Cận cảnh dỡ chà bắt cá ăn tết của người dân miền Tây
Chủ Nhật 27/01/2019 , 13:05 (GMT+7)
Dỡ chà ăn tết là nét văn hóa xưa nay của người dân miền Tây, cứ gần tết người dân chất những đống chà ven ở các sông rạch để dẫn dụ cá vào ở rồi tiến hành bao lưới để bắt cá, tôm.
Càng những ngày cận tết người dân miền Tây càng nhộn nhịp với nghề dỡ chà vừa có cá ăn, số còn lại bắt bán để sắm sửa trong gia đình chuẩn bị tết.
Theo ngư dân Trung Văn Ngoán, có hơn 40 năm trong nghề dỡ chà ở xã Tân Thạnh, huyện Thới Lai – TP.Cần Thơ cho biết, thông thường chất được đống chà ven trên sông, rạch phải rộng từ 50-60m2, người dân dùng nhiều loại nhánh cây như trâm bầu, xoài, tre, mít, dâu, ổi… Trước khi dỡ khoảng 15 ngày thì rải vào đống chà cám trộn với đất sét, gạo ủ, hèm, thức ăn viên để dụ cá, tôm vào ăn và trú ngụ. Bình quân một đống chà dỡ được 4 lần/năm, mỗi lần có thể bắt từ 500 kg đến 1 tấn cá, tôm (tùy theo mùa).
Đống chà chất ven sông Ô Môn chuẩn bị dở bắt cá
Kiểm tra lưới trước khi bao đống chà
Khi bao lưới xong, mọi người phân công nhau, kẻ nhổ cọc, tháo rượng, người dỡ chà và thu hẹp dần vòng lưới lại để gom bắt cá. Bình quân một đóng chà cần từ 7 - 10 người có tay nghề để dỡ suốt khoảng 2 tiếng đồng hồ mới xong
Những ngư dân dỡ chà ăn vội bữa cơm để bắt tay vào công việc
Chà được người tham gia lặn rút lên và chuyền tay nhau đưa ra ngoài lưới
Thường dỡ xong đống chà phải mất 7-8 giờ đồng hồ, vì vậy người dỡ phải chịu đựng lạnh giỏi
Niềm vui của người dỡ chà là bắt được nhiều cá
Dân dỡ chà rất quý cá sông và cá đồng, họ gọi đó là cá tự nhiên để phân biệt với cá nuôi bằng thức ăn công nghiệp. Mặc dù công việc dỡ chà vô cùng vất vả, gặp những hôm sương mù gió lạnh, nhiều người phải cởi áo, uống rượu hoặc nước mắm biển trước khi xuống nước cho đỡ lạnh nhưng họ ít khi nào nhận thù lao bằng tiền mà chỉ nhận cá mang về. Sau một ngày vất vả, họ thích ngồi bên nhau để chia sẻ những vui buồn và tận hưởng miếng ngon mà thiên nhiên đã hào phóng ban tặng cho họ
Nghề chất chà trên sông rạch có một tập tục rất hay, nói đúng hơn là một nét đẹp văn hóa coi đây là cách đánh bắt truyền thống không làm ảnh hưởng đến môi trường và tài nguyên thiên nhiên, vừa gắn kết với cộng đồng vừa mang tính đặc thù của miền quê sông nước.
Đặc biệt lần dỡ chà cuối năm, dù ít dù nhiều, chủ nhà bao giờ cũng dành ra những con cá ngon nhất để làm quà cho anh em đã “đồng lao cộng khổ” mang về ăn Tết nhằm thể hiện tình làng nghĩa xóm lúc nào cũng tròn đầy và mang tính nhân văn rất đậm nét.
Cho đến hôm nay, dỡ chà ăn Tết vẫn là một thú vui dân dã, tuy không nhộn nhịp, rôm rả như ngày xưa nhưng dỡ xong, anh em cũng quay quần bên nhau, kẻ nướng cá, người xuống bếp, tưng bừng chuẩn bị cho tiệc vui như một ngày hội. Mọi người tha hồ lai rai cho tới xế chiều.
Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Thực phẩm Đồng Giao (Doveco) vừa khánh thành dây chuyền hộp giấy cho hoa quả đầu tiên tại Việt Nam, trị giá 4 triệu USD.
Báo Nông nghiệp và Môi trường xin trân trọng giới thiệu tới quý độc giả danh sách các Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường của 34 tỉnh, thành phố trên cả nước.
Chiều 22/6, Thủ tướng Phạm Minh Chính ghé thăm các gian hàng OCOP trước khi chủ trì hội nghị tổng kết các chương trình mục tiêu quốc gia về nông thôn mới và giảm nghèo.
Sáng 21/6, Tổng Bí thư Tô Lâm, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và nhiều lãnh đạo Bộ, ngành đã tham quan Hội Báo toàn quốc 2025.
Người dân cần theo dõi tin tức trên báo, đài về các đợt mưa lớn, kéo dài, thông báo cho chính quyền và những người xung quanh khi có dấu hiệu sạt lở đất.
Bản tin truyền hình Nông nghiệp và Môi trường số 28/2025 (số 415) sẽ có một số nội dung đáng chú ý sau: Đảng bộ Bộ Nông nghiệp và Môi trường đổi mới tổ chức, tăng tốc hành động; Dân số và áp lực với môi trường; Thực thi Luật Đất đai 2024 - nhiều dự án được gỡ vướng tài chính.
Bảo hiểm thất nghiệp giúp người lao động vượt khó khi mất việc, nhưng thời gian gần đây xảy ra tình trạng trục lợi. Cùng tìm hiểu vấn đề với ông Trần Tuấn Tú, Trưởng phòng Bảo hiểm thất nghiệp, Cục Việc làm (Bộ Nội vụ) và bà Vũ Thị Thanh Liễu, Phó Giám đốc Trung tâm Dịch Vụ việc làm Hà Nội trong chương trình tọa đàm của Báo Nông nghiệp và Môi trường.
Ninh Bình Tuyến đê biển ở xã Hải Thịnh, tỉnh Ninh Bình không chỉ là công trình thủy lợi mà còn là ‘lá chắn thép’ giúp bảo vệ tính mạng, tài sản của người dân trước mùa mưa bão.
Tỉnh Cà Mau mới, nếu đặt con tôm vào trung tâm của liên kết, người dân vào trung tâm của chính sách, hệ sinh thái vào trung tâm của phát triển, thì con tôm ấy sẽ mang theo cả một niềm tin vươn ra thế giới.