| Hotline: 0983.970.780

Chủ Nhật 01/09/2024 , 22:46 (GMT+7)

Vui tết Độc lập trên rẻo cao Tây Bắc

Chủ Nhật 01/09/2024 , 22:46 (GMT+7)

(TN&MT) - Đến với những bản làng của đồng bào dân tộc Mông tại tỉnh Sơn La những ngày này, đâu đâu cũng thấy không khí rộn rã trước ngày hội lớn. Trong những năm gần đây, với đa dạng các hoạt động vui đón Tết, Tết Độc lập không chỉ là ngày hội của bà con dân tộc Mông, mà đã thu hút đông đảo bà con các dân tộc Thái, Mường, Kinh, Dao, Khơ Mú... ở các địa phương trong, ngoài tỉnh cùng về chung vui.

Tin tức thời sự

Vui tết Độc lập trên rẻo cao Tây Bắc

Nguyễn Nga 01/09/2024 22:46

(TN&MT) - Đến với những bản làng của đồng bào dân tộc Mông tại tỉnh Sơn La những ngày này, đâu đâu cũng thấy không khí rộn rã trước ngày hội lớn. Trong những năm gần đây, với đa dạng các hoạt động vui đón Tết, Tết Độc lập không chỉ là ngày hội của bà con dân tộc Mông, mà đã thu hút đông đảo bà con các dân tộc Thái, Mường, Kinh, Dao, Khơ Mú... ở các địa phương trong, ngoài tỉnh cùng về chung vui.

Sắc màu vùng cao Thuận Châu

Theo phong tục tổ tiên, đồng bào Mông chỉ ăn Tết một lần vào cuối năm dương lịch. Nhưng từ ngày Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (2/9/1945), người Mông đã rất trân trọng và coi đó là ngày Tết Độc lập của dân tộc.

Vào dịp này, các gia đình người Mông treo cờ Tổ quốc, gác lại mọi công việc, từ bản gần đến bản xa nô nức rủ nhau xuống phố huyện vui Tết. Trên khắp các nẻo đường của các huyện, thành phố, rất dễ bắt gặp những chàng trai dân tộc Mông quần áo bảnh bao, khăn vuông quấn cổ, khèn vác ngang vai… Những cô gái Mông tay cầm đàn môi, ngồi trên lưng ngựa, nếp váy thổ cẩm rực rỡ phủ xòa trên lưng ngựa thồ đủng đỉnh gõ móng trên đường. Khi tiếng khèn gọi bạn của các chàng trai vang lên, những điệu múa hát đầy duyên dáng, tự nhiên của các chàng trai, cô gái trên đường phố là những nét văn hóa độc đáo mà ít nơi có được.

20d.jpg
Phiên chợ vùng cao Co Mạ thu hút đông đảo bà con xuống tham quan, mua sắm.

Đông vui nhất trong ngày Tết Độc lập có lẽ là đêm 1/9. Hôm ấy, những chàng trai, cô gái mới lớn sẽ thông qua lời ca, tiếng hát để làm quen, trò chuyện, trao gửi lời yêu, nên duyên đôi lứa. Còn với người Mông lớn tuổi, đây là dịp để họ tìm gặp lại người thân, bạn cũ, nếu từng yêu nhau mà không nên duyên thì cũng mong gặp lại nhau nơi phiên chợ, để thăm hỏi, động viên nhau trong cuộc sống.

Chưa từng quen biết, nhưng đã đến đây thì mọi người đều là bạn, không phân biệt già, trẻ, gái, trai, khoảng cách xa gần. Trên mỗi góc phố, bà con quây quần bên nhau, cùng sẻ chia chén rượu ngọt bùi, cùng tâm sự chuyện gia đình, làng xóm, trao đổi cách làm hay, kỹ thuật canh tác hiệu quả…; cùng nhau vui chơi trong không gian chan hòa, thân thiện và gần gũi của tình đoàn kết.

Để bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa đặc sắc các dân tộc, những năm gần đây, nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Sơn La đã tổ chức chuỗi các hoạt động cho bà con vui Tết Độc lập. Năm nay, lần đầu tiên huyện Thuận Châu tổ chức Tuần văn hóa, thể thao, du lịch và thương mại vùng cao quy mô cấp huyện.

Diễn ra từ ngày 26/8 đến hết 2/9, Tuần văn hóa bao gồm các hoạt động: Giải thể thao các xã vùng cao mở rộng; phiên chợ vùng cao Co Mạ; thi trình diễn nghệ thuật dân gian dân tộc Mông; hội thi giã bánh dày; hái quả sơn tra; thi trình bày, giới thiệu ẩm thực dân tộc; trưng bày không gian văn hóa dân tộc Mông. Và đặc biệt, tái hiện trích đoạn nghi lễ “Cây thần thiêng” dân tộc Mông - một nghi lễ đã có từ lâu đời, được duy trì đến ngày nay nhằm cầu cho mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu, chăn nuôi phát triển, chung tay bảo vệ rừng, bảo vệ nguồn nước, giúp đỡ nhau phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo…

20c.jpg

Hòa trong dòng người tấp nập đón Tết Độc lập, anh Thào A Chớ, xã Co Mạ chia sẻ: “Năm nào cũng vậy, đến ngày này là cả nhà mình sẽ gác lại công việc, xuống chợ để mua bán, trao đổi hàng hóa, gặp gỡ người thân, chia sẻ những câu chuyện về sản xuất. Rồi là thưởng thức những món ẩm thực độc đáo, tham gia các trò chơi cùng nhau. Vui và phấn khởi lắm”.

Còn tại huyện vùng cao Bắc Yên, đồng bào dân tộc Mông sinh sống chủ yếu trên các xã vùng cao Tà Xùa, Làng Chếu, Xím Vàng, Hồng Ngài… Vượt hàng chục km đường đồi núi, đèo dốc, từng tốp chàng trai, thiếu nữ Mông xúng xính váy áo rực rỡ với hoa văn đặc trưng, đa sắc màu xuống chợ chơi Tết.

Những bộ quần áo này được dệt lên bởi chính những bàn tay của những cô gái dân tộc Mông, cần mẫn, tỉ mỉ, chăm chút thêu từng hoa văn. Trang phục của người Mông chủ yếu may bằng vải tự dệt, nhuộm chàm, vẽ sáp ong, với những nét độc đáo về kiểu dáng, màu sắc hoa văn, làm nổi bật vẻ xinh đẹp, duyên dáng, sự khéo léo của người con gái dân tộc Mông.

Chị Thào Thị Dua, xã Hang Chú vui vẻ: “Bộ quần áo này mình tỉ mỉ chuẩn bị mất gần 8 tháng đấy. Năm nay, nhà mình xuống phố chợ vui Tết từ ngày 30/8 để mua sắm quần áo cho con chuẩn bị vào năm học mới. Rồi cả nhà cùng nhau đi ăn những món ăn ưa thích, đón ngày Tết thật vui, để ngày mai lại tiếp tục tích cực lao động, sản xuất”.

20f.jpg

Tiếng gọi mùa yêu trên cao nguyên xanh

Mộc Châu những ngày này, khắp các tuyến đường trên địa bàn huyện đang khoác lên mình chiếc áo mới rực rỡ cờ hoa. Năm nay, Tuần Văn hóa, du lịch Mộc Châu được tổ chức từ ngày 30/8 đến hết ngày 5/9, với chủ đề “Mộc Châu - Tiếng gọi mùa yêu”.

Với chuỗi các hoạt động gồm: Trại văn hóa các dân tộc; không gian văn hóa dân tộc Mông; giới thiệu nghệ thuật tạo hoa văn trên trang phục của người Mông hoa; chợ thổ cẩm, ẩm thực dân tộc Mông; giao lưu văn hóa dân gian dân tộc Mông. Thi trình diễn Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia và văn hóa cộng đồng với chủ đề Bảo tồn Di sản - Tinh hoa bản sắc; các hoạt động cộng đồng đường phố dân tộc Mông, Dao, Thái, Mường.

Và điểm nhấn là chương trình nghệ thuật “Đắm say đêm hò hẹn” vào tối 1/9 tại quảng trường 8/5 trung tâm huyện. Với nội dung công bố đô thị loại IV; công bố danh mục di sản văn hoá phi vật thể quốc gia cho 3 di sản: “Lễ hội Cầu mưa” của người Thái Trắng, xã Mường Sang; Nghệ thuật trang trí trên trang phục của Người Dao Tiền; Nghi lễ Mo Mường của Dân tộc Mường; giới thiệu Mộc Châu - điểm đến thiên nhiên khu vực hàng đầu thế giới qua các mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông…

20b.jpg
Trình diễn nghệ thuật dân gian dân tộc Mông.

Cùng với đó, tại khu du lịch Mộc Châu Island sẽ diễn ra phiên chợ “Tiếng khèn gọi bạn”, với màn múa dân gian tái hiện hoạt cảnh kéo vợ, múa truyền thống Thái tái hiện đám cưới dân gian, trình diễn nhạc phẩm theo chủ đề.

Xúng xính váy áo xuống phố, chị Vàng Trà My, xã Chiềng Hắc, huyện Mộc Châu hào hứng: “Nghe nói năm nay có nhiều hoạt động mới lạ, độc đáo nên chúng em đã hẹn nhau xuống sớm để đi tham quan cầu kính, rừng thông bản Áng và được tham gia trải nghiệm các hoạt động”.

Ông Lê Trọng Bình, Chủ tịch UBND huyện Mộc Châu cho biết: Tuần Văn hoá, du lịch Mộc Châu năm 2024 được tổ chức nhằm tuyên truyền, quảng bá về tiềm năng, lợi thế, xây dựng và phát triển thương hiệu đặc trưng của du lịch Mộc Châu. Trên cơ sở đó, thu hút các nhà đầu tư có năng lực, xây dựng Mộc Châu thành khu du lịch hàng đầu vùng Tây Bắc, điểm du lịch hấp dẫn du khách trong và ngoài nước.

Để đảm bảo cho Tuần văn hóa diễn ra thành công, UBND huyện đã chỉ đạo các xã, thị trấn phổ biến kế hoạch đến các bản, tiểu khu và nhân dân cùng tham gia các hoạt động. Bố trí lực lượng bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn giao thông, phòng chống cháy nổ, tránh ách tắc giao thông trong thời gian diễn ra các hoạt động. Dọn vệ sinh, bố trí đặt các thùng rác, phun thuốc khử trùng, phòng dịch, cắt tỉa cây xanh, trang trí đường phố; tập huấn vệ sinh an toàn thực phẩm, kiểm tra các nhà hàng, khách sạn, dịch vụ ăn uống…

Mỗi địa phương có một cách vui đón Tết khác nhau, song với bà con, Tết Độc lập là ngày hội lớn, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong đời sống tinh thần đồng bào các dân tộc. Mừng Tết Độc lập chính là cách người Mông dạy cho con cháu mình đạo lý uống nước nhớ nguồn, tạo niềm tin sắt son một lòng theo Đảng, theo Bác Hồ.

Sau những ngày vui đón Tết, họ quay trở lại với nhịp sống thường ngày với cây lúa, nương ngô... Giây phút chia tay cũng là lúc trao đi lời hẹn ước sẽ gặp lại trong ngày hội năm sau, để cùng sẻ chia vui buồn, cùng nâng chén rượu cay nồng, giữa tiếng khèn reo vui bay bổng trên rẻo cao Tây Bắc.

  • Đặc sắc Ngày hội hoa đào Lóng Luông
    Dân tộc thiểu số 10/02/2025 - 16:15

    (TN&MT) – Ngày hội hoa đào là hoạt động được xã Lóng Luông, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La tổ chức thường niên vào dịp đầu xuân mới, khi hoa đào nở rộ, nhằm tôn vinh nét đẹp của hoa đào Lóng Luông; quảng bá, giới thiệu tiềm năng, bản sắc văn hóa các dân tộc xã Lóng Luông với nhiều hoạt động hấp dẫn, độc đáo.

  • Lào Cai: Độc đáo Lễ cúng “Thần Nước, Thần Rừng” của người Hà Nhì
    Dân tộc thiểu số 05/02/2025 - 18:50

    (TN&MT) - Sau Tết Nguyên Đán, đồng bào dân tộc Hà Nhì ở Ý Tý, Lào Cai lại cùng nhau cúng “Thần Nước, Thần Rừng” cầu mong bình an, no ấm, hạnh phúc và giáo dục con cái bảo vệ rừng, bảo vệ hệ sinh thái, bảo vệ môi trường. Đây là một nét văn hoá đặc sắc riêng của dân tộc Hà Nhì ở vùng cao Lào Cai.

  • Hòa Bình: Tục để cây mía bên ban thờ của người Mường
    Dân tộc thiểu số 31/01/2025 - 22:10

    (TN&MT) - Tết Nguyên đán không chỉ là dịp để sum vầy, mà còn là thời điểm để mỗi người tìm về cội nguồn văn hóa, gìn giữ những phong tục truyền thống tốt đẹp. Trong văn hóa của người Mường ở tỉnh Hòa Bình, cây mía không chỉ là một loại cây trồng thông thường, mà còn mang ý nghĩa tâm linh sâu sắc.

  • Dọc đại ngàn Trường Sơn
    Dân tộc thiểu số 28/01/2025 - 22:55

    (TN&MT) - Trên đại ngàn Trường Sơn hùng vĩ, đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) Cơ Tu, Kor, Xơ Đăng, Bhnoong ở Quảng Nam đang từng ngày thay đổi nhờ sự trợ lực từ những chính sách của Đảng, Nhà nước. Hàng loạt các chính sách vùng đồng bào đang được phát huy hiệu quả đã tạo ra sức bật lớn trong đầu tư xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng, tạo sinh kế bền vững để đời sống hơn xưa.

  • Nâng cao hiệu quả của trung tâm học tập cộng đồng vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi
    Dân tộc thiểu số 03/01/2025 - 22:51

    Phó Thủ tướng Lê Thành Long ký Quyết định số 1716/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của trung tâm học tập cộng đồng các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đến năm 2030.

  • Bát Xát (Lào Cai): Khai mạc Phiên chợ văn hóa thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng dân tộc thiểu số và miền núi
    Dân tộc thiểu số 19/12/2024 - 15:49

    (TN&MT) - Ngày 19/12, tại chợ trung tâm thị trấn, UBND huyện Bát Xát (Lào Cai) phối hợp với Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển chợ phía Bắc tổ chức “Phiên chợ văn hóa thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng dân tộc thiểu số và miền núi”, Ngày hội hướng nghiệp và giới thiệu việc làm; công bố các sản phẩm OCOP năm 2024 và khánh thành chợ trung tâm thị trấn Bát Xát.

  • Những người Khơ Mú (Mường Chà) giữ hồn dân tộc
    Dân tộc thiểu số 04/12/2024 - 17:26

    (TN&MT) - Cuối năm, trời Điện Biên nắng vàng như rót mật. Quốc lộ 12 đen lĩnh như tấm lụa vắt ngang giữa đại ngàn. Độ này, hoa dã quỳ nở khắp cung đường, vàng xuộm. Bản Khơ Mú bình yên, khiêm tốn bên dòng Nậm Mức. Cả bản Púng Giắt , xã Mường Mươn có 92 hộ, hơn 400 nhân khẩu, 100% là người dân tộc Khơ Mú. Năm 2024 tỷ lệ hộ nghèo của bản giảm mạnh còn 22,85%. Dù cuộc sống vẫn còn không ít khó khăn, nhưng họ vẫn hào sảng say sưa hát, say sưa múa… lạc quan và yêu đời như vốn tự nhiên có của mảnh đất này...

  • Tưng bừng ngày hội các dân tộc vùng Đông Bắc
    Dân tộc thiểu số 03/11/2024 - 08:37

    (TN&MT) - Tối 2/11, tại TP. Lạng Sơn, Bộ VHTT&DL phối hợp với UBND tỉnh Lạng Sơn tổ chức khai mạc Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc lần thứ XI năm 2024.

  • Nâng cao năng lực thanh tra, kiểm tra thực hiện chính sách dân tộc
    Dân tộc thiểu số 19/10/2024 - 21:45

    Đến năm 2030, phấn đấu 100% đội ngũ công chức thực hiện nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra tại các cơ quan quản lý nhà nước về công tác dân tộc được bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, nâng cao năng lực về nghiệp vụ, kỹ năng thanh tra, kiểm tra trong thực hiện chính sách dân tộc.

  • Quảng Nam: Đến năm 2025 giảm tỷ lệ hộ nghèo khu vực miền núi còn dưới 10%
    Dân tộc thiểu số 24/09/2024 - 18:49

    Ngày 24/9, tại TP Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam đã khai mạc Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Quảng Nam lần thứ IV - năm 2024.

  • E-magazine: Thần tốc vì ngày mai Làng Nủ
    Dân tộc thiểu số 22/09/2024 - 21:20

    (TN&MT) - Làng Nủ - cái tên mà trong những ngày qua, hầu như bất kỳ ai, đã là con dân của đất Việt hầu như đều đau đáu trông về. Làng Nủ - là nơi mà gần như bất kỳ con tim người Việt trên mảnh đất hình chữ S đều hướng về. Làng Nủ là nơi bàn chân của con Lạc, cháu Hồng đều muốn đến... Và dù là ai, ở cương vị nào, ở công việc nào, tất cả đều hối hả, thần tốc để có thể bù đắp, để có thể sẻ chia, đồng hành và tất cả đều cùng vì mục tiêu - vì ngày mai Làng Nủ.

  • Điều kỳ diệu ở Lào Cai: Người dân Làng Nủ nhanh chóng có nơi ở mới
    Dân tộc thiểu số 21/09/2024 - 16:55

    (TN&MT) - Đúng 7 ngày, khu tạm cư mới gồm 23 ngôi nhà cho các hộ dân làng Nủ đã chính thức hoàn thành trong sự đón chờ của dân làng và nhân dân đồng bào cả nước.

Xem thêm

Đọc nhiều nhất