| Hotline: 0983.970.780

Đâu là vùng cấm và vùng hạn chế khai thác nước dưới đất tại TP Huế?

Chủ Nhật 06/07/2025 , 14:38 (GMT+7)

Tại TP Huế, có 2 vùng cấm khai thác nước dưới đất; 135 vùng, khu vực hạn chế khai thác.

2 vùng cấm khai thác

Theo Quyết định về việc phê duyệt Danh mục, Bản đồ phân vùng cấm, vùng hạn chế khai thác nước dưới đất trên địa bàn mà UBND TP Huế vừa ban hành, vùng cấm khai thác nước dưới đất đối với khu vực đã xảy ra sụt, lún đất gồm có 2 vùng, tổng diện tích 0,764 km2.

Cụ thể, khu vực xã Phong Xuân (cũ), nay là phường Phong Điền với diện tích cấm là 0,76km2; khu vực xã Hương Lộc (cũ), nay là xã Khe Tre với diện tích cấm là 0,004km2.

Cơ quan chức năng TP Huế điều tra, khảo sát khoanh định vùng cấm, vùng hạn chế khai thác nước dưới đất. Ảnh: Văn Dinh.

Cơ quan chức năng TP Huế điều tra, khảo sát khoanh định vùng cấm, vùng hạn chế khai thác nước dưới đất. Ảnh: Văn Dinh.

Tại 2 khu vực trên, cơ quan chức năng cấm toàn bộ hoạt động thăm dò nước dưới đất, xây dựng mới công trình khai thác nước dưới đất, bao gồm cả trường hợp khai thác, sử dụng nước dưới đất cho sinh hoạt của hộ gia đình.
Đối với công trình khai thác nước dưới đất đang khai thác: 

Trường hợp công trình đã có giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất hoặc giấy phép khai thác nước dưới đất hoặc đã đăng ký khai thác nước dưới đất thì phải dừng khai thác và cơ quan quản lý nhà nước thực hiện thu hồi giấy phép, điều chỉnh tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước theo thẩm quyền và yêu cầu thực hiện trám lấp giếng theo quy định.

Trường hợp công trình không có giấy phép khai thác nước dưới đất hoặc không đăng ký khai thác nước dưới đất thì phải dừng khai thác và cơ quan quản lý nhà nước thực hiện việc xử lý vi phạm đối với việc khai thác nước dưới đất không có giấy phép theo thẩm quyền và yêu cầu thực hiện trám lấp giếng theo quy định.

Trường hợp khai thác nước cho sinh hoạt của hộ gia đình thì thực hiện việc trám lấp giếng sau khi được thay thế bằng nguồn nước khác.

135 vùng hạn chế

Đối với vùng hạn chế khai thác nước dưới đất, có 135 vùng hạn chế 1, bao gồm khu vực có nguy cơ sụt, lún đất là vùng liền kề với khu vực đã xảy ra sụt, lún đất và khu vực có nguồn nước dưới đất có nguy cơ bị xâm nhập mặn là vùng liền kề với khu vực bị nhiễm mặn có hàm lượng tổng chất rắn hòa tan từ 1.500 mg/l trở lên; tổng diện tích là 198,6km2.

Trong đó vùng hạn chế 1A (khu vực có nguy cơ sụt, lún đất) có 2 vùng, tổng diện tích 8,16km2; vùng hạn chế 1B (khu vực có nguồn nước dưới đất có nguy cơ bị xâm nhập mặn là vùng liền kề với khu vực bị nhiễm mặn có hàm lượng tổng chất rắn hòa tan từ 1.500 mg/l trở lên) có 133 vùng, tổng diện tích 190,44km2.

TP Huế có nguồn tài nguyên nước dưới đất đa dạng. Ảnh: Văn Dinh.

TP Huế có nguồn tài nguyên nước dưới đất đa dạng. Ảnh: Văn Dinh.

TP Huế không có vùng hạn chế 2 (khu vực có mực nước dưới đất bị suy giảm liên tục và có nguy cơ vượt ngưỡng khai thác nước dưới đất), không có vùng hạn chế hỗn hợp (các khu vực chồng lấn của vùng hạn chế 1 và vùng hạn chế 2).

UBND cấp xã phối hợp với Sở Nông nghiệp và Môi trường khoanh định vùng cấm, vùng hạn chế khai thác nước dưới đất, công bố Danh mục và Bản đồ phân vùng cấm, vùng hạn chế khai thác nước dưới đất; giám sát các tổ chức, cá nhân trên địa bàn trong việc thực hiện các biện pháp cấm, hạn chế khai thác nước dưới đất theo Phương án được phê duyệt.

Theo lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Môi trường TP Huế, việc thực hiện điều tra, đánh giá, khoanh định vùng cấm, vùng hạn chế khai thác nước dưới đất trên địa bàn thành phố nhằm theo dõi biến đổi động thái và chất lượng nước dưới đất theo thời gian; dự báo nguy cơ cạn kiệt, ô nhiễm nguồn nước và làm cơ sở cho quản lý, công tác thẩm định cấp phép khai thác nguồn tài nguyên nước dưới đất. Đồng thời là cơ sở để bảo vệ nguồn nước dưới đất tại một số khu vực nhất định theo tiềm năng, chất lượng có được trong tầng chứa nước. Từ đó, khoanh định các khu vực, các tầng chứa nước dưới đất khai thác phù hợp, sử dụng một cách bền vững nguồn tài nguyên quý giá này.

Xem thêm
Khan hiếm cát ở Thanh Hóa: [Bài 2] Hướng dẫn doanh nghiệp, rà soát tài nguyên

Trước thực trạng thiếu cát xây dựng, UBND tỉnh Thanh Hóa đã chỉ đạo sát sao, nhằm rà soát lại tài nguyên và hướng dẫn doanh nghiệp để sớm khai thác, đảm bảo nhu cầu.

Lào Cai: Nhiều thủy điện xả lũ, cảnh báo nguy cơ ngập lụt

Mưa lớn kéo dài khiến nước từ thượng nguồn dâng cao. Các thủy điện trên sông Chảy (Lào Cai) đồng loạt thông báo xả lũ để đảm bảo an toàn vận hành.

Hải trình cùng kiểm ngư: [Bài 5] Sứ mệnh giữ ‘màu xanh’ cho biển cả

Một ngành thủy sản xanh không thể thiếu những người giữ biển. Nơi đó, lực lượng kiểm ngư giữ sinh kế, giữ chủ quyền và giữ lại hy vọng cho thế hệ mai sau.

Bình luận mới nhất