Vỡ 150m đê bao, người dân ngâm mình dưới nước cứu hơn 1.000ha lúa
Chủ Nhật 30/07/2023 , 17:00 (GMT+7)Đoạn đê dài hơn 150m trên sông Krông Na bị vỡ, nước tràn vào cánh đồng. Để cứu ruộng lúa, người dân dầm mưa nguyên ngày khắc phục những nơi vỡ đê.

Những ngày qua trên địa bàn huyện Lắk (Đắk Lắk) có mưa lớn và nước từ sông Krông Ana dâng cao đột ngột khiến hơn 150 m đê bao qua xã Buôn Triết bị vỡ. Đê bao bị vỡ đe dọa hơn 1.000ha lúa của người dân bên trong.

Để cứu cánh đồng lúa, chính quyền địa phương đã huy động nhân lực, máy móc phối hợp với người dân tiến hành gia cố đoạn đê vỡ.

Anh Trần Đăng Linh (ngụ xã Buôn Triết) ngâm mình dưới nước hỗ trợ việc khắc phục đoạn đê bị vỡ. "Gia đình có hơn 1,6ha ruộng sát bờ đê. Nếu đê bị vỡ gia đình sẽ chịu thiệt đầu tiên nên tự nguyện hiến một phần đất ruộng để gia cố đoạn đê", anh Linh nói.

Đoạn đê bị vỡ dài hơn 150 m được chính quyền và người dân gia cố tạm.

Do chỉ có một máy múc nên người dân phải dùng tay lấy bùn hỗ trợ việc khắc phục sự cố.

Theo người dân địa phương, đoạn đê qua dọc sông Krông Na cứ đến mùa mưa là xảy ra vỡ. Năm 2022, vỡ đê khiến hơn 1.000ha lúa của người dân chuẩn bị thu hoạch hư hỏng hoàn toàn.

Để tránh việc nước dâng cao, gây vỡ đê vào mùa mưa người dân đã tự giác gia cố. Tuy nhiên đối với những khu vực có diện tích vỡ lớn người dân phải báo chính quyền địa phương hỗ trợ. Họ cũng sẵn sàng hiến một phần ruộng lúa đang phân hóa đòng, trỗ bông để lấy đất đắp đê.

Đoạn đê được gia cố tạm bợ có thể vỡ bất cứ lúc nào khi mực nước tại sông Krông Na liên tục dâng cao. Nếu đê bị vỡ thì hơn 1.000ha lúa bên trong của người dân sẽ thiệt hại nặng.

Theo báo cáo của Phòng NN-PTNT huyện Lắk, mưa lớn liên tục khiến cho hơn 800ha lúa của người dân chìm trong nước. Những địa phương có diện tích lúa bị ngập nhiều nhất là xã Buôn Triết, Buông Tría và Đắk Liêng.

Lúa trên các cánh đồng tại huyện Lắk đang thời kỳ phân hóa đòng và trỗ bông nên nước ngập sẽ gây thiệt hại rất lớn. Nhiều cánh đồng tại huyện Lắk nước ngập trắng xóa.

Chính quyền huyện Lắk đã yêu cầu các địa phương thường xuyên kiểm tra những vị trí xung yếu đê bao (đê do dân tự đắp) để chủ động phương án khắc phục nếu xảy ra sự cố nứt, vỡ đê, sạt lở đất với phương châm “4 tại chỗ”. Hiện các ngành cũng đang thống kê các diện tích bị thiệt hại nhằm có phương án hỗ trợ cho người dân.
tin liên quan

Việt Nam - Rwanda đẩy mạnh hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp và môi trường
Việt Nam và Rwanda thống nhất đẩy mạnh hợp tác nông nghiệp, môi trường, hướng đến tăng trưởng xanh và phát triển bền vững trong giai đoạn mới.

Tổ yến sang Trung Quốc: Không chỉ là hàng hóa, mà là quy chuẩn
Nghị định thư về tổ yến xuất khẩu quy định chặt chẽ về hệ thống truy xuất nguồn gốc, vốn là yếu tố then chốt trong thương mại nông sản hiện đại.

Bộ trưởng Ethiopia: ‘Chúng tôi không đánh đổi môi trường lấy sản lượng’
Với lộ trình chuyển đổi hệ thống lương thực toàn diện, Ethiopia đã trở thành nhà sản xuất lúa mì lớn nhất châu Phi, đảm bảo tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

Một người tử vong khi nỗ lực chữa cháy rừng ở Bắc Kạn
Bắc Kạn Một người phụ nữ tử vong trong vụ cháy rừng xảy ra tại xã Bình Trung, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn.

Đảm bảo công lý khí hậu và công lý lương thực
Kết luận phiên thảo luận cấp Bộ trưởng tại Hội nghị P4G, Bộ trưởng Đỗ Đức Duy khẳng định, chuyển đổi hệ thống lương thực không còn là câu chuyện của từng quốc gia.

Việt Nam đã trở thành cường quốc lương thực toàn cầu
Đây là nhận xét của ông Maximo Torero, Chuyên gia kinh tế trưởng của FAO, khi trao đổi với Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng.