| Hotline: 0983.970.780

Thứ Năm 02/06/2022 , 13:59 (GMT+7)

ĐBSCL: Tích cực tuyên truyền công tác bảo vệ môi trường trong đồng bào DTTS

Thứ Năm 02/06/2022 , 13:59 (GMT+7)

(TN&MT) - Nhằm năng cao kiến thức, thay đổi thói quen về công tác bảo vệ môi trường trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), thời gian qua các cơ quan, đơn vị chức năng, chính quyền địa phương,… các tỉnh, thành vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến những quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường cho đồng bào DTTS thông qua các hội nghị, hội thảo, sinh hoạt tổ nhóm.

Đồng thời, lồng ghép vào các buổi sinh hoạt tôn giáo, lễ hội truyền thống của đồng bào DTTS,… góp phần xây dựng xóm, ấp ngày càng khang trang, xanh, sạch, đẹp.

Dưới đây là một số hình ảnh mà phóng viên ghi nhận được về công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định của phát luật đến đồng bào DTTS vùng ĐBSCL.

a1-dtts.jpg

Theo Sở TN&MT tỉnh Sóc Trăng, trong thời gian qua Sở đã tích cực phối hợp với Ủy ban MTTQ, các Ban ngành, hội đoàn thể tổ chức các cuội hội nghị phổ biến các quy định của phát luật về bảo vệ môi trường cho người dân nói chung, đồng bào DTTS nói riêng trên địa bàn tỉnh. Thông qua các cuộc hội nghị này đã góp phần nâng cao kiến thức, thay đổi thói quen của đồng bào DTTS trong việc thu gom, phân loại, xử lý rác thải cũng như hạn chế sử dụng các sản phẩm nhựa dùng một lần trong sinh hoạt để bảo vệ môi trường.

a2-dtts.jpg
Thời gian qua, cùng với các Sở, Ban ngành chức năng, Hội Liên hiệp Phụ nữ TP. Cần Thơ đã tăng cường công tuyên truyền các quy định của Luật Bảo vệ Môi trường cho các hội viên trên địa bàn thành phố. Theo bà Võ Kim Thoa, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ TP. Cần Thơ, hiện nay Hội Liên hiệp Phụ nữ có tổng cộng 168.620 hội viên, trong đó có trên 4.600 hội viên là người DTTS. Trong các buổi sinh hoạt định kỳ hay ra mắt mô hình sản xuất, các cấp Hội cơ sở thường xuyên đưa nội dung về phân loại, xử lý rác thải ở nông thôn, chống rác thải nhựa,… để phổ biến lại cho hội viên, qua đó góp phần nâng cao kiến thức về bảo vệ môi trường cho hội viên.
a3-dtts.jpg
Để nâng cao hiệu quả trong công tác bảo vệ môi trường, ngoài công tác tuyên truyền, thời gian qua, các Sở, ban ngành chức năng, hội đoàn thể tại các tỉnh, thành vùng ĐBSCL đã hỗ trợ hàng ngàn người DTTS các thùng lưu chứa rác thải quy mô hộ gia đình, giỏ xách đi chợ đựng thức ăn thay cho bọc nilon, qua đó đưa hoạt động phân loại rác thải, hạn chế sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần đi vào nề nếp, hiệu quả.
a4-dtts.jpg

Nhằm đưa phong trào “Chống rác thải nhựa” đi vào thực chất, Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang đã triển khai mô hình “đổi rác thải nhựa lấy nhu yếu phẩm” tại thị trấn Bảy Ngàn, nơi có đông đồng bào DTTS sinh sống. Bà Lê Thanh Loan, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang cho phóng viên biết, sau một thời gian triển khai mô hình đổi rác lấy nhu yếu phẩm đã thu được nhiều kết quả khi giúp hội viên hiểu rõ hơn về các loại rác thải, những loại rác thải tái sử dụng được,…trong thời gian tới, Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Châu Thành A sẽ nhân rộng mô hình này ở tất cả các xã, phường, thị trấn trên địa bàn huyện, nhất là các xã, thị trấn có đông đồng bào DTTS sinh sống.

a5-dtts.jpg

Những năm gần đây, đồng bào DTTS tại vùng ĐBSCL rất tích cực tham gia vào các hoạt động thu gom rác thải trên các tuyến đường, sông, kênh rạch do các Sở, ban ngành, tổ chức chính trị - xã hội, hội đoàn thể tổ chức; đồng thời thu gom, lưu chứa các chai lọ, bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng trong sản xuất nông nghiệp, góp phần cải thiện môi trường đất, nước, không khí ở khu vực đô thị cũng như nông thôn.

a6-dtts.jpg

Để việc triển khai công tác bảo vệ môi trường cho đồng bào DTTS đạt hiệu quả, từ đầu năm 2022 đến nay các Sở, Ban ngành, tổ chức chính trị - xã hội, hội đoàn thể tại các tỉnh, thành vùng ĐBSCL đã phối hợp với trụ trì, ban trị sự các cơ sở thờ tự phật giáo Nam tông Khmer triển khai các quy định về quyền, trách nhiệm của người dân theo quy định của Luật Bảo vệ Môi trường năm 2020; những hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường;…

a7-dtts.jpg
Ngoài phối hợp với các Sở, ban ngành, tổ chức chính trị - xã hội, hội đoàn thể, trụ trì các cơ sở thờ tự Phật giáo Nam tông Khmer ở các tỉnh, thành vùng ĐBSCL cũng chủ động lồng ghép vào các buổi sinh hoạt để tuyên truyền, nhắc nhở sư sãi, phật tử là người dân DTTS có ý thức hơn trong việc bảo vệ môi trường trong nhà cũng như cơ sở thờ tự thông qua các hoạt động thu gom, phân loại, xử lý rác thải đúng quy định.
a8-dtts.jpg
Trong thời gian qua song song với tuyên truyền, phổi biến các chủ trương, chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường cho sư sãi, phật tử, Thượng tọa Lý Hùng (người nguồi hàng đầu bên phải) Ủy viên Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Phó Trưởng ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam TP.Cần Thơ, Chủ trì chùa PITU KHÔSA RĂNGSÂY rất tích cực hướng dẫn sư sãi, bà con phật tử là người DTTS ủ rác thải sinh hoạt thông thường làm phân bón hữu cơ để trồng cây kiểng, cây ăn trái,…
a9-dtts.jpg
Thông qua các buổi tuyên truyền, vận động của chính quyền địa phương và các hội đoàn thể đã góp phần nâng cao ý thức trong việc thu gom, xử lý rác các loại rác thải của người dân nói chung, đồng bào DTTS nói riêng đang góp phần quan trọng vào công tác bảo vệ môi trường xanh, sạch, đẹp tại các xóm, ấp, phun sóc vùng ĐBSCL.
Tân Lạc (Hòa Bình): Khai mạc Lễ hội dân tộc Mường năm 2025 vào mùng 7, 8 tết

Tân Lạc (Hòa Bình): Khai mạc Lễ hội dân tộc Mường năm 2025 vào mùng 7, 8 tết

Theo kế hoạch của Ban tổ chức, Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường sẽ diễn ra trong hai ngày mùng 7 và mùng 8 tháng Giêng âm lịch tại huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình. Khác với năm 2024, Lễ hội diễn ra trong 3 ngày, thì năm 2025, lễ hội dự kiến sẽ tổ chức trong 02 ngày. Năm 2022, Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Ngày lễ này còn có tên gọi khác là Lễ xuống đồng, Lễ mở cửa rừng. Đây là lễ hội văn hóa dân gian truyền thốn

Người Dao Thanh Phán phát triển du lịch tại Bình Liêu, Quảng Ninh

Người Dao Thanh Phán phát triển du lịch tại Bình Liêu, Quảng Ninh

(TN&MT) - Bình Liêu là huyện biên giới ở phía Đông tỉnh Quảng Ninh, có gần 50 km đường biên giới với Trung Quốc. Nơi đây có tới gần 96% đồng bào là dân tộc thiểu số, chủ yếu là Tày, Dao, Sán Chỉ, Hoa… Trong đó người Dao Thanh Phán đông thứ 3 sau Tày và Sán Chỉ.

Lai Châu: Dân tộc Mảng gìn giữ nét đẹp truyền thống

Lai Châu: Dân tộc Mảng gìn giữ nét đẹp truyền thống

(TN&MT) - Dân tộc Mảng hiện có khoảng gần 5.000 người và chỉ sinh sống duy nhất tại tỉnh Lai Châu. Do điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, nhiều nét văn hóa truyền thống của người Mảng dần bị mai một. Để bảo tồn, gìn giữ tỉnh Lai Châu đã có nhiều chủ trương và chính sách phục dựng nhằm lan tỏa văn hóa người Mảng để nhiều người biết đến.

Bảo tồn nét văn hóa đặc trưng của dân tộc Thái ở Quan Sơn

Bảo tồn nét văn hóa đặc trưng của dân tộc Thái ở Quan Sơn

Đời sống văn hóa các dân tộc ở huyện Quan Sơn (Thanh Hóa) phản ánh sinh động sâu sắc sự đoàn kết chung sống, hòa hợp giữa các dân tộc Thái, Kinh, Mường, Mông... Trong đó dân tộc Thái có lịch sử cư trú lâu đời và có số dân đông nhất huyện Quan Sơn mang nhiều dấu ấn đặc trưng, phản ánh nét văn hóa đặc sắc trải dài theo lịch sử. Để hiểu rõ hơn về những nét nổi bật trong văn hóa của đồng bào Thái, phóng viên Báo Tài nguyên và Môi trường đã có cuộc trao đổi với ông Lê Văn Thơ, Trưởng phòng Văn hóa thông tin huy

[Infographic] - 15 di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh

[Infographic] - 15 di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh

Đến nay Việt Nam đã có 15 Di sản Văn hóa Phi vật thể được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) ghi danh. Đây là những nghi lễ quan trọng, những tín ngưỡng cổ truyền hoặc nghệ thuật truyền thông của cộng đồng dân tộc ở Việt Nam.

Không gian văn hóa trong Lễ hội Bum Vốc Nặm của dân tộc Lào

Không gian văn hóa trong Lễ hội Bum Vốc Nặm của dân tộc Lào

(TN&MT) - Xuất phát từ tín ngưỡng nông nghiệp lúa nước, Lễ hội Bun Vốc Nặm (Lễ hội té nước) của đồng bào dân tộc Lào năm nào cũng được tổ chức trước mỗi mùa vụ để cầu mưa thuận, gió hòa, mùa màng tốt tươi.

Xem thêm