Một số khách hàng trực tiếp đến tại chuồng trải nghiệm cắt nhung, số khác nhờ người thân, bạn bè ở Hương Sơn mua giúp gửi đi các tỉnh, thành phố trên cả nước.

Sau dịp Tết Nguyên Đán, nhiều người dân huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) tất bật thu hoạch lộc nhung hươu. Một số khách hàng trực tiếp đến tại chuồng trải nghiệm cắt nhung, số khác nhờ người thân, bạn bè ở Hương Sơn mua giúp gửi đi các tỉnh, thành phố trên cả nước.

Theo người dân địa phương, mùa thu hoạch nhung bắt đầu từ khoảng tháng 12 âm lịch năm trước và kéo dài đến hết tháng Ba năm sau.

Theo người dân địa phương, mùa thu hoạch nhung bắt đầu từ khoảng tháng 12 âm lịch năm trước và kéo dài đến hết tháng Ba năm sau.

Đầu xuân năm mới nhiều khách hàng 'hái' lộc nhung cầu may mắn, sức khỏe nên giá nhung hươu khá cao. Hiện người dân đang bán giá dao động từ 12 - 13 triệu đồng/kg.

Đầu xuân năm mới nhiều khách hàng “hái” lộc nhung cầu may mắn, sức khỏe nên giá nhung hươu khá cao. Hiện người dân đang bán giá dao động từ 12 - 13 triệu đồng/kg.

Thông thường hươu con sau khi sinh ra đến khi lên chóc (lứa đầu) là khoảng 8 tháng. Sau khi cắt nhung thường khoảng hơn 5 tháng sau thì có lứa nhung trái nhưng nhỏ hơn.

Thông thường hươu con sau khi sinh ra đến khi lên chóc (lứa đầu) là khoảng 8 tháng. Sau khi cắt nhung thường khoảng hơn 5 tháng sau thì có lứa nhung trái nhưng nhỏ hơn.

Mỗi con hươu khi ra lộc nhung người dân bổ sung các loại thức ăn như: ngô, sắn, nếp để đảm bảo đủ chất dinh dưỡng. Đặc biệt quan trọng hơn là hằng ngày ngoài cho ăn các loại cây, cỏ, chuối, người dân còn đi lấy những loại lá rừng (có tám loại lá rừng hươu thường ăn), trong đó phải có một số lá cây mà loài hươu yêu thích như lá dướng, lá sung, vải… để bảo đảm đủ thành phần dinh dưỡng cho hươu nhanh lớn, phát triển khỏe mạnh.

Mỗi con hươu khi ra lộc nhung người dân bổ sung các loại thức ăn như: ngô, sắn, nếp để đảm bảo đủ chất dinh dưỡng. Đặc biệt quan trọng hơn là hằng ngày ngoài cho ăn các loại cây, cỏ, chuối, người dân còn đi lấy những loại lá rừng (có tám loại lá rừng hươu thường ăn), trong đó phải có một số lá cây mà loài hươu yêu thích như lá dướng, lá sung, vải… để bảo đảm đủ thành phần dinh dưỡng cho hươu nhanh lớn, phát triển khỏe mạnh.

Trước khi thu hoạch cặp nhung khoảng 800g, gia đình ông Hưng, ở xã An Hòa Thịnh, huyện Hương Sơn chuẩn bị lá cây cầm máu cho hươu sau khi cắt.

Trước khi thu hoạch cặp nhung khoảng 800g, gia đình ông Hưng, ở xã An Hòa Thịnh, huyện Hương Sơn chuẩn bị lá cây cầm máu cho hươu sau khi cắt.

Dây thừng và cưa là dụng cụ không thể thiếu để bắt hươu.

Dây thừng và cưa là dụng cụ không thể thiếu để bắt hươu.

Gia đình neo người, không có kinh nghiệm bắt hươu nên ông Hưng phải thuê 3 người chuyên hành nghề cắt nhung hươu để đảm bảo an toàn cho hươu trong quá trình khai thác nhung.

Gia đình neo người, không có kinh nghiệm bắt hươu nên ông Hưng phải thuê 3 người chuyên hành nghề cắt nhung hươu để đảm bảo an toàn cho hươu trong quá trình khai thác nhung.

Nhung hươu sau khi cắt được bỏ thùng xốp, ướp lạnh để gửi đi các tỉnh, thành trên cả nước.

Nhung hươu sau khi cắt được bỏ thùng xốp, ướp lạnh để gửi đi các tỉnh, thành trên cả nước.

Huyện Hương Sơn là thủ phủ nuôi hươu sao lấy nhung lớn nhất tỉnh Hà Tĩnh. Theo thống kê của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Hương Sơn, hiện toàn huyện có trên 38.000 con, trong đó số hươu cho lộc nhung khoảng 9.500 con với trọng lượng trên 17 tấn/năm. Tổng giá trị thu nhập từ hươu khoảng 250 tỷ đồng/năm.

Huyện Hương Sơn là thủ phủ nuôi hươu sao lấy nhung lớn nhất tỉnh Hà Tĩnh. Theo thống kê của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Hương Sơn, hiện toàn huyện có trên 38.000 con, trong đó số hươu cho lộc nhung khoảng 9.500 con với trọng lượng trên 17 tấn/năm. Tổng giá trị thu nhập từ hươu khoảng 250 tỷ đồng/năm.

Để phát triển bền vững nghề nuôi hươu chủ lực, huyện Hương Sơn khuyến khích nâng cao chất lượng đàn hươu đực giống. Đồng thời phát triển các doanh nghiệp, hợp tác xã chế biến sâu các sản phẩm từ nhung hươu.

Để phát triển bền vững nghề nuôi hươu chủ lực, huyện Hương Sơn khuyến khích nâng cao chất lượng đàn hươu đực giống. Đồng thời phát triển các doanh nghiệp, hợp tác xã chế biến sâu các sản phẩm từ nhung hươu.

Xem thêm
Tăng sức 'đề kháng' cho ngành chăn nuôi trước dịch bệnh

Lead: Bản tin NN&MT tối 23/7 mang đến những thông tin thời sự nổi bật: Tăng sức ‘đề kháng’ cho ngành chăn nuôi trước dịch bệnh; Việt Nam nỗ lực vì môi trường bền vững; Tây Ninh tạo đột phá với chăn nuôi công nghệ cao… Mời quý vị cùng theo dõi!

Tạo giá trị khác biệt đối với 4 cây trồng lợi thế: chuối, dứa, dừa, chanh dây.

Chương trình tọa đàm với sự tham dự của các diễn giả: Bà Nguyễn Thị Thanh Thủy, nguyên Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (Bộ NN-PTNT); Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ Tịch HĐQT Công ty CP Nafoods; Ông Phạm Quốc Liêm, Chủ tịch Công ty cổ phần nông nghiệp U&I (Unifarm); Bà Nguyễn Thị Kim Thanh, Chủ tịch Hiệp hội Dừa Việt Nam; Ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam. Nhà báo Trần Cao, Phó Tổng biên tập Báo Nông nghiệp và Môi trường điều hành tọa đàm.

Gia Lai phòng chống dịch tả lợn Châu Phi ngay từ cơ sở

Trước tình hình dịch tả lợn Châu Phi đang diễn biến phức tạp, ngành chức năng tỉnh Gia Lai đã đưa ra các biện pháp phòng chống dịch ngay từ cơ sở.

Cá ngừ - thế mạnh gần tỷ đô đang 'khóc'

Với kim ngạch xuất khẩu đạt gần 1 tỷ USD mỗi năm, thế nhưng cá ngừ - thế mạnh thứ ba của thủy sản Việt Nam đang đối mặt hàng loạt khó khăn do vướng mắc từ Nghị định 37.

Bình luận mới nhất