| Hotline: 0983.970.780

Bạc Liêu xây dựng nhà máy điện khí tự nhiên hóa lỏng 3.200MW

Thứ Ba 21/01/2020 , 22:21 (GMT+7)

Đây được xem là dự án đầu tư trực tiếp 100% vốn nước ngoài (FDI) lớn nhất ĐBSCL từ trước đến nay.

Chiều 21/1, UBND tỉnh Bạc Liêu tổ chức trao quyết định chủ trương đầu tư và giấy chứng nhận “Dự án Nhà máy Điện khí tự nhiên hóa lỏng LNG Bạc Liêu 3.200MW thuộc Trung tâm Nhiệt điện LNG Bạc Liêu.

 Ông Dương Thành Trung, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu trao quyết định chủ trương đầu tư cho nhà đầu tư phát triển dự án - Cty TNHH Delta Offshore Energy Pte. Ltd.

Ngoài các dự án điện gió ven biển, điện gió trên bờ với tổng quy mô công suất gần 4.000MW đang triển khai thi công và xin bổ sung vào quy hoạch thì Dự án Nhà máy Điện khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) Bạc Liêu 3.200MW (gọi tắt là dự án) được tỉnh xác định là dự án trọng điểm, tạo đột phá trong thời gian tới.

Ông Dương Thành Trung, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu, đã trao quyết định chủ trương đầu tư cho Nhà đầu tư phát triển dự án, Cty TNHH Delta Offshore Energy Pte. Ltd. (DOE Singapore) cùng với đại diện đối tác chiến lược cam kết của dự án là Tập đoàn GE của Hoa Kỳ, Ngân hàng DNB của Na Uy và đại diện nhiều tập đoàn, Cty hàng đầu thế giới thuộc các lĩnh vực khác nhau trong chuỗi liên kết đầu tư dự án.

Đây là dự án tích hợp tổng thể gồm Nhà máy điện có tổng công suất thiết kế 3.200 MW trên diện tích đất 40 ha tại xã Vĩnh hậu (huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu) với tổng mức đầu tư 93.600 tỷ đồng (tương đương khoảng 4 tỷ USD).

Trong đó, vốn chủ sở hữu chiếm 15%, vốn vay chiếm tối đa 85%, dự án trở thành dự án đầu tư trực tiếp 100% vốn nước ngoài (FDI) lớn nhất vùng ĐBSCL tới thời điểm này.

Theo kế hoạch, nhà đầu tư có 12 tháng kể từ ngày cấp giấy chứng nhận Đăng ký đầu tư (đến cuối năm 2020) để hoàn thành chuẩn bị đầu tư (giai đoạn phát triển dự án) và 36 tháng để triển khai xây lắp khu tiếp nhận, lưu trữ LNG; trạm tái hóa, đường đưa khí vào bờ và vận hành tổ máy tuabin khí giai đoạn 1 (công suất 750MW) vào cuối năm 2023.

Sau đó, sẽ tiếp tục xây lắp và đưa vào vận hành các tổ máy còn lại của dự án để đạt đủ công suất 3.200MW trước tháng 12/2017 theo quy hoạch điện VII điều chỉnh.

Xem thêm
Gần 400 doanh nghiệp lương thực, thực phẩm tìm cơ hội mở rộng thị trường

TP.HCM HCMC FOODEX 2025 quy tụ gần 400 doanh nghiệp trong nước và quốc tế, trưng bày giới thiệu sản phẩm nông sản, thực phẩm chế biến sâu, gia vị, phụ gia, công nghệ chế biến...

Gian lận bảo hiểm thất nghiệp người lao động sẽ gặp rắc rối lớn

Nhiều lao động cố tình gian lận để hưởng trợ cấp thất nghiệp đang đối mặt nguy cơ bị thu hồi tiền, xử phạt hành chính và mất toàn bộ quyền lợi bảo hiểm.

Agribank ưu đãi tín dụng quy mô 20.000 tỷ đồng lĩnh vực nông, lâm, thủy sản

Agribank đăng ký triển khai chương trình tín dụng ưu đãi lĩnh vực nông, lâm, thủy sản quy mô 20.000 tỷ đồng, góp phần tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người dân.

Cần minh bạch, kiểm soát sở hữu chéo khi tái cơ cấu ngân hàng

TP.HCM Để quá trình tái cơ cấu ngân hàng hiệu quả, cần có chính sách minh bạch, khung pháp lý chặt chẽ, thay đổi cấu trúc sở hữu, đặc biệt là giảm sở hữu chéo.

5 dự án trọng điểm của TP.HCM sẽ hoàn thành trong năm 2025

Đó là Nhà ga T3 Tân Sơn Nhất, đường nối Trần Quốc Hoàn - Cộng Hòa, 2 nút giao An Phú, Mỹ Thủy và QL50 mở rộng, tổng mức đầu tư 24.300 tỷ đồng.

3 hội chợ nông sản lớn sắp diễn ra tại Trung Quốc

Ba hội chợ lớn tại Trung Quốc năm 2025 mở ra nhiều cơ hội để nông sản Việt bứt phá, tiếp cận sâu hơn vào chuỗi phân phối hiện đại và bền vững.