Trí tuệ nhân tạo sẽ mở ra mô hình giáo dục siêu việt?

John Vũ - Thứ Ba, 04/03/2025 , 08:09 (GMT+7)

Trí tuệ nhân tạo đang làm cả thế giới phải tư duy lại tương lai, và không phải ngẫu nhiên khi có người đã hình dung mô hình trường lớp với những giáo sư robot.

Giáo sư John Vũ là một trí thức gốc Việt nổi tiếng tại Mỹ.

Trí tuệ nhân tạo AI khiến con người sửng sốt và không khỏi băn khoăn. Tôi đã hoàn toàn nghỉ hưu, nhưng giáo dục luôn luôn là một trong những ưu tư và quan tâm hàng đầu của tôi, nên tôi muốn chia sẻ đôi điều về trí tuệ nhân tạo tác động đến con người tương lai.

Hôm qua, người bạn thân là một giáo sư tại đại học Carnegie Mellon- Mỹ, ghé qua thăm tôi. Mặc dù đã không để ý gì đến các tiến triển như vũ bão của công nghệ nhưng những gì người bạn này chia sẻ khiến tôi cũng giật mình. Anh nói: “Năm mươi năm trước, khi các đại học dạy cách sử dụng máy tính không ai nghĩ rằng trong tương lai, các máy tính này sẽ có thể thay thế họ. Trong tương lai gần, khoảng mười năm nữa, đa số các học sinh sẽ học hỏi từ những giảng viên robot qua internet và công ty nào nắm được yếu tố này sẽ trở nên một trong những công ty lớn mạnh nhất thế giới”.

Tôi hỏi: Tại sao anh nghĩ như thế? Anh ấy dự đoán: “Tôi tin rằng công ty lớn nhất trên internet sẽ không phải là Google, Microsoft hay Meta mà là những công ty xây dựng các chương trình giáo dục có thể chưa hiện hữu”. Tôi nói ngay, vấn đề dạy trực tuyến trên internet đã có từ lâu rồi, có hàng ngàn chương trình giảng dạy trực tuyến từ các giảng đường đại học phát sóng khắp nơi và giúp cho một số rất đông người tại các quốc gia đang mở mang có cơ hội học hỏi.

Bạn tôi giải thích: “Với công nghệ robot và trí tuệ nhân tạo bùng nổ, những chương trình giảng dạy này sẽ dần dần bị thay thế bởi các giảng viên là robot, trông rất giống như người thật với chương trình giảng dạy thích hợp trình độ học sinh hơn các lớp học trực tuyến ngày nay. Nếu chúng ta có máy bay không người lái, xe hơi không người lái, thì lớp học không giáo sư mà sử dụng robot có thể giảng bài, xem xét khả năng của từng học sinh và thay đổi cách đào tạo sẽ là một cuộc cách mạng lớn của giáo dục.

Hiện nay các chương trình giảng dạy tại hầu hết quốc gia đều tùy thuộc vào các giảng viên, một số có khả năng và một số thì chỉ làm qua loa, không tận tâm cho lắm. Do đó giáo dục là một cơ hội có tiềm năng rất lớn đang chờ đợi một sự thay đổi tận gốc rễ. Gần đây hơn, các khóa học trực tuyến mở ra như MIT Opencourseware, Khan academy, Coursera tuy đã tạo ra những thay đổi đáng kể, nhưng đó chỉ là những khóa học được dạy bởi các giáo sư uy tín có tài năng, nhưng học sinh có học hay không thì đó là việc của họ. Do đó số người ghi danh học trực tuyến tuy cao nhưng số người hoàn thành khóa học lại rất thấp, đa số đều bỏ học nửa chừng vì không có sự giám sát kỹ lưỡng.

Bây giờ đã có những chương trình đang được nghiên cứu với người giảng bài là một con người ảo (Avatar) hay Robot rất giống người với những “BOT” thông minh gài sẵn vào chương trình học của học sinh. Những chương trình thông minh nhân tạo này sẽ theo dõi việc học và tự động thay đổi giáo án cho từng người trước màn hình để bắt buộc học sinh phải học. Điều này sẽ hiệu quả hơn vì học sinh sẽ học tùy theo trình độ của họ, so với khi xưa họ phải cạnh tranh với những học sinh khác để được điểm cao hay sự chú ý của giáo sư.

Một học sinh chăm chỉ có thể học rất nhanh gấp ba hay năm lần chương trình giảng dạy, thay vì phải chờ đợi theo tiến độ của lớp học. Những “BOT” thông minh cài đặt vào máy tính, sẽ biết học sinh học được gì, khuynh hướng học như thế nào? Trình độ học sinh ra sao? Sở thích học sinh là gì? Và nó sẽ tự động thay đổi tài liệu giảng dạy tùy theo học sinh để cho họ học nhanh hơn và hiệu quả hơn.

Điều này cũng như các trò chơi videogame mà trong đó người chơi phải biết nắm bắt các quy tắc cần thiết để đạt điểm số thật cao, thì các máy móc thông minh này sẽ giúp người học tăng tốc trong việc học như thế. Những “BOT” cài đặt sẽ theo dõi, kiểm soát việc học để tìm ra điểm mạnh cũng như điểm yếu của học sinh và sử dụng các thuật toán (algorithm) đặc biệt để điều chỉnh việc dạy cho phù hợp. Phương pháp “cá nhân hoá” sử dụng trí tuệ nhân tạo là một phương pháp cực kỳ hữu hiệu đang được nghiên cứu để phát triển trong thời gian sắp đến.

Tôi bày tỏ: “Đây quả là điều tôi không nghĩ ra, vì mấy năm nay tôi không theo dõi các tiến trình và các phát kiến công nghệ nữa. Tuy điều này cũng hay đấy. Vậy theo anh, một học sinh hoàn tất chương trình đào tạo kiểu ấy sẽ ra sao?”

Bạn tôi trả lời: “Họ sẽ là những người có kiến thức và kỹ năng có thể áp dụng ngay khi hoàn tất việc học, cung cấp cho xã hội một lực lượng lao động có tay nghề rất cao”.

Tôi hỏi tiếp: Có thể những người này có kỹ năng cao, nhưng liệu các máy móc thông minh hay nền giáo dục dựa trên trí tuệ nhân tạo có thể tạo ra những con người “hoàn toàn” cho xã hội ngày nay không? Nếu không có những con người thực sự, những giáo sư tận tâm không những dạy về kiến thức mà còn dạy cả về tâm hồn, dạy bằng chính bản thân để giúp học sinh trở nên những con người với đúng ý nghĩa của “một người thật” chứ không phải người làm việc như một cái máy. Học sinh tốt nghiệp ngoài kiến thức chuyên môn, ngoài khả năng làm việc còn phải có cả tâm lẫn đức thì ai sẽ dạy những điều này?”.

Bạn tôi im lặng suy nghĩ.

Các tác phẩm đã xuất bản tại Việt Nam của giáo sư John Vũ.

Tôi góp thêm ý kiến: “Khi xưa tôi dạy môn Học máy (Machine Learning) một trong những khó khăn nhất là dạy về sự tương tác giữa người với người, việc làm việc chung với nhau trong một nhóm, sự trao đổi, hỗ trợ, giúp đỡ chứ không tranh đua, hơn thua hay cạnh tranh thường thấy trong môi trường giáo dục ngày nay. Máy móc không thể dạy việc này, dù có các thuật toán tốt đẹp thế nào. Dù robot có thông minh đến đâu cũng không thể thay thế con người được vì chúng ta có tim, có óc, có tình, và có yêu thương. Do đó tôi không tin các môn học sử dụng robot hay trí tuệ nhân tạo có thể hiệu quả hơn một người thầy tận tâm dạy bằng cả tâm lẫn trí”.

Bạn tôi cười: “Cách đây hơn năm chục năm, internet mới được phát minh mà ngày nay nó đã nối mạng khắp thế giới, gần như ba phần tư dân số thế giới đều biết sử dụng internet và khắp nơi những người trẻ đều biết lướt web trên iPhone qua Facebook, Tiktok... Tôi nghĩ mười hay mười lăm năm nữa việc giảng dạy bằng robot sẽ được áp dụng triệt để, khi nhu cầu cần những người có kiến thức và kỹ năng cao. Và sẽ có rất nhiều công ty khởi nghiệp về giáo dục được thành lập, và một hay hai trong số những công ty này sẽ trở thành một Google hay Meta mới trong thời gian sắp đến”.

Tôi tán đồng: “Dĩ nhiên việc phải đến sẽ đến vì sức tiến bộ của công nghệ và có thể những công ty giáo dục này sẽ trở thành những công ty hàng đầu nhưng điều làm tôi phân vân là con người lúc đó sẽ như thế nào? Họ có còn là một con người như ngày nay, hay chỉ là những cỗ máy vô cùng thông minh nhưng vô tình và vô cảm?”.

John Vũ
Tin khác
Lạc vào cuộc ‘đua thuyền’ truyền hình Quảng Bình
Lạc vào cuộc ‘đua thuyền’ truyền hình Quảng Bình

Không có hàng ngàn cổ động viên reo hò, nhưng tôi đã tưởng tượng là ê kíp truyền hình trực tiếp đang chèo một con thuyền chở văn hóa Quảng Bình đi khắp muôn nơi...

Nông nghiệp và Môi trường với Nguyễn Huy Thiệp
Nông nghiệp và Môi trường với Nguyễn Huy Thiệp

Dù khiêm tốn đến mấy, hẳn ông Lê Nam Sơn, ông Trịnh Bá Ninh và các biên tập viên kỳ cựu của báo đều không thấy chướng khi nói rằng truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp đã góp phần làm nên, làm vững chắc thêm hiện tượng Báo Nông nghiệp Việt Nam số Tết trong làng báo nước nhà.

Hồi ký Phùng Bảo Thạch: Xuất xứ cuốn truyện 'Mồ cô Phượng'
Hồi ký Phùng Bảo Thạch: Xuất xứ cuốn truyện 'Mồ cô Phượng'

Ông bạn già kính mến của tôi thầm lặng viết 'Mồ cô Phượng', ở trong các tiệm ăn, ngoài đường, quán chợ, bến tàu. Vậy mà tuyệt nhiên không nói với tôi một lời.

Hồi ký Phùng Bảo Thạch: Hoàng Tích Chu - Khí phách một nhà báo
Hồi ký Phùng Bảo Thạch: Hoàng Tích Chu - Khí phách một nhà báo

Tôi say sưa đọc đi đọc lại bài báo của Hoàng Tích Chu. Với bài báo này, anh đã để lại trong tôi cái ấn tượng tốt đẹp của khí phách một người làm báo.

Cây liễu trước gió thôn tôi
Cây liễu trước gió thôn tôi

Tổng kết UBMTTQ huyện Quỳnh Lưu, tôi ngỡ ngàng khi thấy Bí thư Chi bộ thôn tôi Cù Thị Nhàn trong bộ áo dài vàng thướt tha lên sân khấu nhận bằng khen.

Hồi ký Phùng Bảo Thạch: Những tình duyên lỡ dở
Hồi ký Phùng Bảo Thạch: Những tình duyên lỡ dở

Ở ngoài có bao nhiêu việc đáng nói, ở trong lòng tôi có bao nhiêu điều đáng viết ra, mà không nói, không viết nó lên giấy để cho nó như đã thành một thứ men rượu trong người thế này thì chịu sao được nổi nữa!

Hồi ký Phùng Bảo Thạch: Nghề đạm bạc
Hồi ký Phùng Bảo Thạch: Nghề đạm bạc

Kể lại những chuyện thiệt mình của nhà báo chúng tôi thì nhiều lắm, bằng chép bộ Bách khoa từ điển hay bộ Sử ký Tư Mã Thiên cũng nên...

Hồi ký Phùng Bảo Thạch: Bước đầu làm báo
Hồi ký Phùng Bảo Thạch: Bước đầu làm báo

Kỷ niệm 100 năm Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6/2025), Báo Nông nghiệp và Môi trường trân trọng trích đăng hồi ức nghề báo của Nhà báo lão thành Phùng Bảo Thạch thay lời tri ân đến nhiều thế hệ làm báo nước ta.

‘Tay chơi’ Đặng Huy Trứ
‘Tay chơi’ Đặng Huy Trứ

‘Tay chơi’ Đặng Huy Trứ là nhà cải cách lớn, góp phần khơi gợi tư tưởng canh tân và khai hóa vào giữa thế kỷ XIX ở Việt Nam.

‘Em bé Napalm’ trần tình về nhiếp ảnh gia Nick Ut
‘Em bé Napalm’ trần tình về nhiếp ảnh gia Nick Ut

‘Em bé Napalm’ là bức ảnh nổi tiếng nhất về chiến tranh Việt Nam, sau nửa thế kỷ lại xôn xao dư luận về câu chuyện bản quyền liên quan đến tác giả Nick Ut.

Viết về Bác như cuộc đời đã chọn
Viết về Bác như cuộc đời đã chọn

Nguyễn Hưng Hải là trường hợp đặc biệt trong số các nhà văn, nhà thơ dành cả cuộc đời, phần lớn thi nghiệp theo đuổi đề tài về Bác Hồ.

100 năm Ngày sinh nhà văn Đoàn Giỏi
100 năm Ngày sinh nhà văn Đoàn Giỏi

Nhắc đến Đoàn Giỏi là nhắc đến 'Đất rừng phương Nam'. Thế nhưng, nhà văn của Nam Bộ ấy còn được công chúng yêu mến bởi rất nhiều những tác phẩm bất hủ khác.

Sự kiện

Câu chuyện từ quả tầm bóp*

Câu chuyện từ quả tầm bóp*

Tri thức nông dân
Nông nghiệp và Môi trường với Nguyễn Huy Thiệp

Nông nghiệp và Môi trường với Nguyễn Huy Thiệp

Tiếng Việt - Văn Việt - Người Việt
Khát vọng Điện Biên

Khát vọng Điện Biên

Tri thức nông dân