| Hotline: 0983.970.780

Cuộc tọa đàm trên biển về phát triển bền vững nguồn lợi thủy sản

Thứ Hai 01/04/2024 , 07:38 (GMT+7)

Chiều 31/3, trên biển Vân Đồn, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan và Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh cùng lắng nghe tâm tư của người làm thủy sản từ khắp mọi miền.

 

Chiều 31/3, khoảng 20 giám đốc các HTX, doanh nghiệp nuôi biển đại diện cho hơn 100 hợp tác xã nuôi biển của tỉnh Quảng Ninh có buổi gặp gỡ Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan và Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Cao Tường Huy trên khu vực lồng bè nuôi biển Công ty STP tại khu vực nuôi biển của HTX dịch vụ nuôi trồng thủy sản Phất Cờ (huyện đảo Vân Đồn).

 

Ngoài giải đáp các kiến nghị của đại diện người nuôi biển ở Vân Đồn, Bộ trưởng Lê Minh Hoan còn chia sẻ thêm: "Mọi sản phẩm nuôi trồng nếu chúng ta chỉ quan niệm nó là thực phẩm, đó mới chỉ là giá trị 10, mỹ phẩm mới là giá trị 100. Bà con nuôi biển cần có tư duy tối đa hóa sản phẩm, không nên coi nghề cá là nghề giải trí".

 

Rong biển, đối tượng nuôi nhiều tiềm năng ở khu vực vịnh của tỉnh Quảng Ninh với khả năng làm thực phẩm, dược phẩm, mỹ phẩm đem lại giá trị cao. Trong ảnh là những khóm rong sụn do Công ty STP nuôi trên khu vực lồng HDPE của mình tại huyện Vân Đồn.

 

Ông Phạm Quốc Chính, Chủ tịch STP Group giới thiệu với Bộ trưởng Lê Minh Hoan về sản phẩm rong và mô hình nuôi thủy sản trên lồng HDPE đặt trong vùng vịnh kín ở Vân Đồn. Tại đây, ngoài hàu, STP còn nuôi các loại cá có giá trị kinh tế cao như cá chim, cá bớp...

 

Sau khi tham quan mô hình, lãnh đạo Bộ NN-PTNT, lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh đã lắng nghe và giải đáp ngay tại chỗ những kiến nghị của các đại diện người nuôi biển.

 

Chia sẻ tại tọa đàm, Bộ trưởng Lê Minh Hoan nhấn mạnh, Bộ cùng các địa phương đang nỗ lực tạo ra một không gian sinh kế mới, đưa nuôi biển trở thành ngành hàng. Nếu cứ theo cách tiếp cận này sẽ và đôi khi cứ căng thẳng về lợi ích, sẽ không có sự chia sẻ lợi ích”.

 

Ông Trần Văn Bảo, Giám đốc HTX Thủy sản Thắng Lợi đang nuôi trồng tại xã đảo Thắng Lợi, Vân Đồn (ảnh) chia sẻ, sau một quá trình dài, những người nuôi biển ở Quảng Ninh mong mỏi có cơ chế, chính sách được Nhà nước cấp phép nuôi biển, giao mặt nước ổn định, lâu dài để yên tâm đầu tư sản xuất. Đến nay, mong mỏi này đang thành hiện thực nhưng vẫn còn đó những vướng mắc về hạ tầng, chính sách.

 

Ngoài ra là những trao đổi, chia sẻ về khó khăn trong việc liên kết hoạt động, tìm vùng biển phù hợp với từng đối tượng nuôi, đầu ra cho sản phẩm hay công nghệ chế biến sau thu hoạch. Các thắc mắc của đại biểu đã được Bộ trưởng và Chủ tịch UBND tỉnh giáp đáp phần nào nhưng để cụ thể hơn, lãnh đạo Bộ và tỉnh nói sẽ chia sẻ sâu hơn tại “Hội nghị Phát triển bền vững nuôi biển - Nhìn từ Quảng Ninh”, diễn ra vào sáng 1/4.

Xem thêm
Sử dụng thiên địch là xu hướng trong sản xuất nông nghiệp bền vững

Bắt nhịp cách mạng xanh 4.0; Việt Nam và Liên Hợp Quốc đồng hành vì tăng trưởng xanh; Gấp rút giải phóng mặt bằng các công trình thủy lợi; Chuẩn hóa thủ tục hành chính lĩnh vực đất đai; Tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp khi Mỹ áp dụng thuế đối ứng; Đà Nẵng nỗ lực bảo vệ rừng; Dùng ong nhập ngoại thụ phấn, dưa lưới đậu trái tới 90%.

Bí quyết thải độc tạng phủ lớn nhất cơ thể sau Tết

Với trọng lượng khoảng 1,4kg ở người trưởng thành, gan là tạng phủ lớn nhất cơ thể và cũng là nơi phải gồng mình gánh chịu độc tố khi chúng ta lạm dụng rượu bia, thức ăn không lành mạnh vào dịp Tết. GS, TS, BS y học cổ truyền Dương Trọng Hiếu bật mí các kiến thức hữu ích để bảo vệ gan, xả độc tố, lấy lại vóc dáng để khởi đầu một năm mới đầy sức sống.

Nuôi tôm công nghệ cao ở Thanh Hóa dự kiến tăng lên 250ha

Nuôi tôm trong nhà màng, nhà lưới phát triển ở các huyện ven biển của Thanh Hóa, năm 2024 diện tích là 220ha, dự kiến năm 2025 diện tích tăng lên 250ha, năng suất bình quân 100 tấn/ha/năm.

'Vọng Xưa' - Một làng quê đáng sống

Có những làng quê khiến người ta muốn sống, muốn gắn bó, muốn trở về chỉ vì ở đó cuộc sống lành như hạt lúa, ấm như ánh lửa bếp và sâu như tiếng ru của mẹ.