| Hotline: 0983.970.780

Bỏ xe, không nộp phạt khi vi phạm giao thông xử lý thế nào?

Chủ Nhật 05/01/2025 , 08:44 (GMT+7)

Bỏ xe, không nộp phạt khi vi phạm giao thông không phải là hiện tượng hiếm gặp. Tuy nhiên, điều này khiến bạn lỗi chồng lỗi, thiệt hại nhiều hơn.

"Bỏ xe, không nộp phạt khi vi phạm giao thông xử lý thế nào?" - Đây là câu hỏi nhiều người đặt ra, nhất là trong bối cảnh mức phạt cao và có thể cao hơn giá trị của phương tiện.

Thực tế đã từng có nhiều trường hợp người vi phạm giao thông cố tình không chấp hành bằng cách bỏ lại phương tiện. Với mức xử phạt vi phạm giao thông khá cao theo Nghị định 168, có nhiều cá nhân khi bị xử lý vi phạm đã tìm cách trốn tránh nghĩa vụ nộp phạt, thậm chí bỏ lại phương tiện và rời khỏi hiện trường.

Một chốt kiểm tra nồng độ cồn của cảnh sát giao thông (Ảnh minh họa: vnexpress.net)

Một chốt kiểm tra nồng độ cồn của cảnh sát giao thông (Ảnh minh họa: vnexpress.net)

Căn cứ theo Điều 74 của Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi, thời gian thi hành quyết định xử phạt là 1 năm, kể từ ngày ban hành quyết định. Tuy nhiên, nếu quá thời hạn này thì quyết định xử phạt không còn hiệu lực thi hành, trừ khi có yêu cầu tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính hoặc áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả.

Trong trường hợp cá nhân, tổ chức bị xử phạt cố tình trốn tránh, trì hoãn thì thời hiệu nói trên được tính kể từ thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, trì hoãn. Do đó, nếu người vi phạm trốn tránh không nộp phạt mà bỏ xe lại thì thời hiệu thi hành quyết định xử phạt tính từ thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, trì hoãn.

Trường hợp hết thời hạn trên mà cá nhân vẫn không thực hiện nghĩa vụ của mình thì có thể bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt bằng các hình thức:

- Khấu trừ một phần lương hoặc một phần thu nhập, khấu trừ tiền từ tài khoản của người vi phạm;

- Kê biên tài sản có giá trị tương ứng với số tiền phạt để bán đấu giá;

- Thu tiền, tài sản khác của người bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính do người khác đang giữ trong trường hợp người vi phạm cố tình tẩu tán tài sản.

- Buộc khắc phục hậu quả theo quy định.

Như vậy, nếu cá nhân vi phạm giao thông cố tình không nộp phạt, bỏ lại xe vẫn phải đóng phạt theo quyết định xử phạt hành chính, nếu không chấp nhận quyết định xử phạt thì có thể bị cưỡng chế.

Về việc xử lý phương tiện của người vi phạm hết thời hạn tạm giữ mà không đến nhận, theo Điều 126 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi, hết thời hạn 1 tháng, kể từ ngày thông báo lần 2 nếu người vi phạm, chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp không đến nhận thì trong thời hạn 5 ngày làm việc, người có thẩm quyền phải ra quyết định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính…

Xem thêm
Không cấp 'sổ đỏ' phải nói rõ lý do cho công dân

Nếu cơ quan chức năng không cấp 'sổ đỏ' cho công dân, trong thời gian giải quyết phải trả lời cụ thể, rõ ràng nêu rõ lý do cho công dân được biết.

Gần thập kỷ sống trên cung đường ô nhiễm: Đá 'quả bóng trách nhiệm'

HẢI DƯƠNG - Khi người dân bức xúc, phản ánh về ô nhiễm môi trường, chính quyền xã, thị trấn chỉ biết ra văn bản gửi huyện và huyện tiếp tục đề nghị đến ban, ngành cấp tỉnh....

Lập Ban chỉ đạo về giải quyết vướng mắc tại các dự án lớn

Thủ tướng vừa quyết định thành lập Ban Chỉ đạo giải quyết vướng mắc các dự án lớn đang tồn đọng.

Bộ Công an: Cụm thi đua số 4 giao ước giải quyết tin tố giác tội phạm đạt 90%

Khối các đơn vị trực thuộc Bộ Công an vừa tổ chức Lễ ký giao ước thi đua và phát động phong trào thi đua 'Vì an ninh Tổ quốc' năm 2025.

Ca sĩ An Ngọc góp tiền xoá nhà tạm cho 5 hộ nghèo quê lúa

An Ngọc yêu nông sản - thương hiệu kết nối nông sản do ca sỹ An Ngọc xây dựng đã chung tay xóa 5 nhà tạm cho các hộ nghèo ở Thái Bình.

Hà Nội đẩy mạnh chống lãng phí trong đầu tư công, đất đai, tài sản công

UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 85/KH-UBND nhằm cụ thể hóa các biện pháp phòng, chống lãng phí trong năm 2025 và những năm tiếp theo.