Bộ trưởng Đỗ Đức Duy tiếp trưởng đại diện FAO tại Việt Nam; Đề nghị đánh giá thi hành Luật Đất đai 2024 để bổ sung, sửa đổi; Cùng người dân Bến Tre vượt hạn mặn; Chuyến xe kế hoạch nhỏ - Lan toả lối sống xanh; Đồng Nai phát triển cây trồng công nghiệp chủ lực theo chuỗi giá trị; Hà Nội sẽ mở rộng vùng phát thải thấp để khắc phục ô nhiễm không khí; Nghị quyết 57 - Nghị quyết đột phá.
MC: Thưa quý vị! Ở công tác đối ngoại, chiều nay (9/5), Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy đã có buổi tiếp và làm việc Ông Rémi Nono Womdim (Rê-mi Nô-nô Vôm-đim), Trưởng đại diện Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên hợp quốc FAO Việt Nam
Bộ trưởng Đỗ Đức Duy tiếp trưởng đại diện FAO tại Việt Nam;
MC: Thưa quý vị và các bạn! Liên quan tới câu Luật đất đai 2024, mới đây, Bộ Nông nghiệp và Môi trường ra Công văn 1787 gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc đánh giá tình hình thi hành Luật Đất đai và xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai.
OFF: Theo đó, để có cở sở đề xuất sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa XV, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đề nghị UBND các tỉnh, thành phố đánh giá việc thi hành Luật Đất đai và các văn bản quy định chi tiết thi hành Luật theo các nội dung quản lý Nhà nước về đất đai, trong đó đánh giá theo 3 trọng tâm.
Ngoài ra, Bộ cũng đề nghị các địa phương đánh giá kết quả đạt được của từng nội dung theo quy định của Luật Đất đai và các văn bản quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai; khó khăn, vướng mắc và nguyên nhân trong quá trình thực hiện (nếu có).
Bên cạnh đó, các địa phương cần tập trung làm rõ các khó khăn, vướng mắc trong quá trình tổ chức thi hành Luật Đất đai và các văn bản quy định chi tiết thi hành. Đồng thời, kiến nghị, đề xuất nội dung cần sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai để đáp ứng yêu cầu của chính quyền địa phương 2 cấp, đồng thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để tiếp tục phát huy nguồn lực đất đai cho phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới.
MC: Thưa quý vị, mặc dù theo đánh giá của các chuyên gia, tình hình hạn mặn tại đồng bằng sông Cửu Long năm nay sẽ ít gay gắt hơn các năm trước, nhưng thực tế ở nhiều địa phương như Kiên Giang, Cà Mau, Bến Tre... cho thấy nước sạch vẫn là nỗi lo thường trực của người dân. Trong bối cảnh đó, chương trình “Cải thiện chất lượng nước cho các cộng đồng khó khăn” do Tập đoàn Tân Á Đại Thành phối hợp cùng Báo Nông nghiệp và Môi trường tiếp tục được triển khai, như một giải pháp ứng phó kịp thời và bền bỉ trước những biến động khó lường của biến đổi khí hậu. Sáng 9/5, tại xã An Điền, huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre diễn ra lễ trao tặng 30 bồn chứa nước cho người dân địa phương
OFF: Diễn ra tại xã An Điền, huyện Thạnh Phú, Chương trình Cải thiện chất lượng nước cho các cộng đồng khó khăn được thực hiện bởi Tập đoàn Tân Á Đại Thành, Báo Nông nghiệp và Môi trường phối hợp với Hội Nông dân tỉnh Bến Tre, UBND xã An Điền.
Theo đó, chương trình đã trao tặng 30 bồn chứa nước plasman loại 500 lít cho 30 hộ dân có hoàn cảnh khó khăn của 4 ấp An Điền, Giang Hà, An Khương A, An Khương B xã An Điền và 5 máy lọc nước R.O cho nhà văn hóa ấp An Khương B, ấp An Điền (xã An Điền), Trường THCS Mỹ An (xã Mỹ An), Trường mầm non xã Mỹ Hưng.
Ông Lê Văn Sơn, Tổng Giám đốc Công ty HUD Kiên Giang, đại diện Tập đoàn Tân Á Đại Thành cho biết, đây là năm thứ 3 Tân Á Đại Thành và Báo Nông nghiệp và Môi trường đồng hành mang đến giải pháp ứng phó hạn mặn thiết thực, chung tay xây dựng cuộc sống bền vững cho người dân miền Tây. Năm nay, chương trình đã trao tặng 150 bồn nhựa plasman loại 500 lít và 25 máy lọc nước R.O cho người dân và các điểm trường học, trạm y tế tại 5 tỉnh: Kiên Giang, Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng và Bến Tre.
MC: Một số thông tin đáng chú ý khác sẽ tiếp nối bản tin tối nay
Tin 1: Chuyến xe kế hoạch nhỏ, lan toả lối sống xanh
Thực hiện: Phạm Huy
Tin 2: Đồng Nai phát triển cây trồng công nghiệp chủ lực theo chuỗi giá trị
Thực hiện: Minh Sáng
Tin 3: Hà Nội mở rộng vùng phát thải thấp để khắc phục ô nhiễm không khí
MC: Thưa quý vị và các bạn! Ngày 22 tháng 12 năm 2024, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 57 về đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Đây là dấu mốc chiến lược, mở ra cơ hội lớn cho các ngành, đặc biệt là lĩnh vực nông nghiệp và môi trường. Với những chủ trương mang tính đột phá về thể chế, đầu tư, nhân lực và chuyển đổi số, Nghị quyết 57 được kỳ vọng sẽ tạo động lực mới, đưa khoa học công nghệ trở thành trụ cột phát triển nông nghiệp hiện đại, bền vững, góp phần hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, thịnh vượng.
Nghị quyết số 57- đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia
Thực hiện: Biên tập Hải Đăng- Nội dung Quang Dũng- Quay phim Đức Việt và Đoàn Phòng
MC: Thưa quý vị và các bạn, Nghị quyết số 57 không chỉ thể hiện tầm nhìn chiến lược của Đảng, mà còn là lời hiệu triệu mạnh mẽ đến toàn hệ thống chính trị, cộng đồng khoa học, doanh nghiệp và người dân cùng hành động vì một nền nông nghiệp hiện đại, xanh, sạch và bền vững. Và để triển khai Nghị quyết 57 hiệu lực, hiệu quả, ngay trong ngày mai (10/5), Bộ Nông nghiệp và Môi trường phối hợp UBND tỉnh Bắc Ninh tổ chức tại Trung tâm Văn hóa Kinh Bắc sẽ tổ chức Hội nghị triển khai kế hoạch thực hiện Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị ngành nông nghiệp và môi trường. Sự kiện chính sẽ được tường thuật trên các nền tảng đa phương tiện của Báo Nông nghiệp và Môi trường. Kính mời quý vị và các bạn quan tâm theo dõi!
Và cuối cùng, khép lại bản tin tối nay, như thường lệ sẽ là một số thông tin đáng chú ý về dự báo thời tiết trong ngày mai. Xin kính chào và hẹn gặp lại