Bảo tồn đa dạng sinh học tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng
Chủ Nhật 20/07/2025 , 17:55 (GMT+7)
Cần Thơ triển khai nhiều giải pháp nhằm bảo tồn đa dạng sinh học tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng, vùng đất ngập nước tiêu biểu của vùng ĐBSCL
Bảo tồn đa dạng sinh học tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng
Khu Bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng, TP Cần Thơ, rộng khoảng 2.800 ha, là vùng đất ngập nước tiêu biểu của Tây Sông Hậu, nơi cư trú của hơn 330 loài thực vật và 206 loài động vật, nhiều loài trong đó thuộc Sách Đỏ Việt Nam và thế giới. Thời gian qua, Khu Bảo tồn tăng cường công tác điều tra, giám sát sự biến động của các loài sinh vật, đồng thời theo dõi diễn biến mực nước và kiểm soát các loài ngoại lai có nguy cơ xâm hại.
Ông LÊ THANH SƠN – Phó Giám đốc phụ trách Khu Bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng, TP Cần Thơ:“Lung Ngọc Hoàng được mệnh danh là lá phổi xanh của vùng ĐBSCL có nhiều cây đặc trưng của vùng sông nước nên thu hút được nhiều loại động, thực vật…..”
Song song đó, nhiều đề tài nghiên cứu khoa học được triển khai, nổi bật là đề tài điều tra hiện trạng động, thực vật, qua đó bổ sung thêm hàng trăm loài mới vào danh lục, bao gồm: 981 loài thực vật, 126 loài chim, 85 loài cá à bổ sung 11 loài cá mới cho khu bảo tồn.
Ông TRẦN BÉ EM – Trưởng phòng Khoa học và Bảo tồn đất ngập nước Khu Bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng:“Kết hợp với Trường Đại học Cần Thơ nghiên cứu các loài cần được phát triển….”
Ngoài ra, Khu Bảo tồn đã xác định các vấn đề ưu tiên bảo tồn đa dạng sinh học. Đồng thời, thường xuyên tiến hành giám sát sự biến động của các loài thực vật bậc cao, các loài cá và các loài chim từ đó so sánh với kết quả đề tài, kịp thời đề xuất, bổ sung những loài mới vào kết quả nghiên cứu. Xác định được những loài trong sách đỏ, những loài có nguy cơ tuyệt chủng để có kế hoạch bảo tồn hợp lý góp phần duy trì và bảo vệ nguồn gen.
Ông LÊ THANH SƠN – Phó Giám đốc phụ trách Khu Bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng, TP Cần Thơ: “Trong thời gian tới sẽ thực hiện một số sự án như bảo tồn cay lúa ma, các loài thủy sản bản địa….”
Thông qua công tác bảo tồn và nghiên cứu khoa học, Khu Bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng đã xây dựng cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học phục vụ cho công tác lưu trữ các thông tin cần thiết. Nhất là nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của rừng tram, nhằm phục vụ cho công tác bảo tồn rừng, xây dựng các giải pháp bảo tồn bền vững đa dạng sinh học tại Lung Ngọc Hoàng trong thời gian tới.