| Hotline: 0983.970.780

WHO đạt được thỏa thuận lịch sử về ứng phó đại dịch trong tương lai

Thứ Tư 16/04/2025 , 15:56 (GMT+7)

Các quốc gia thành viên của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã đạt được thỏa thuận nhằm ứng phó với các đại dịch trong tương lai sau hơn 3 năm đàm phán.

Đồng chủ tịch các cuộc đàm phán và đại sứ Pháp về Y tế Toàn cầu Anne-Claire Amprou (bên trái) và Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus (WHO) sau khi đạt được đồng thuận về Thỏa thuận Đại dịch tại trụ sở WHO. Ảnh: WHO.

Đồng chủ tịch các cuộc đàm phán và đại sứ Pháp về Y tế Toàn cầu Anne-Claire Amprou (bên trái) và Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus (WHO) sau khi đạt được đồng thuận về Thỏa thuận Đại dịch tại trụ sở WHO. Ảnh: WHO.

Thỏa thuận ràng buộc về mặt pháp lý này nhằm mục đích củng cố khả năng ứng phó của thế giới trước các dịch bệnh mới sau khi đại dịch Covid-19 khiến hàng triệu người thiệt mạng trong giai đoạn 2020-2022.

Thỏa thuận nêu rõ các biện pháp ngăn ngừa đại dịch trong tương lai và tăng cường hợp tác toàn cầu. Điều này bao gồm thiết lập hệ thống tiếp cận và chia sẻ thông tin về tác nhân gây bệnh và xây dựng năng lực nghiên cứu đa dạng giữa các quốc gia, cùng với nhiều biện pháp khác.

Thỏa thuận này cũng đề xuất một mạng lưới cung ứng và hậu cần toàn cầu, đồng thời tăng cường khả năng chống đỡ và sẵn sàng ứng phó của hệ thống y tế.

"Sau hơn 3 năm đàm phán chuyên sâu, các quốc gia thành viên WHO đã có bước tiến lớn trong nỗ lực bảo vệ thế giới khỏi đại dịch", cơ quan y tế này cho biết trong một tuyên bố sáng ngày 16/4.

Thỏa thuận này được xem là một chiến thắng đối với cơ quan y tế toàn cầu này, vào thời điểm các tổ chức đa phương như WHO đang bị ảnh hưởng nặng nề bởi việc cắt giảm mạnh nguồn tài trợ nước ngoài từ Hoa Kỳ.

Hoa Kỳ đã rời khỏi các cuộc đàm phán trong năm nay sau khi Tổng thống Donald Trump ban hành sắc lệnh hành pháp vào tháng 2/2025 rút Washington khỏi WHO và các cuộc đàm phán.

WHO cho biết đề xuất này sẽ được xem xét tại phiên họp chính sách của Đại hội đồng Y tế Thế giới vào tháng 5/2025.

"Đây là thời khắc lịch sử và là minh chứng cho thấy rằng dù có hay không có Hoa Kỳ, các quốc gia đều cam kết hợp tác với nhau và tin tưởng vào sức mạnh của chủ nghĩa đa phương", Nina Schwalbe, người sáng lập tổ chức tư vấn y tế toàn cầu Spark Street Advisors, nói với hãng tin Reuters.

Xem thêm
Israel tấn công trả đũa nhắm vào các mục tiêu quân sự của Iran

Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) sáng 26/10 tuyên bố đã tiến hành ‘các cuộc tấn công chính xác vào các mục tiêu quân sự’ ở Iran.

Tổng thống Putin xác nhận việc sản xuất hàng loạt tên lửa Oreshnik mới

Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 22/11 xác nhận quyết định cho phép bắt đầu sản xuất hàng loạt hệ thống tên lửa siêu vượt âm Oreshnik mới.

Ứng dụng tàu vũ trụ đo hàm lượng carbon rừng

Các nhà khoa học châu Âu đang xây dựng bản đồ 3D đo hàm lượng carbon tại các khu rừng xa xôi và khó tiếp cận bằng cách ứng dụng tàu vũ trụ.

Nga: Cây cầu 60 tấn bị trộm đem bán phế liệu

Cảnh sát Nga đang điều tra vụ trộm một cây cầu đường sắt khổng lồ ở phía tây đất nước dường như đã được bán phế liệu với giá chỉ hơn 15.000 USD.