Dùng kính lúp soi sầu riêng trước khi xuất khẩu sang Trung Quốc
Thứ Hai 19/09/2022 , 13:55 (GMT+7)Để đảm bảo yêu cầu của phía Trung Quốc với sầu riêng, các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam thực hiện quy trình vệ sinh rất nghiêm ngặt, thậm chí dùng kính lúp để soi.

Hiện nay, Tổng cục Hải quan Trung Quốc (GACC) đã phê duyệt 76 mã số vùng trồng và mã số cơ sở đóng gói sầu riêng của Việt Nam đủ điều kiện xuất khẩu vào quốc gia này.
Các cơ sở đóng gói sầu riêng xuất khẩu sang Trung Quốc, phải được đăng ký với Bộ NN-PTNT (MARD) và được cả MARD và GACC phê duyệt.
Trong số 25 mã số cơ sở đóng gói được phê duyệt vừa qua, có cơ sở tại Đăk Lăk của Công ty Dũng Thái Sơn. Nơi chuẩn bị 36 tấn sầu riêng (2 container) cho công ty này tham dự lễ xuất khẩu lô đầu tiên sang Trung Quốc ngày 17/9 vừa qua.

Để được công nhận, các cơ sở đóng gói phải đủ nguồn nước sạch, nguồn cung cấp điện, có hệ thống thoát nước, thu gom và xử lý chất thải, đảm bảo vệ sinh môi trường và phòng chống cháy nổ theo quy định.
Bên cạnh đó, bố trí đủ cơ sở vật chất cho việc tập kết, phân loại, sơ chế, bảo quản và đóng gói theo nguyên tắc một chiều, có biện pháp kiểm soát sinh vật gây hại tránh tái nhiễm và lây nhiễm chéo.

Các cơ sở cũng cần được trang bị đủ trang thiết bị và phải được bảo quản và hiệu chỉnh định kỳ theo quy định của nước nhập khẩu. Trong ảnh là nhân viên của Công ty Dũng Thái Sơn dùng vòi xịt hơi áp lực cao để làm sạch quả sầu riêng.

Yêu cầu đối với người thực hiện quá trình sơ chế, đóng gói là phải có đủ sức khỏe, có kiến thức về quy trình đóng gói đang được áp dụng tại cơ sở đóng gói và có khả năng nhận diện các sinh vật gây hại. Sau khi quả sầu riêng được thổi sạch, nhân viên sẽ tiếp tục dùng bàn chải cỡ lớn để cọ lại một lần nữa nhằm loại bỏ hoàn toàn chất bẩn và các sinh vật gây hại có thể còn sót lại.

Sau khi đi thăm cơ sở đóng gói này, Bộ trưởng Lê Minh Hoan đã nói, để có được những lô sầu riêng đầu tiên được xuất khẩu chính ngạch ngày hôm nay, các vùng trồng, cơ sở đóng gói sầu riêng đã phải chuẩn bị kỹ lưỡng và trải qua rất nhiều khâu kiểm tra của cơ quan chuyên môn hai nước, đáp ứng được tất cả yêu cầu nghiêm ngặt của phía đối tác.

Để đảm bảo kiểm soát sinh vật gây hại có khả năng đi theo và tái nhiễm vào nông sản xuất khẩu theo quy định của nước nhập khẩu, các nhân viên của Dũng Thái Sơn còn sử dụng cả kính lúp để kiểm tra quả sầu riêng trước khi đóng gói.

Cụ thể, Cục BVTV yêu cầu trong quá trình đóng gói, phải lựa chọn, phân loại và làm sạch vỏ quả để loại bỏ quả bị bệnh, thối hỏng hoặc biến dạng, lá, thân, tàn dư thực vật và đất.
Chải hoặc làm sạch bề mặt quả bằng súng áp suất cao hoặc biện pháp hiệu quả khác để loại bỏ trứng, bào tử nấm. Nếu cần thiết, có thể lau bề mặt quả bằng vải bông mềm và sạch, đặc biệt là phần cuống quả và các bộ phận khác

Cuối cùng, bao bì đóng gói phải sạch, hợp vệ sinh, chưa qua sử dụng và tuân thủ các yêu cầu kiểm dịch thực vật liên quan của Trung Quốc. Nếu bao bì bằng gỗ phải tuân theo Tiêu chuẩn Quốc tế về các Biện pháp kiểm dịch thực vật số 15 (ISPM15).
tin liên quan

Khởi công Trung tâm Thương mại AEON Hải Dương
Ngày 19/4, UBND tỉnh Hải Dương, Tập đoàn AEON Việt Nam khởi công Dự án Trung tâm thương mại AEON Hải Dương, chào mừng 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Giá sò huyết và tôm nuôi nước lợ đồng loạt giảm
Kiên Giang Từ đầu tháng 4 cho đến nay, giá sò huyết và tôm nuôi nước lợ đồng loạt giảm, với mức giảm từ 10.000 - 30.000 đồng/kg.

Việt Nam là cửa ngõ chiến lược trong ngành thực phẩm Halal
Việt Nam được xem như một trong những cửa ngõ để tiến vào thị trường Halal khu vực châu Á - Thái Bình Dương, nơi có dân số Hồi giáo lớn nhất thế giới.

Gần 400 doanh nghiệp lương thực, thực phẩm tìm cơ hội mở rộng thị trường
TP.HCM HCMC FOODEX 2025 quy tụ gần 400 doanh nghiệp trong nước và quốc tế, trưng bày giới thiệu sản phẩm nông sản, thực phẩm chế biến sâu, gia vị, phụ gia, công nghệ chế biến...

Giá tinh bột sắn giảm thấp, khó tiêu thụ
NGHỆ AN Hiện đang cuối vụ sắn, tuy nhiên do giá tinh bột sắn xuống thấp, chỉ còn khoảng 8 đến 8,2 triệu đồng/tấn nên ảnh hưởng đến việc tiêu thụ sản phẩm của các nhà máy.

Giảm dần rào cản kỹ thuật giữa Việt Nam - Hàn Quốc
Đây là mục tiêu được Bộ trưởng Bộ Công Thương và Bộ trưởng Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc đưa ra tại phiên họp hôm 14/4.