| Hotline: 0983.970.780

Độc đáo thổ cẩm của đồng bào Mông ở Lai Châu

Thứ Ba 19/07/2022 , 14:22 (GMT+7)

Những ngày nông nhàn, bà con người Mông ở vùng cao Lai Châu tự tay vẽ sáp và nhuộm chàm thổ cẩm… để may những bộ trang phục truyền thống độc đáo cho riêng mình.

Ở vùng cao Lai Châu mùa này, những cô gái người Mông dành nhiều thời gian tạo nên những tấm thổ cẩm may trang phục truyền thống. Việc đầu tiên của những phụ nữ người Mông là phải thu hoạch cây lanh trên rừng, rồi mang về tước ra thành những sợi nhỏ, dệt thành thổ cẩm. 

Ở vùng cao Lai Châu mùa này, những cô gái người Mông dành nhiều thời gian tạo nên những tấm thổ cẩm may trang phục truyền thống. Việc đầu tiên của những phụ nữ người Mông là phải thu hoạch cây lanh trên rừng, rồi mang về tước ra thành những sợi nhỏ, dệt thành thổ cẩm. 

Khi những tấm thổ cẩm ra đời, bà con người Mông dùng sáp ong để vẽ họa tiết trên vải. Các nét vẽ tỉ mỉ bằng sáp ong sẽ dần dần lộ ra một cách rõ nét, tinh tế. Với những phụ nữ có kinh nghiệm, bàn tay họ thường bị màu chàm bám vào da. Màu da chỉ trở lại bình thường trong một thời gian dài sau khi họ dừng công việc nhuộm vải.

Khi những tấm thổ cẩm ra đời, bà con người Mông dùng sáp ong để vẽ họa tiết trên vải. Các nét vẽ tỉ mỉ bằng sáp ong sẽ dần dần lộ ra một cách rõ nét, tinh tế. Với những phụ nữ có kinh nghiệm, bàn tay họ thường bị màu chàm bám vào da. Màu da chỉ trở lại bình thường trong một thời gian dài sau khi họ dừng công việc nhuộm vải.

Từ những vỏ cây lanh thô ráp, qua bàn tay khéo léo cùng sự kiên trì, tỉ mẩn, phụ nữ Mông ở Lai Châu đã tạo ra những tấm thổ cẩm để may trang phục truyền thống độc đáo.

Từ những vỏ cây lanh thô ráp, qua bàn tay khéo léo cùng sự kiên trì, tỉ mẩn, phụ nữ Mông ở Lai Châu đã tạo ra những tấm thổ cẩm để may trang phục truyền thống độc đáo.

Tuy nhiên, thổ cẩm lúc này chưa có màu đen truyền thống của bà con người Mông. Do đó, thổ cẩm tiếp tục được mang đi nhuộm chàm. Sắc chàm nền nã, bền bỉ là minh chứng cho sự thủy chung, gắn bó bền chặt của người vùng cao. 

Tuy nhiên, thổ cẩm lúc này chưa có màu đen truyền thống của bà con người Mông. Do đó, thổ cẩm tiếp tục được mang đi nhuộm chàm. Sắc chàm nền nã, bền bỉ là minh chứng cho sự thủy chung, gắn bó bền chặt của người vùng cao. 

Sau khi nhuộm chàm, những tấm thổ cẩm đã có màu sắc ưng ý. Tuy nhiên, chưa phải là công đoạn cuối cùng để có thể may thành những bộ trang phục truyền thống đầy màu sắc. 

Sau khi nhuộm chàm, những tấm thổ cẩm đã có màu sắc ưng ý. Tuy nhiên, chưa phải là công đoạn cuối cùng để có thể may thành những bộ trang phục truyền thống đầy màu sắc. 

Các cô gái Mông ở Lai Châu tiếp tục thêu những họa tiết lên tấm thổ cẩm mới được nhuộm chàm. Từ đôi bàn tay khéo léo, tài hoa của người phụ nữ vùng cao Lai Châu, mỗi tấm vải chàm ra đời như ẩn chứa trong đó cả tinh hoa hương sắc núi rừng.

Các cô gái Mông ở Lai Châu tiếp tục thêu những họa tiết lên tấm thổ cẩm mới được nhuộm chàm. Từ đôi bàn tay khéo léo, tài hoa của người phụ nữ vùng cao Lai Châu, mỗi tấm vải chàm ra đời như ẩn chứa trong đó cả tinh hoa hương sắc núi rừng.

Công đoạn này tốn rất nhiều thời gian và được nhiều phụ nữ trong bản cùng nhau trang trí cho tấm thổ cẩm bằng những hoa văn độc đáo, có ý nghĩa riêng.

Công đoạn này tốn rất nhiều thời gian và được nhiều phụ nữ trong bản cùng nhau trang trí cho tấm thổ cẩm bằng những hoa văn độc đáo, có ý nghĩa riêng.

Mỗi sản phẩm hoàn thành đều giống như một tác phẩm nghệ thuật. Vì vậy, những trang phục truyền thống của người Mông vùng cao Lai Châu không thể đong đếm bằng tiền, bởi trong mỗi tấm thổ cẩm chứa đầy mồ hôi, nước mắt, tình yêu thương của người làm ra nó.

Mỗi sản phẩm hoàn thành đều giống như một tác phẩm nghệ thuật. Vì vậy, những trang phục truyền thống của người Mông vùng cao Lai Châu không thể đong đếm bằng tiền, bởi trong mỗi tấm thổ cẩm chứa đầy mồ hôi, nước mắt, tình yêu thương của người làm ra nó.

Những bé gái trong bản được các bà, các mẹ truyền dạy cách vẽ sáp ong, nhuộm vải để các thế hệ sau này có thể gìn giữ việc làm thổ cẩm, may trang phục truyền thống.

Những bé gái trong bản được các bà, các mẹ truyền dạy cách vẽ sáp ong, nhuộm vải để các thế hệ sau này có thể gìn giữ việc làm thổ cẩm, may trang phục truyền thống.

Xem thêm
Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao là niềm tự hào của Việt Nam

Bản tin NN-MT ngày 14/7 mang đến những thông tin thời sự nổi bật về chỉ đạo của Thủ tướng với Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao; Diễn biến thị trường liên quan đến giá cà phê, xuất khẩu thủy sản…

Bịt lỗ hổng trục lợi bảo hiểm thất nghiệp

Bảo hiểm thất nghiệp giúp người lao động vượt khó khi mất việc, nhưng thời gian gần đây xảy ra tình trạng trục lợi. Cùng tìm hiểu vấn đề với ông Trần Tuấn Tú, Trưởng phòng Bảo hiểm thất nghiệp, Cục Việc làm (Bộ Nội vụ) và bà Vũ Thị Thanh Liễu, Phó Giám đốc Trung tâm Dịch Vụ việc làm Hà Nội trong chương trình tọa đàm của Báo Nông nghiệp và Môi trường.

‘Lá chắn thép’ gần 3,5 km bảo vệ người dân trước mùa mưa bão

Ninh Bình Tuyến đê biển ở xã Hải Thịnh, tỉnh Ninh Bình không chỉ là công trình thủy lợi mà còn là ‘lá chắn thép’ giúp bảo vệ tính mạng, tài sản của người dân trước mùa mưa bão.

Câu chuyện con tôm, vùng đất, và giấc mơ liên kết

Tỉnh Cà Mau mới, nếu đặt con tôm vào trung tâm của liên kết, người dân vào trung tâm của chính sách, hệ sinh thái vào trung tâm của phát triển, thì con tôm ấy sẽ mang theo cả một niềm tin vươn ra thế giới.

Đọc nhiều nhất

Bình luận mới nhất