| Hotline: 0983.970.780

Đại hội Lúa gạo quốc tế 2023

Chia sẻ của các nhà khoa học nữ trong 'ngày đặc biệt'

Thứ Sáu 20/10/2023 , 15:35 (GMT+7)

Đại hội Lúa gạo quốc tế 2023 diễn ra trùng với Ngày Phụ nữ Việt Nam. Dưới đây là phóng sự ảnh về các nữ chuyên gia đang tham dự sự kiện tại Philippines.

Đại hội Lúa gạo quốc tế – IRC 2023 không chỉ là nơi hội tụ các nhà khoa học, chuyên gia lĩnh vực nông nghiệp, mà còn vinh danh những cống hiến của phụ nữ, thanh niên trong chuỗi giá trị lúa gạo. Ngày 20/10 năm nay, các chị em trong đoàn Việt Nam chào đón ngày vui của mình ở một nơi xa và thật đặc biệt - Thủ đô Manila (Philippines).

Đại hội Lúa gạo quốc tế – IRC 2023 không chỉ là nơi hội tụ các nhà khoa học, chuyên gia lĩnh vực nông nghiệp, mà còn vinh danh những cống hiến của phụ nữ, thanh niên trong chuỗi giá trị lúa gạo. Ngày 20/10 năm nay, các chị em trong đoàn Việt Nam chào đón ngày vui của mình ở một nơi xa và thật đặc biệt - Thủ đô Manila (Philippines).

Mặc dù xa nhà nhưng niềm vui của chị em phụ nữ đang tham dự IRC 2023 không hề giảm đi, thậm chí còn gần gũi và ấm áp hơn. Trong ảnh (từ phải qua trái), nguyên Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Bùi Bá Bổng, Viện trưởng Viện Lúa ĐBSCL Trần Ngọc Thạch, và Phó Cục trưởng Cục trồng trọt Lê Thanh Tùng chúc mừng các chị em phụ nữ trong đoàn nhân dịp đặc biệt này.

Mặc dù xa nhà nhưng niềm vui của chị em phụ nữ đang tham dự IRC 2023 không hề giảm đi, thậm chí còn gần gũi và ấm áp hơn. Trong ảnh (từ phải qua trái), nguyên Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Bùi Bá Bổng, Viện trưởng Viện Lúa ĐBSCL Trần Ngọc Thạch, và Phó Cục trưởng Cục trồng trọt Lê Thanh Tùng chúc mừng các chị em phụ nữ trong đoàn nhân dịp đặc biệt này.

Chị Đinh Thị Kim Dung - Chánh Văn phòng IRRI tại Việt Nam được gọi vui là 'thủ trưởng' của đoàn Việt Nam tham dự Đại hội. Sau nhiều năm IRC bị gián đoạn do đại dịch, chị rất vui khi có sự góp mặt của đông đảo đại biểu từ các châu lục; có nhiều sự hiện diện của nữ giới. Các đại biểu Việt Nam cũng rất cởi mở, hỗ trợ lẫn nhau.

Chị Đinh Thị Kim Dung - Chánh Văn phòng IRRI tại Việt Nam được gọi vui là “thủ trưởng” của đoàn Việt Nam tham dự Đại hội. Sau nhiều năm IRC bị gián đoạn do đại dịch, chị rất vui khi có sự góp mặt của đông đảo đại biểu từ các châu lục; có nhiều sự hiện diện của nữ giới. Các đại biểu Việt Nam cũng rất cởi mở, hỗ trợ lẫn nhau.

Chị Nguyễn Thúy Kiều Liên, Phó Viện trưởng Viện Lúa ĐBSCL cho biết, phụ nữ ngày càng khẳng định vị thế trong lĩnh vực khoa học, đạt nhiều thành tựu quan trọng về nghiên cứu giống. Ở viện của chị, tỷ lệ nữ chiếm trên 50%; nhiều cán bộ nữ đóng vai trò chủ chốt, chuyên môn không hề thua kém các nhà khoa học nam.

Chị Nguyễn Thúy Kiều Liên, Phó Viện trưởng Viện Lúa ĐBSCL cho biết, phụ nữ ngày càng khẳng định vị thế trong lĩnh vực khoa học, đạt nhiều thành tựu quan trọng về nghiên cứu giống. Ở viện của chị, tỷ lệ nữ chiếm trên 50%; nhiều cán bộ nữ đóng vai trò chủ chốt, chuyên môn không hề thua kém các nhà khoa học nam.

Chị Trần Thị Kim Thúy, Phó Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và BVTV thành phố Cần Thơ cho biết: Có ý kiến cho rằng phụ nữ làm nông nghiệp thường vất vả, nhưng chị Thúy không cảm thấy như vậy. Xuất thân từ vùng nông thôn, chị tiếp cận và theo đuổi nông nghiệp từ nhỏ. Làm việc vì đam mê nên Phó Chi cục trưởng luôn hạnh phúc vì được cống hiến, giúp người nông dân bớt nghèo khó.

Chị Trần Thị Kim Thúy, Phó Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và BVTV thành phố Cần Thơ cho biết: Có ý kiến cho rằng phụ nữ làm nông nghiệp thường vất vả, nhưng chị Thúy không cảm thấy như vậy. Xuất thân từ vùng nông thôn, chị tiếp cận và theo đuổi nông nghiệp từ nhỏ. Làm việc vì đam mê nên Phó Chi cục trưởng luôn hạnh phúc vì được cống hiến, giúp người nông dân bớt nghèo khó.

Chị Nguyễn Thanh Thúy, Phó Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và BVTV tỉnh Hậu Giang đại diện cho Tổ chức GIZ Việt Nam tham gia IRC 2023. Một trong những điều đọng lại trong chị là câu nói của một nữ chuyên gia Ấn Độ: 'Phụ nữ tiếp cận khoa học kỹ thuật rất nhanh trong chuyển đổi hệ thống lúa gạo'.

Chị Nguyễn Thanh Thúy, Phó Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và BVTV tỉnh Hậu Giang đại diện cho Tổ chức GIZ Việt Nam tham gia IRC 2023. Một trong những điều đọng lại trong chị là câu nói của một nữ chuyên gia Ấn Độ: “Phụ nữ tiếp cận khoa học kỹ thuật rất nhanh trong chuyển đổi hệ thống lúa gạo”.

Chị Huỳnh Thị Huỳnh Mai, chuyên viên Phòng Kế hoạch Tài chính (Sở NN-PTNT Đồng Tháp), kiêm giám sát viên Ban quản lý dự án GIZ Đồng Tháp. Là thạc sĩ về quản lý sản xuất nông nghiệp thực phẩm bền vững, chị nhận thấy nữ giới ngày càng có nhiều đóng góp về nghiên cứu, quản lý, chế biến lúa gạo. Chị khẳng định, vai trò của phụ nữ trong lĩnh vực công nghệ thực phẩm là bình đẳng, góp phần xây dựng chuỗi giá trị bền vững lúa gạo.

Chị Huỳnh Thị Huỳnh Mai, chuyên viên Phòng Kế hoạch Tài chính (Sở NN-PTNT Đồng Tháp), kiêm giám sát viên Ban quản lý dự án GIZ Đồng Tháp. Là thạc sĩ về quản lý sản xuất nông nghiệp thực phẩm bền vững, chị nhận thấy nữ giới ngày càng có nhiều đóng góp về nghiên cứu, quản lý, chế biến lúa gạo. Chị khẳng định, vai trò của phụ nữ trong lĩnh vực công nghệ thực phẩm là bình đẳng, góp phần xây dựng chuỗi giá trị bền vững lúa gạo.

Chị Vũ Thanh Hà, chuyên viên Vụ Hợp tác quốc tế (Bộ NN-PTNT) rất tự hào khi được tham gia nhiều hội đàm do nhà khoa học Việt Nam trình bày, dẫn dắt, trong đó có chủ đề về bình đẳng giới. Theo đó, chị Hà mong muốn Bộ sẽ tiếp tục hợp tác với các tổ chức quốc tế trong các dự án về nhận thức giới; tuyên truyền về nhận thức giới cho cán bộ quản lý, khuyến nông, thu hút sự tham gia của phụ nữ trong nông nghiệp.

Chị Vũ Thanh Hà, chuyên viên Vụ Hợp tác quốc tế (Bộ NN-PTNT) rất tự hào khi được tham gia nhiều hội đàm do nhà khoa học Việt Nam trình bày, dẫn dắt, trong đó có chủ đề về bình đẳng giới. Theo đó, chị Hà mong muốn Bộ sẽ tiếp tục hợp tác với các tổ chức quốc tế trong các dự án về nhận thức giới; tuyên truyền về nhận thức giới cho cán bộ quản lý, khuyến nông, thu hút sự tham gia của phụ nữ trong nông nghiệp.

Đại hội Lúa gạo quốc tế – IRC 2023 đã tổ chức nhiều phiên họp nhằm ghi nhận, tôn vinh đóng góp của phụ nữ trong phát triển ngành lúa gạo. Đại hội nhận định phụ nữ đóng vai trò then chốt trong mọi khía cạnh của ngành lúa gạo, từ trồng trọt, nghiên cứu đến quản lý, hoạch định chính sách. Qua đó, IRC 2023 thúc đẩy nhận thức giới trong nghiên cứu khoa học nông nghiệp.

Đại hội Lúa gạo quốc tế – IRC 2023 đã tổ chức nhiều phiên họp nhằm ghi nhận, tôn vinh đóng góp của phụ nữ trong phát triển ngành lúa gạo. Đại hội nhận định phụ nữ đóng vai trò then chốt trong mọi khía cạnh của ngành lúa gạo, từ trồng trọt, nghiên cứu đến quản lý, hoạch định chính sách. Qua đó, IRC 2023 thúc đẩy nhận thức giới trong nghiên cứu khoa học nông nghiệp.

Đại diện các nhà khoa học nam cùng tham dự Đại hội chúc mừng các chị em trong đoàn và mong rằng, các 'nữ anh hùng' trong ngành nông nghiệp sẽ luôn đam mê, hạnh phúc, tiếp tục cống hiến cho sứ mệnh của toàn ngành!

Đại diện các nhà khoa học nam cùng tham dự Đại hội chúc mừng các chị em trong đoàn và mong rằng, các “nữ anh hùng” trong ngành nông nghiệp sẽ luôn đam mê, hạnh phúc, tiếp tục cống hiến cho sứ mệnh của toàn ngành!

Xem thêm
Tăng sức 'đề kháng' cho ngành chăn nuôi trước dịch bệnh

Lead: Bản tin NN&MT tối 23/7 mang đến những thông tin thời sự nổi bật: Tăng sức ‘đề kháng’ cho ngành chăn nuôi trước dịch bệnh; Việt Nam nỗ lực vì môi trường bền vững; Tây Ninh tạo đột phá với chăn nuôi công nghệ cao… Mời quý vị cùng theo dõi!

Tạo giá trị khác biệt đối với 4 cây trồng lợi thế: chuối, dứa, dừa, chanh dây.

Chương trình tọa đàm với sự tham dự của các diễn giả: Bà Nguyễn Thị Thanh Thủy, nguyên Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (Bộ NN-PTNT); Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ Tịch HĐQT Công ty CP Nafoods; Ông Phạm Quốc Liêm, Chủ tịch Công ty cổ phần nông nghiệp U&I (Unifarm); Bà Nguyễn Thị Kim Thanh, Chủ tịch Hiệp hội Dừa Việt Nam; Ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam. Nhà báo Trần Cao, Phó Tổng biên tập Báo Nông nghiệp và Môi trường điều hành tọa đàm.

Chuẩn bị mọi kịch bản 'ứng phó' với hoàn lưu bão số 3

Sơn La Ông Nguyễn Thành Công Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La yêu cầu các sở, ngành, các địa phương tập trung triển khai quyết liệt các biện pháp, giải pháp ứng phó hoàn lưu bão số 3.

Câu chuyện con tôm, vùng đất, và giấc mơ liên kết

Tỉnh Cà Mau mới, nếu đặt con tôm vào trung tâm của liên kết, người dân vào trung tâm của chính sách, hệ sinh thái vào trung tâm của phát triển, thì con tôm ấy sẽ mang theo cả một niềm tin vươn ra thế giới.

Bình luận mới nhất