| Hotline: 0983.970.780

Cận cảnh nghề hầm than từ cây đước ở Cà Mau

Thứ Năm 15/11/2018 , 07:15 (GMT+7)

Nghề hầm than đước tại Cà Mau hiện rất ít, chỉ tập trung ở 2 huyện Ngọc Hiển và Năm Căn. Hiện số lượng lò hầm than đã giảm nhiều so với những năm trước đây.

Việc sản xuất than đước để xuất khẩu gặp khó khăn, nên các lò hầm than ở đây chỉ cung cấp cho nhu cầu tiêu dùng của người dân địa phương. Cùng với đó, trong khi đời sống xã hội ngày càng phát triển, người dân hầu hết đều sử dụng gas, bếp điện, bếp từ… thay than đước. Chính vì vậy, cuộc sống của những lao động bám trụ với nghề hầm than vẫn còn vất vả. 

Theo đó, nguyên liệu chính để hầm than là cây đước, khách hàng thường xuyên tiêu thụ than đước chủ yếu là quán ăn. Thời buổi công nghệ thông tinh bùng nổ, có nhiều nơi SX các loại than thay thế cho than đước như than đá, than sinh học… nên hiện nay đang gặp khó.

Anh Huỳnh Thanh Vũ, thành viên HTX chế biến than 2/9, ngụ huyện Năm Căn chia sẻ, từ lâu, nghề hầm than đước đã trở thành nghề truyền thống của nhiều gia đình ở đây
Ông Chung Hoàng Giang, thành viên HTX chế biến than 2/9, ngụ huyện Năm Căn, tâm tình: “Mỗi lần vào xóm lò than, mùi củi đun thoát ra, có chút khó thở”
Ghi nhận của PV báo NNVN, cho thấy, nghề hầm than đúng là một nghề cơ cực, để hoàn thành một mẻ than phải trải qua hơn một tháng trời vất vả với rất nhiều công đoạn
Củi được cắt ngắn theo kích thước để hầm và củi tạm dùng để đốt lò
Vận chuyển củi đước đưa vào lò, sắp xếp ngay ngắn
Nỗi mệt nhọc hằng lên khuôn mặt của nhiều công nhân tại HTX hầm than 2/9
Rời xóm lò than, những ngôi lò mấp mé bên sông, những gương mặt bám đầy bụi than, họ vẫn cần mẫn làm việc vì cuộc sống mưu sinh trong gian khó
Dường như cuộc mưu sinh đã khiến họ quen dần với khói bụi, với những nhọc nhằn và chấp nhận đánh đổi, để có được cuộc sống ổn định hơn

Xem thêm
Tăng sức 'đề kháng' cho ngành chăn nuôi trước dịch bệnh

Lead: Bản tin NN&MT tối 23/7 mang đến những thông tin thời sự nổi bật: Tăng sức ‘đề kháng’ cho ngành chăn nuôi trước dịch bệnh; Việt Nam nỗ lực vì môi trường bền vững; Tây Ninh tạo đột phá với chăn nuôi công nghệ cao… Mời quý vị cùng theo dõi!

Tạo giá trị khác biệt đối với 4 cây trồng lợi thế: chuối, dứa, dừa, chanh dây.

Chương trình tọa đàm với sự tham dự của các diễn giả: Bà Nguyễn Thị Thanh Thủy, nguyên Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (Bộ NN-PTNT); Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ Tịch HĐQT Công ty CP Nafoods; Ông Phạm Quốc Liêm, Chủ tịch Công ty cổ phần nông nghiệp U&I (Unifarm); Bà Nguyễn Thị Kim Thanh, Chủ tịch Hiệp hội Dừa Việt Nam; Ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam. Nhà báo Trần Cao, Phó Tổng biên tập Báo Nông nghiệp và Môi trường điều hành tọa đàm.

Chuẩn bị mọi kịch bản 'ứng phó' với hoàn lưu bão số 3

Sơn La Ông Nguyễn Thành Công Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La yêu cầu các sở, ngành, các địa phương tập trung triển khai quyết liệt các biện pháp, giải pháp ứng phó hoàn lưu bão số 3.

Câu chuyện con tôm, vùng đất, và giấc mơ liên kết

Tỉnh Cà Mau mới, nếu đặt con tôm vào trung tâm của liên kết, người dân vào trung tâm của chính sách, hệ sinh thái vào trung tâm của phát triển, thì con tôm ấy sẽ mang theo cả một niềm tin vươn ra thế giới.

Bình luận mới nhất