| Hotline: 0983.970.780

Chủ động phòng sâu bệnh hại cà phê trong mùa mưa

Thứ Sáu 11/07/2025 , 18:37 (GMT+7)

Sâu bệnh phát sinh mùa mưa làm giảm năng suất cà phê. Ngành nông nghiệp Lâm Đồng khuyến cáo các biện pháp phòng ngừa hiệu quả, giúp nông dân giảm chi phí, tăng thu nhập.

Mùa mưa năm nay tại Nam Tây Nguyên, thời tiết diễn biến thất thường đã tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều loại sâu bệnh phát sinh và gây hại trên các loại cây trồng, đặc biệt là cây cà phê. Ảnh: Gia Phú.

Mùa mưa năm nay tại Nam Tây Nguyên, thời tiết diễn biến thất thường đã tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều loại sâu bệnh phát sinh và gây hại trên các loại cây trồng, đặc biệt là cây cà phê. Ảnh: Gia Phú.

Mùa mưa năm nay tại Nam Tây Nguyên nói chung và tỉnh Lâm Đồng nói riêng, thời tiết diễn biến thất thường đã tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều loại sâu bệnh phát sinh và gây hại trên các loại cây trồng, đặc biệt là cây cà phê, loại cây chủ lực với hơn 172.000 ha trên toàn tỉnh.

Tại một số địa bàn trồng cà phê trọng điểm như Bảo Lâm, Di Linh, Lâm Hà, Đức Trọng… nhiều nông dân ghi nhận tình trạng sâu bệnh xuất hiện trên cây cà phê, làm ảnh hưởng sinh trưởng kém, trái bị khô, năng suất có nguy cơ sụt giảm mạnh nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời.

Mới đây, khi đi kiểm tra thực tế tại vườn cà phê hơn 5 ha của một hộ dân trên địa bàn xã Bảo Lâm 1, lãnh đạo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Lâm Đồng đã ghi nhận mức độ gây hại đáng lo ngại: bệnh thán thư chiếm 16,3%, tỷ lệ cây vàng lá lên đến 19,5% và cành bị mọt đục chiếm khoảng 35%. Ngoài ra, còn ghi nhận sự xuất hiện của nhiều sinh vật gây hại khác như rệp sáp, mọt đục quả, nấm hồng và bệnh rỉ sắt, tuy hiện ở mức dưới ngưỡng thống kê nhưng cũng tiềm ẩn nguy cơ bùng phát nếu gặp điều kiện thuận lợi.

Trước diễn biến trên, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Lâm Đồng đã đưa ra nhiều khuyến cáo kỹ thuật giúp nông dân chủ động kiểm soát sâu bệnh trong mùa mưa. Ảnh: Gia Phú.

Trước diễn biến trên, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Lâm Đồng đã đưa ra nhiều khuyến cáo kỹ thuật giúp nông dân chủ động kiểm soát sâu bệnh trong mùa mưa. Ảnh: Gia Phú.

Hiện nay, thời tiết trong điều kiện ẩm độ cao kéo dài, cây cà phê dễ bị suy yếu do thiếu ánh sáng và ẩm độ đất cao, là môi trường lý tưởng để nhiều loại dịch hại phát sinh. Các loại sâu bệnh phổ biến được ghi nhận gồm:

Mọt đục cành và sâu đục thân, chúng khoét lỗ và phá hoại hệ thống vận chuyển dinh dưỡng của cây, khiến cành lá héo rũ, giảm khả năng ra hoa, đậu trái.

Rệp sáp và mọt đục quả: Tấn công trực tiếp lên quả cà phê, gây khô trái non, giảm chất lượng nhân.

Bệnh nấm hồng và rỉ sắt: Làm rụng lá hàng loạt, ảnh hưởng đến khả năng quang hợp của cây.

Bệnh khô cành, khô trái: Gây mất mát sản lượng nghiêm trọng ở giai đoạn nuôi trái.

Sâu bệnh phát sinh mạnh mùa mưa làm giảm năng suất cà phê. Ảnh: Gia Phú.

Sâu bệnh phát sinh mạnh mùa mưa làm giảm năng suất cà phê. Ảnh: Gia Phú.

Tuyến trùng gây hại trong đất: Làm rễ bị thối, cây còi cọc và dễ chết yểu…Nếu không có biện pháp phòng ngừa và xử lý kịp thời, các loại sâu bệnh trên sẽ tiếp tục lan rộng, khiến nông dân không chỉ mất mùa mà còn đối mặt với chi phí phục hồi vườn cà phê tăng cao.

Trước diễn biến trên, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Lâm Đồng đã đưa ra nhiều khuyến cáo kỹ thuật giúp nông dân chủ động kiểm soát sâu bệnh trong mùa mưa. Trong đó cần tăng cường thăm vườn định kỳ, sau các trận mưa kéo dài, cần kiểm tra tình trạng lá, quả, thân và gốc cây để phát hiện sớm dấu hiệu của sâu bệnh.

Tỉa cành tạo thông thoáng, việc cắt tỉa cành, dọn sạch tàn dư thực vật giúp vườn cà phê thông thoáng, giảm độ ẩm, hạn chế điều kiện phát sinh nấm bệnh.

Mọt đục cành và sâu đục thân, chúng khoét lỗ và phá hoại hệ thống vận chuyển dinh dưỡng của cây, khiến cành lá héo rũ, giảm khả năng ra hoa, đậu trái. Ảnh: Gia Phú.

Mọt đục cành và sâu đục thân, chúng khoét lỗ và phá hoại hệ thống vận chuyển dinh dưỡng của cây, khiến cành lá héo rũ, giảm khả năng ra hoa, đậu trái. Ảnh: Gia Phú.

Bón phân hợp lý và cân đối, nhằm tránh lạm dụng phân đạm, nên bổ sung thêm phân hữu cơ hoai mục, phân vi sinh để cải tạo đất và tăng sức đề kháng cho cây.

Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đúng cách: Ưu tiên các loại thuốc sinh học, thuốc có nguồn gốc hữu cơ hoặc ít độc hại, được khuyến cáo trong danh mục cho phép. Phun thuốc đúng liều lượng, đúng thời điểm và luân phiên hoạt chất để tránh kháng thuốc.

Cải tạo đất và luân canh: Với những diện tích nhiễm tuyến trùng, cần cải tạo bằng các biện pháp như luân canh cây trồng, sử dụng nấm đối kháng hoặc vi sinh vật cải tạo đất.

Anh Nguyễn Văn Hạnh, một nông dân có gần 3 ha cà phê ở xã Tân Nghĩa, Lâm Đồng chia sẻ: “Mấy năm nay mùa mưa là lo nhất. Nếu không theo dõi vườn kỹ, sâu bệnh phát triển rất nhanh, mất cả vụ. Năm ngoái tôi áp dụng theo hướng dẫn của cán bộ nông nghiệp, kết hợp tỉa cành, bón phân hữu cơ và phun thuốc đúng lúc, nên vườn vẫn cho năng suất ổn định, chi phí lại giảm hơn so với trước”.

Hiện nay, thời tiết trong điều kiện ẩm độ cao kéo dài, cây cà phê dễ bị suy yếu do thiếu ánh sáng và ẩm độ đất cao, là môi trường lý tưởng để nhiều loại dịch hại phát sinh. Ảnh: Gia Phú.

Hiện nay, thời tiết trong điều kiện ẩm độ cao kéo dài, cây cà phê dễ bị suy yếu do thiếu ánh sáng và ẩm độ đất cao, là môi trường lý tưởng để nhiều loại dịch hại phát sinh. Ảnh: Gia Phú.

Theo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Lâm Đồng, trong bối cảnh hiện nay giá vật tư đầu vào liên tục tăng, người dân sản xuất cà phê cần tuân thủ theo hướng an toàn, bền vững là lựa chọn tất yếu. Việc áp dụng quy trình kỹ thuật canh tác hợp lý không chỉ giúp giảm thiểu sâu bệnh, mà còn góp phần bảo vệ môi trường, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng giá trị khi xuất khẩu.

Ngành nông nghiệp Lâm Đồng cũng đang đẩy mạnh tập huấn, chuyển giao kỹ thuật, xây dựng mô hình sản xuất cà phê thích ứng biến đổi khí hậu và kiểm soát sâu bệnh thông minh để giúp nông dân nâng cao thu nhập, hướng tới phát triển cà phê bền vững trong dài hạn.

Xem thêm
Giải mã cặp đôi ‘Bio & Canxi’-chìa khóa cho canh tác lúa bền vững ở ĐBSCL

Sự kết hợp giữa vi sinh vật có ích (Bio) và Canxi được chứng minh là giải pháp đột phá giúp cải tạo đất, nâng cao năng suất hướng tới nền nông nghiệp bền vững.

Sumitomo Chemical: Cầu nối công nghệ Nhật - Việt vì mục tiêu phát triển nông nghiệp bền vững

Sumitomo Chemical Việt Nam là cầu nối đưa công nghệ nông nghiệp Nhật Bản đến gần với nhà nông Việt, góp phần thiết lập các chuẩn mực chất lượng mới, minh bạch và bền vững.

Mavin được vinh danh Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025

Tập đoàn Mavin vào Top 10 ESG Việt Nam Xanh 2025 nhờ loạt sáng kiến xanh, chuyển đổi số và mô hình nông nghiệp tuần hoàn, bền vững.

Giải pháp ổn định môi trường nước và kiểm soát EHP trong nuôi tôm

ĐBSCL EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) là bệnh nguy hiểm cho nghề nuôi tôm hiện nay, làm cho nhiều vụ nuôi phải thu hoạch sớm, hoặc mất trắng. 

Bình luận mới nhất