| Hotline: 0983.970.780

Bán thực phẩm giả 'online' có thể đối mặt án 5 năm tù

Thứ Ba 08/04/2025 , 16:30 (GMT+7)

Bộ Công an đề xuất bổ sung án tù với vi phạm sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm hoạt động trên nền thương mại điện tử.

Keo rau củ Kera được nhiều người nổi tiếng quảng bá. (Ảnh cắt từ clip).

Keo rau củ Kera được nhiều người nổi tiếng quảng bá. (Ảnh cắt từ clip).

Bộ Công an đề xuất hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm hoạt động trên các nền tảng thương mại điện tử có từ 500 người tiếp cận trở lên bị phạt tù từ 1-5 năm.

dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi) do Bộ Công an chủ trì soạn thảo đã đề xuất nhiều tội phải chịu trách nhiệm hình sự, mức phạt tiền cũng tăng với hơn 160 tội danh so với Bộ luật Hình sự hiện hành.

Bán thực phẩm giả bị bổ sung án tù 

Cụ thể, tại dự thảo mới, Bộ Công an đề xuất bổ sung án tù với hành vi vi phạm sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm hoạt động trên các nền tảng thương mại điện tử.

Theo đó, tại điều 193 dự thảo Bộ luật Hình sự sửa đổi, quy định về tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm, mức phạt với hành vi này bị đề xuất tăng gấp đôi mức phạt bổ sung, từ 20-100 triệu lên 40-200 triệu đồng.

Cùng với đó, cá nhân phạm tội bị cấm hành nghề, làm công việc nhất định 1-5 năm, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. Pháp nhân thương mại có thể bị phạt từ 18 - 36 tỉ đồng, gấp đôi mức phạt hiện hành.

Pháp nhân vi phạm cũng bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn nếu gây thiệt hại hoặc có khả gây thiệt hại tính mạng của nhiều người, gây sự cố môi trường, ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội, không có khả năng khắc phục hậu quả gây ra.

Đáng chú ý, hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm "Hoạt động trên các nền tảng thương mại điện tử có từ 500 người tiếp cận trở lên" bị đề xuất mức phạt tù từ 1 - 5 năm.

Đây là đề xuất mới tại dự thảo Bộ luật Hình sự sửa đổi so với Bộ luật Hình sự hiện hành.

Do liên quan đến quảng bá kẹo rau củ Kera, hoa hậu Thùy Tiên đã bị tạm hoãn xuất cảnh. (Ảnh cắt từ clip).

Do liên quan đến quảng bá kẹo rau củ Kera, hoa hậu Thùy Tiên đã bị tạm hoãn xuất cảnh. (Ảnh cắt từ clip).

Đề xuất dùng hóa chất, phụ gia dù không biết là chất cấm, vẫn có thể đi tù

Dự thảo Bộ luật Hình sự sửa đổi cũng đề xuất tăng mức phạt tiền đối với tội phạm về an toàn thực phẩm có thể lên tới 3 tỉ đồng, mức án tù tối thiểu tăng từ 1 năm lên 3 năm, tối đa 20 năm.

Trong đó, tại điều 317 của dự thảo quy định tội vi phạm quy định về an toàn thực phẩm đã nêu rõ các hành vi vi phạm.

Cụ thể, hành vi dùng hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật, phụ gia thực phẩm bị cấm sử dụng, ngoài danh mục được dùng trong thực phẩm, hoặc chưa được phép lưu hành tại Việt Nam; hành vi sử dụng động vật chết, có nguồn gốc dịch bệnh bị buộc tiêu hủy để chế biến, buôn bán thực phẩm; nhập khẩu, cung cấp hoặc bán thực phẩm có chất phụ gia, chất cấm...

Các hành vi này có thể bị phạt 300 triệu đồng đến 3 tỉ đồng, tùy số tiền thu lợi và tính chất nghiêm trọng tới bao nhiêu người. Hiện tiền phạt với tội này đang ở mức 50-500 triệu đồng.

Dự thảo cũng đề xuất nâng mức phạt tù tối thiểu với người phạm tội này từ 1 năm lên thành 3 năm. Khung hình phạt nhẹ nhất do đó chuyển từ 1-5 năm lên tới 3-7 năm. Khung hình phạt cao nhất cũng được đề xuất tăng từ 12-20 năm lên 15-20 năm tù.

Theo Bộ luật hiện tại, người thực hiện hành vi này chỉ bị quy trách nhiệm hình sự nếu biết các phụ gia, hóa chất mình sử dụng thuộc danh mục cấm.

Tương tự, họ cũng chỉ bị xử lý nếu biết động vật mình sử dụng để chế biến buôn bán làm thực phẩm, có nguồn gốc là động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc động vật bị tiêu hủy.

Cụ thể, điều 317 Bộ luật Hình sự hiện hành áp dụng mức phạt tiền 50-200 triệu đồng hoặc phạt tù 1-3 năm với người sử dụng chất, hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, phụ gia thực phẩm hoặc chất hỗ trợ chế biến thực phẩm mà biết là cấm sử dụng hoặc ngoài danh mục được phép sử dụng trong sản xuất thực phẩm...

Còn trong dự thảo luật, Bộ Công an cũng đề xuất bỏ cụm "mà biết". Như vậy, có thể hiểu người phạm tội sẽ phải chịu hình phạt dù biết hay không biết các hóa chất, phụ gia và nguồn động vật đó có hại.

Mức phạt tiền cũng được đề xuất tăng từ 300 triệu đồng đến 1 tỉ đồng hoặc phạt tù từ 3 - 7 năm với người phạm tội theo quy định này.

(Theo Tuổi Trẻ)

Xem thêm
Không cấp 'sổ đỏ' phải nói rõ lý do cho công dân

Nếu cơ quan chức năng không cấp 'sổ đỏ' cho công dân, trong thời gian giải quyết phải trả lời cụ thể, rõ ràng nêu rõ lý do cho công dân được biết.

Dân Nam Sách gồng mình trong ‘bão bụi’: Nhà máy gạch ‘khủng’ không phép

HẢI DƯƠNG - Năm 2018, Công ty TNHH gạch Tuynel Minh Du bị đình chỉ xây dựng nhà máy sản xuất gạch, nhưng công trình vẫn hoàn thành và đưa vào hoạt động từ đó đến nay.

Sắp xét xử cựu Vụ phó Vụ Thị trường trong nước nhận hối lộ

Sau khi nhận hối lộ, ông Nguyễn Lộc An, cựu Vụ phó Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công Thương đã dùng 14 tỷ đồng để mua căn biệt thự.

Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường phấn đấu trở thành đơn vị vững mạnh toàn diện

Phong trào thi đua yêu nước tại Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường đạt kết quả nổi bật, góp phần xây dựng Cảnh sát môi trường trong sạch, vững mạnh.

Ca sĩ An Ngọc góp tiền xoá nhà tạm cho 5 hộ nghèo quê lúa

An Ngọc yêu nông sản - thương hiệu kết nối nông sản do ca sỹ An Ngọc xây dựng đã chung tay xóa 5 nhà tạm cho các hộ nghèo ở Thái Bình.

Quy định mới về kiểm định môi trường về khí thải công nghiệp

Bộ Công an vừa ban hành Thông tư số 27/2025/TT-BCA quy định kiểm định môi trường về khí thải công nghiệp của lực lượng Công an nhân dân, có hiệu lực từ ngày 01/6/2025.