Đưa máy móc hiện đại vào sản xuất lúa gạo ở vùng Đồng bằng sông Hồng
Thứ Ba 19/07/2022 , 15:37 (GMT+7)Hệ thống máy sạ cụm, máy bay không người lái phun thuốc... của Công ty Sài Gòn Kim Hồng trình diễn tại huyện Cẩm Giàng, Hải Dương được bà con nông dân hưởng ứng.

Ngày 19/7, Trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương phối hợp với Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Sài Gòn Kim Hồng tổ chức mô hình trình diễn gieo thẳng theo khóm bằng máy vụ mùa 2022. Tham dự có ông Lê Quốc Thanh, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia (TTKNQG), ông Lê Thái Nghiệp, Phó Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và BVTV tỉnh Hải Dương cùng đại diện các cơ quan của địa phương.

Đây là là loại máy 4 bánh tự vận hành có công suất từ 5 - 8ha/ngày, tùy điều kiện ruộng. Máy có 10 hộp đựng hạt giống, tương đương với 10 hàng gieo, khoảng cách là 25x14cm. Số lượng hạt giống có thể điều chỉnh từ 2-30 hạt/khóm. Lợi thế của máy gieo thẳng theo khóm là có thể gắn với bất kỳ máy nào đang có trên thị trường và không cần gieo mạ.

Ngoài máy sạ cụm, Công ty Sài Gòn Kim Hồng cũng trình diễn khả năng phun thuốc BVTV bằng hệ thống máy bay không người lái. Điểm đặc biệt của hệ thống này đó là có thể lên sẵn hành trình bay sau đó bấm nút khởi động thì máy bay sẽ tự động di chuyển theo tuyến đường đã chọn trước.

Theo ông Lê Quốc Thanh, Giám đốc TTKNQG, việc ứng dụng các hệ thống máy móc này vào sản xuất có thể giúp tiết kiệm được nhiều nhân công, đặc biệt là giải quyết được vấn đề thiếu hụt lao động ở nhiều khu vực nông thôn hiện nay.

Trong khi đó, ông Lê Thái Nghiệp, Phó Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và BVTV tỉnh Hải Dương nói lợi thế của việc cơ giới hóa trong sản xuất lúa gạo tại địa phương là giúp giảm chi phí đầu vào. Tại Hải Dương, trong khi công đoạn làm đất và thu hoạch đã được cơ giới hóa gần như hoàn toàn thì việc gieo cấy và phun thuốc BVTV vẫn có tỷ lệ cơ giới hóa còn rất thấp.

Các ý kiến cho rằng, để ứng dụng được hệ thống sạ cụm hay phun thuốc BVTV bằng máy bay không người lái, cần có sự phối hợp giữa đơn vị cung cấp là Công ty Sài Gòn Kim Hồng và các đơn vị quản lý ở địa phương. Điều này sẽ giúp bà con nông dân có thể tiếp cận dễ dàng hơn với công nghệ tiên tiến trong sản xuất.

Mặc dù để có thể sử dụng được các hệ thống này, việc làm đất, chuẩn bị vật tư cũng có một số khác biệt so với canh tác truyền thống nhưng phía Công ty Sài Gòn Kim Hồng khẳng định sẵn sàng tổ chức tập huấn kỹ thuật, hướng dẫn cho bà con cách chuẩn bị để có thể cơ giới hóa trong sản xuất.

Bà Đào Thị Như Hè, Giám đốc Công ty Sài Gòn Kim Hồng khẳng định, việc sử dụng máy sạ cụm ở khu vực đồng bằng Bắc bộ là hoàn toàn khả thi. Trước đây, công ty đã đưa máy cấy mạ khay vào nhiều cánh đồng ở miền Bắc và máy sạ cụm là hệ thống tiếp theo được thí điểm, đặc biệt là ở huyện Cẩm Giàng, Hải Dương - địa phương có truyền thống gieo lúa trực tiếp từ trước đến nay.
tin liên quan

Ninh Bình đề xuất xóa vùng phân lũ sông Hoàng Long
UBND tỉnh kiến nghị Trung ương xóa bỏ vùng phân lũ, chậm lũ sông Hoàng Long, nơi hàng nghìn hộ dân sống trong cảnh ngập lụt mỗi mùa mưa bão.

Lật xe khách làm 9 người tử vong, 15 người bị thương
Vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng vừa xảy ra tại tỉnh Hà Tĩnh cướp đi sinh mạng 9 người, làm bị thương 15 người.

Dự án mở rộng nhà máy thuốc lá Cần Thơ ‘đứng yên’ 10 năm, do đâu?
Cần Thơ Việc mở rộng mặt bằng nhà máy thuốc lá của Vinataba – Philip Morris tại Cần Thơ ‘đứng yên’ 10 năm qua do vướng thủ tục pháp lý, khiến doanh nghiệp nhiều lần kiến nghị.

Việt Nam bày tỏ lo ngại về căng thẳng giữa Campuchia và Thái Lan
Việt Nam bày tỏ lo ngại về những diễn biến căng thẳng hiện nay tại khu vực biên giới giữa Thái Lan và Campuchia.

Phó Chủ tịch Quốc hội thăm, tặng quà gia đình thương binh, liệt sĩ Lai Châu
Chiều 24/7, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Vũ Hồng Thanh đã đến thăm hỏi, động viên và tặng quà thương binh, gia đình liệt sĩ tại tỉnh Lai Châu.

Nghệ An cam kết nước rút đến đâu, tổ chức khắc phục nhanh đến đó
Trong bối cảnh thiên tai khốc liệt, lãnh đạo tỉnh Nghệ An cam kết không để người dân nào lâm vào cảnh màn trời chiếu đất, thiếu ăn, thiếu mặc