| Hotline: 0983.970.780

Chuyện ăn, chuyện uống một thời của người Hà Nội được vinh danh

Thứ Ba 08/07/2025 , 16:41 (GMT+7)

‘Người Hà Nội chuyện ăn, chuyện uống một thời’ được vinh danh tại Tuần lễ Sách văn hóa Trung Quốc - Đông Nam Á 2025, vừa diễn ra tại Quảng Tây.

“Người Hà Nội chuyện ăn, chuyện uống một thời” của tác giả Vũ Thế Long, được dịch và phát hành tại Trung Quốc cuối năm 2024. Trong khuôn khổ Tuần lễ Sách văn hóa Trung Quốc – Đông Nam Á 2025 tổ chức tại Nam Ninh – Quảng Tây, “Người Hà Nội chuyện ăn chuyện uống một thời” được bình chọn vào top 20 “Sách Đông Nam Á có sức ảnh hưởng tại Trung Quốc năm 2025”.

Tiến sĩ Vũ Thế Long và 'Người Hà Nội chuyện ăn chuyện uống một thời' bản tiếng Việt. Ảnh: Phạm Sỹ.

Tiến sĩ Vũ Thế Long và "Người Hà Nội chuyện ăn chuyện uống một thời" bản tiếng Việt. Ảnh: Phạm Sỹ.

Ban tổ chức Tuần lễ Sách văn hóa Trung Quốc – Đông Nam Á 2025, đánh giá: “Người Hà Nội chuyện ăn, chuyện uống một thời” đã đem đến cho độc giả Trung Quốc một bức tranh sống động về những biến đổi trong văn hóa ẩm thực Hà Nội và cả Việt Nam, truyền tải suy nghĩ của tác giả về sự kế thừa và đổi mới của văn hóa ẩm thực Việt Nam, cũng như tình yêu sâu sắc của ông đối với văn hóa dân tộc Việt Nam. Đây là một tác phẩm xuất sắc kết hợp trọn vẹn kiến thức với những xúc cảm ấm áp”.

“Người Hà Nội - chuyện ăn, chuyện uống một thời” xuất bản trong nước từ năm 2021, đưa độc giả ngược dòng thời gian về những năm đầu của thế kỷ 20, để hồi tưởng, để khám phá nghệ thuật ẩm thực Hà Nội biến đổi và thăng hoa theo năm tháng. Sự kết hợp giữa trải nghiệm cá nhân của một người sinh ra, lớn lên tại Hà Nội với sự tìm hiểu tỉ mỉ của một nhà nghiên cứu, cùng tư liệu thế hệ trước, tác giả Vũ Thế Long đã khái quát được vẻ đẹp văn hóa của người Hà Nội qua từng món ăn thức uống.

Tác giả Vũ Thế Long sinh năm 1947, có học vị Tiến sĩ. Ông bộc bạch: “Bố mẹ tôi đều quê ở Hà Nội. Hầu như cả đời các cụ sống ở Hà Nội. Theo gia phả để lại thì ông bà, cụ kỵ của bố mẹ tôi cũng ở Hà Nội. Tương tự như vậy, ông bà, cụ kỵ bên vợ tôi cũng sinh thành và lập nghiệp ở đất Thăng Long. Không kể khoảng thời gian chiến tranh xa cách hoặc các dịp học hành công tác phải xa Hà Nội dăm năm, còn lại, đa phần thời gian tôi sống trong lòng Hà Nội quê tôi”.

Bản tiếng Việt 'Người Hà Nội chuyện ăn chuyện uống một thời'.

Bản tiếng Việt "Người Hà Nội chuyện ăn chuyện uống một thời".

Khi viết “Người Hà Nội chuyện ăn, chuyện uống một thời”, tác giả Vũ Thế Long xác định được ưu điểm của mình: “Tôi đang hoạt động trong Hiệp hội ẩm thực, có rất nhiều bạn là người Việt gốc Hoa. Họ rất giỏi về nấu các món ăn Trung Quốc, và có những sản phẩm rất hay. Họ cũng trao đổi, học hỏi, học tập lẫn nhau. Ví dụ, phân biệt món ăn này của Trung Quốc với Việt Nam có gì khác biệt, và rất nhiều chuyện thú vị. Tôi mong muốn những mẩu chuyện mà tôi chia sẻ, có thể giúp công chúng hiểu thêm người Việt Nam ăn các món ăn Trung Hoa ở Việt Nam như thế nào, và các món ăn Trung Hoa mà người Trung Quốc mang sang Việt Nam có gì khác với chính món ăn đó trên đất Trung Quốc”.

Là người trực tiếp chuyển ngữ “Người Hà Nội, chuyện ăn chuyện uống một thời” sang tiếng Trung, dịch giả Thanh Đóa thổ lộ: “Một trong những điều khiến tôi có ấn tượng khá sâu sắc đó là câu chuyện tác giả kể lúc nhỏ đi chợ Đồng Xuân với mẹ. Chợ Đồng Xuân, nếu mọi người biết thì đây là chợ bán buôn đặc trưng nhất của Việt Nam, đến nay nó vẫn được bảo tồn như một minh chứng sống của nền văn hóa dân gian. Ngắm nhìn chợ Đồng Xuân từ góc độ của tác giả, chúng ta không chỉ thấy được phong cách sống và nét đẹp trong văn hóa của người Hà Nội, mà còn có thể cảm nhận được tình mẹ con ấm áp. Tôi tin rằng đây là thứ có thể khơi gợi sự đồng cảm của người đọc ở khắp mọi nơi trên thế giới”.

Bản tiếng Trung 'Người Hà Nội chuyện ăn chuyện uống một thời'.

Bản tiếng Trung "Người Hà Nội chuyện ăn chuyện uống một thời".

Với văn phong giản dị và chân thành, tác giả Vũ Thế Long cũng bất ngờ về hành trình chinh phục của cuốn sách “Người Hà Nội chuyện ăn, chuyện uống một thời”. Nhân dịp “đứa con tinh thần” được tôn vinh tại Tuần lễ Sách văn hóa Trung Quốc – Đông Nam Á 2025, tác giả Vũ Thế Long bày tỏ: “Ăn uống là một mặt rất quan trọng của văn hóa. Tìm ra bản sắc văn hóa ẩm thực Việt Nam - Hà Nội và đi sâu hơn nữa, hiểu về bản sắc văn hóa ẩm thực của người Hà Nội để gìn giữ, phát huy và phát triển nét văn hóa thú vị đó của Hà Nội là điều không kém hệ trọng để xây dựng một nền văn hóa Hà Nội mới.              

Suy cho cùng, ăn uống cũng là một nghệ thuật. Nói đến nghệ thuật, xưa nay người ta thường nêu bảy thứ nghệ thuật, gồm có: âm nhạc, kịch, múa, kiến trúc, vẽ nặn, nhiếp ảnh và nghệ thuật thứ bảy là điện ảnh. Trên thế giới có nhiều dân tộc rất coi trọng sự ăn, sự uống cũng như sự mặc, sự ở, là những thứ rất thiết yếu đến đời sống con người. Liệu có thể xếp ăn uống hay nói một cách văn hoa, nghệ thuật ẩm thực là "nghệ thuật thứ tám" được chăng?”.

Xem thêm
Tuyển bóng đá nữ Việt Nam giành vé dự ASIAN Cup 2026

Thắng Guam với tỷ số 4-0 vào tối 5/7, tuyển bóng đá nữ Việt Nam dẫn đầu bảng E và góp mặt tại vòng chung kết ASIAN Cup nữ 2026.

Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam sắp thu vé tham quan

Từ ngày 12/4/2025, người dân và du khách khi vào tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam cần mua vé với mức giá 40.000 đồng/người/lượt.

Đánh thức tiềm năng du lịch đường sông ở Hải Phòng: [Bài 2] Triển khai đồng bộ bốn giải pháp căn cơ

Tiềm năng du lịch đường thủy ở Hải Phòng rất lớn, có thể tận dụng lợi thế từ cảng biển để phát triển du lịch đặc thù gắn với bảo vệ môi trường.

Vật liệu cũ ‘kể chuyện mới’

Vườn hoa Diên Hồng (Hoàn Kiếm, Hà Nội) bất ngờ ‘kể chuyện mới’ với một không gian nghệ thuật đầy màu sắc, được tạo dựng hoàn toàn từ vật liệu cũ.

Bình luận mới nhất