Vẻ đẹp phụ nữ Việt như điểm tựa cảm xúc thi ca

Lê Xuân - Chủ Nhật, 20/10/2024 , 08:22 (GMT+7)

Vẻ đẹp phụ nữ Việt không chỉ được nhắc đến trong những dịp nhộn nhịp như Ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10, mà luôn giống như điểm tựa cảm xúc thi ca bất tận.

Tranh của họa sĩ Nguyễn Thanh Bình.

Vẻ đẹp phụ nữ Việt đã trở thành đề tài quen thuộc trong nghệ thuật Việt. Vẻ đẹp phụ nữ Việt đã khơi nguồn cho âm nhạc, mỹ thuật, sân khấu, điện ảnh... Chỉ riêng với thi ca, vẻ đẹp phụ nữ Việt đã góp phần làm nên những màu sắc quyến rũ trên bức tranh văn hóa dân tộc Việt.

Phụ nữ Việt từ xưa tới nay vốn mang vẻ đẹp thầm lặng “Em như cây quế giữa rừng/ Ngát thơm ai biết, lẫy lừng ai hay”. Đó là vẻ đẹp chân quê, giản dị. Ở họ không phải lúc nào cũng là liễu yếu đào tơ, là cái bóng của người đàn ông mà luôn tiềm ẩn một sức mạnh chẳng kém gì nam giới. Họ là một nửa của cuộc sống nhân loại.

Tranh của họa sĩ Nguyễn Thanh Bình. 

Phụ nữ Việt có truyền thống chống ngoại xâm “giặc đến nhà đàn bà cũng đánh”, như tinh thần Hai Bà Trưng “hồng quần nhẹ bước chinh yên/ đuổi ngay Tô Định, dẹp yên biên thùy”. Trên bất kỳ lĩnh vực nào, ở giai đoạn lịch sử nào ta cũng đều bắt gặp tên tuổi của những phụ nữ làm vẻ vang giống nòi.

Một thời cha ông ta lại quan niệm người phụ nữ có khuôn mặt chữ điền mới đẹp, vì “mặt chữ điền lắm tiền nhiều ruộng”. Đó là vẻ đẹp phúc hậu, đã từng đi vào thơ Hàn Mặc Tử “vườn ai mướt quá xanh như ngọc/ lá trúc che ngang mặt chữ điền”. Đến thời hiện đại vẻ đẹp bên ngoài của người phụ nữ thật lắm màu nhiều sắc. Cái áo tứ thân của mẹ ta xưa đã được cách điệu thành áo dài với nhiều kiểu dáng “thướt tha áo trắng nói cười/ để ta thương nhớ một thời áo nâu”.

Tranh của họa sĩ Nguyễn Thanh Bình.

Có lẽ vẻ đẹp lâu bền nhất của người con gái và có sức quyến rũ lạ kỳ là cái duyên ngầm, khi nhỏ nhẹ: “Chồng giận thì vợ làm lành/ Miệng cười tủm tỉm: rằng anh giận gì?”, khi dứt khoát “chồng gì anh, vợ gì tôi/ chẳng qua là cái nợ đời cầm tay”. Đa số phụ nữ Việt rất giàu lòng vị tha và có đức hy sinh “chàng ơi phụ thiếp làm chi, thiếp như cơm nguội đỡ khi đói lòng”.

Hoặc có khi hạnh phúc đã tan vỡ, người vợ đã chia tay anh chồng phụ bạc rồi nhưng vẫn còn khuyên và lo cho anh: “anh về lấy vợ bên sông/ còn tôi tơ tưởng lấy con ông lái đò/ phòng khi sóng cả, gió to/ để tôi còn kịp chở đò đưa anh”.

Vẻ đẹp phụ nữ Việt còn xuất hiện trong lao động và trong chiến đấu. Nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn đã cảm nhận được lời nhắn gửi kín đáo của cô gái tiễn người thương ra trận: “Hai người chia tay sao chẳng nói điều chi/ Mà hương thầm thơm mãi bước người đi”

Ngược lại, nhà thơ Xuân Quỳnh phản ánh một góc độ khác của phụ nữ Việt khi bước vào hôn nhân thật nghĩa tình và ấm áp: “Phải đâu mẹ của riêng anh/ Mẹ là mẹ của chúng mình đấy thôi/ Mẹ tuy không đẻ không nuôi/ Mà em ơn mẹ suốt đời chưa xong”.

Tranh của họa sĩ Nguyễn Thanh Bình.

Vẻ đẹp phụ nữ Việt ngày nay đã được nâng lên phù hợp xu thế hội nhập toàn cầu, nhưng vẫn giữ được bản sắc dân tộc. Họ không còn “dệt lụa quanh năm với mẹ già” mà đóng góp trong nhiều lĩnh vực bằng trí tuệ mẫn tiệp và trái tím nhân hậu. Họ vẫn phát huy giá trị “anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang” để tận tụy cống hiến cho cộng đồng, đưa hình ảnh nước Việt thân thiện và gần gũi đến với bạn bè trên khắp thế giới.

Lê Xuân
Tin khác
Lạc vào cuộc ‘đua thuyền’ truyền hình Quảng Bình
Lạc vào cuộc ‘đua thuyền’ truyền hình Quảng Bình

Không có hàng ngàn cổ động viên reo hò, nhưng tôi đã tưởng tượng là ê kíp truyền hình trực tiếp đang chèo một con thuyền chở văn hóa Quảng Bình đi khắp muôn nơi...

Nông nghiệp và Môi trường với Nguyễn Huy Thiệp
Nông nghiệp và Môi trường với Nguyễn Huy Thiệp

Dù khiêm tốn đến mấy, hẳn ông Lê Nam Sơn, ông Trịnh Bá Ninh và các biên tập viên kỳ cựu của báo đều không thấy chướng khi nói rằng truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp đã góp phần làm nên, làm vững chắc thêm hiện tượng Báo Nông nghiệp Việt Nam số Tết trong làng báo nước nhà.

Hồi ký Phùng Bảo Thạch: Xuất xứ cuốn truyện 'Mồ cô Phượng'
Hồi ký Phùng Bảo Thạch: Xuất xứ cuốn truyện 'Mồ cô Phượng'

Ông bạn già kính mến của tôi thầm lặng viết 'Mồ cô Phượng', ở trong các tiệm ăn, ngoài đường, quán chợ, bến tàu. Vậy mà tuyệt nhiên không nói với tôi một lời.

Hồi ký Phùng Bảo Thạch: Hoàng Tích Chu - Khí phách một nhà báo
Hồi ký Phùng Bảo Thạch: Hoàng Tích Chu - Khí phách một nhà báo

Tôi say sưa đọc đi đọc lại bài báo của Hoàng Tích Chu. Với bài báo này, anh đã để lại trong tôi cái ấn tượng tốt đẹp của khí phách một người làm báo.

Cây liễu trước gió thôn tôi
Cây liễu trước gió thôn tôi

Tổng kết UBMTTQ huyện Quỳnh Lưu, tôi ngỡ ngàng khi thấy Bí thư Chi bộ thôn tôi Cù Thị Nhàn trong bộ áo dài vàng thướt tha lên sân khấu nhận bằng khen.

Hồi ký Phùng Bảo Thạch: Những tình duyên lỡ dở
Hồi ký Phùng Bảo Thạch: Những tình duyên lỡ dở

Ở ngoài có bao nhiêu việc đáng nói, ở trong lòng tôi có bao nhiêu điều đáng viết ra, mà không nói, không viết nó lên giấy để cho nó như đã thành một thứ men rượu trong người thế này thì chịu sao được nổi nữa!

Hồi ký Phùng Bảo Thạch: Nghề đạm bạc
Hồi ký Phùng Bảo Thạch: Nghề đạm bạc

Kể lại những chuyện thiệt mình của nhà báo chúng tôi thì nhiều lắm, bằng chép bộ Bách khoa từ điển hay bộ Sử ký Tư Mã Thiên cũng nên...

Hồi ký Phùng Bảo Thạch: Bước đầu làm báo
Hồi ký Phùng Bảo Thạch: Bước đầu làm báo

Kỷ niệm 100 năm Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6/2025), Báo Nông nghiệp và Môi trường trân trọng trích đăng hồi ức nghề báo của Nhà báo lão thành Phùng Bảo Thạch thay lời tri ân đến nhiều thế hệ làm báo nước ta.

‘Tay chơi’ Đặng Huy Trứ
‘Tay chơi’ Đặng Huy Trứ

‘Tay chơi’ Đặng Huy Trứ là nhà cải cách lớn, góp phần khơi gợi tư tưởng canh tân và khai hóa vào giữa thế kỷ XIX ở Việt Nam.

‘Em bé Napalm’ trần tình về nhiếp ảnh gia Nick Ut
‘Em bé Napalm’ trần tình về nhiếp ảnh gia Nick Ut

‘Em bé Napalm’ là bức ảnh nổi tiếng nhất về chiến tranh Việt Nam, sau nửa thế kỷ lại xôn xao dư luận về câu chuyện bản quyền liên quan đến tác giả Nick Ut.

Viết về Bác như cuộc đời đã chọn
Viết về Bác như cuộc đời đã chọn

Nguyễn Hưng Hải là trường hợp đặc biệt trong số các nhà văn, nhà thơ dành cả cuộc đời, phần lớn thi nghiệp theo đuổi đề tài về Bác Hồ.

100 năm Ngày sinh nhà văn Đoàn Giỏi
100 năm Ngày sinh nhà văn Đoàn Giỏi

Nhắc đến Đoàn Giỏi là nhắc đến 'Đất rừng phương Nam'. Thế nhưng, nhà văn của Nam Bộ ấy còn được công chúng yêu mến bởi rất nhiều những tác phẩm bất hủ khác.

Sự kiện

Câu chuyện từ quả tầm bóp*

Câu chuyện từ quả tầm bóp*

Tri thức nông dân
Nông nghiệp và Môi trường với Nguyễn Huy Thiệp

Nông nghiệp và Môi trường với Nguyễn Huy Thiệp

Tiếng Việt - Văn Việt - Người Việt
Khát vọng Điện Biên

Khát vọng Điện Biên

Tri thức nông dân