Tác phẩm hay trong sự tiếp nhận hiện nay như thế nào?

Phạm Tuấn - Thứ Bảy, 11/05/2024 , 11:22 (GMT+7)

‘Tác phẩm hay trong sự tiếp nhận hiện nay’ là cuộc tọa đàm văn chương giữa các tác giả thuộc Hội Nhà văn TP.HCM và Hội Văn học nghệ thuật Phú Yên.

Cuộc tọa đàm diễn ra chiều 10/5 tại Phú Yên.

“Tác phẩm hay trong sự tiếp nhận hiện nay” được tổ chức chiều 10/5 tại thành phố Tuy Hòa, với mong muốn, tạo được một diễn đàn chuyên môn cho những ý kiến chân thành và sâu sắc của giới cầm bút. Qua những góc nhìn khác nhau, các tác giả có dịp tương tác và kích hoạt cảm hứng sáng tạo cho nhau, để có được những tác phẩm hay trong tương lai.

Tọa đàm “Tác phẩm hay trong sự tiếp nhận hiện nay” có sự góp mặt của nhiều nhà văn, nhà thơ TP.HCM quen thuộc với độc giả như Bích Ngân, Hoàng Đình Quang, An Bình Minh, Cao Quảng Văn, Đặng Nguyệt An, Thiên Hà, Võ Thế Chương, Nguyễn Bính Hồng Cầu, Trần Mai Hường, Nguyên Hùng, Hiền Nguyễn… Và những gương mặt tiêu biểu trong hoạt động văn nghệ của tỉnh Phú Yên như Phương Trà, Bùi Văn Thành, Hải Sơn, Trần Văn Lan, Lý Thị Thủy…

Tác phẩm là giá trị tồn tại của người sáng tạo. Và tác phẩm hay là thành quả thụ hưởng của cả cộng đồng. Sự thật hiển nhiên đó đã được khẳng định xưa nay. Thế nhưng, từ tác phẩm đến tác phẩm hay, vẫn có những khoảng cách mơ hồ của sự đánh giá và sự tiếp nhận.

Câu hỏi: “Thế nào là một tác phẩm hay?” tưởng chừng rất cũ mà vẫn rất mới. Bởi lẽ tùy từng hoàn cảnh, tùy từng mục đích, tùy từng nhu cầu mà khái niệm “tác phẩm hay” phải gánh vác thêm những sứ mệnh đôi khi nằm ngoài phẩm chất nghệ thuật. Mặt khác, sự sàng lọc của thời gian rất khắc nghiệt, có những tác phẩm gây xôn xao một giai đoạn rồi chìm vào quên lãng, thì không thể xác lập vị trí “tác phẩm hay”.

Lịch sử văn học Việt Nam đã có không ít tác phẩm hay. Văn học chữ Hán và chữ Nôm để lại nhiều di sản của Nguyễn Trãi, Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Du, Nguyễn Khuyến… Bước sang văn học chữ quốc ngữ, cũng có những tác phẩm hay đồng hành cùng sự phát triển dân tộc.

Thế nhưng, với đặc thù của một đất nước phải cầm súng đánh đuổi ngoại xâm và gánh chịu hậu quả chiến tranh kéo dài trong thế kỷ 20, đã có lúc văn học Việt Nam chấp nhận lối viết phản ánh hiện thực là phương pháp sáng tác đắc dụng và duy nhất. Cho nên, khái niệm “tác phẩm hay” cũng bị chi phối bởi những cách đánh giá và định lượng tương đối hạn chế. Thậm chí, có lúc “tác phẩm hay” được cân đong bằng những nguyên tắc tư tưởng và thẩm mỹ của một “tác phẩm tốt” có ý nghĩa minh họa cho chủ trương nhất định.

Hiện nay, xu hướng hội nhập toàn cầu đã tạo điều kiện cho các tác giả được tìm hiểu và thử sức với nhiều phương pháp sáng tác đa dạng hơn, mới mẻ hơn. Đồng thời, sự tiến bộ công nghệ thông tin, mà tiêu biểu là sự xuất hiện của trí tuệ nhân tạo AI, cũng không ngừng đòi hỏi những tư duy khác, những đột phá khác của mỗi tác giả trên con đường tìm kiếm độc giả ngày càng khó tính hơn.

Nhà thơ Chế Lan Viên (1920-1989) trong di cảo, đã nhắc nhở: “Bạn đọc cần những bài thơ như tâm hồn thứ hai của họ/ Ngoài tâm hồn họ ra, họ cần thêm một tâm hồn/ Sao anh tả cảnh, tả nhà, tả ao, tả phố/ Để thêm anh vào họ rồi, cho họ trăm thứ rồi, họ vẫn cô đơn”.

Tọa đàm “Tác phẩm hay trong sự tiếp nhận hiện nay” đã thảo luận xung quanh các vấn đề cốt lõi: Tác phẩm hay cần những yếu tố gì để chinh phục công chúng? Tác phẩm hay có cần tính thời sự để phản ánh kịp thời những sự kiện nóng bỏng? Tác phẩm hay có nên chiều chuộng thị hiếu để thỏa mãn thị trường phát hành? Tác phẩm hay có phải nhọc nhằn theo đuổi những cách tân cầu kỳ, bí hiểm? Tác phẩm hay dựa trên tiêu chí gần gũi hay xa lạ với đám đông?

Tiến sĩ Hiền Nguyễn phát biểu tại tọa đàm.

Tiến sĩ Hiền Nguyễn, Chủ tịch Hội đồng Văn học dịch của Hội Nhà văn TP.HCM, chia sẻ: “Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, tác phẩm hay phải đặt trong tương quan giữa tính cá thể và tính cộng đồng, tính địa phương và tính toàn cầu. Việt Nam hiện nay vẫn còn quá ít tác phẩm hay được chuyển ngữ để bước ra thế giới”.

Nhà văn Trần Luân Tín, một tác giả cựu chiến binh từng có cuốn sách “Được sống và kể lại” đoạt giải thưởng Hội Nhà văn TP.HCM, cho rằng nên đặt các tiêu chí đánh giá tác phẩm hay vào bối cảnh xã hội. Xã hội đang xô đẩy trong sự phát triển của công nghệ, của tiện ích và cũng xô đẩy cảm xúc của những người cầm bút. Trong tiếp nhận hiện nay, sự chân thực đang bị đẩy lùi, cảm xúc đang bị đẩy lùi, sự vụ lợi đang xông lên.

Còn rất nhiều băn khoăn nữa đọng lại sau cuộc tọa đàm, mà những người sáng tác phải có trách nhiệm trực tiếp đối diện và truy vấn cho chính mình, cho bạn đọc. Bởi lẽ, tìm ra đáp án cho sự tiếp nhận về một tác phẩm hay, nghĩa là đã mở được cánh cửa đầu tiên cho hành trình viết nên những tác phẩm hay.

Phạm Tuấn
Tin khác
Nhà thơ Nguyễn Duy tìm thân nhân trong cuộc sống hòa bình
Nhà thơ Nguyễn Duy tìm thân nhân trong cuộc sống hòa bình

Nhà thơ Nguyễn Duy thực hiện chuyến đọc thơ xuyên Việt chủ đề ‘Tìm thân nhân’ kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước, với chương trình đầu tiên tại TP.HCM sáng 20/4.

Nguyễn Huy Thiệp nhiều năm suy ngẫm về công nghệ văn chương
Nguyễn Huy Thiệp nhiều năm suy ngẫm về công nghệ văn chương

Nguyễn Huy Thiệp không chỉ là cây bút truyện ngắn xuất sắc, mà ông còn dành nhiều tâm tư trong các tiểu luận về vai trò nhà văn và công nghệ văn chương.

Nguyễn Huy Thiệp giữa chất liệu gốm và chất liệu văn
Nguyễn Huy Thiệp giữa chất liệu gốm và chất liệu văn

Nguyễn Huy Thiệp vẽ gốm và những tác phẩm gốm lấy cảm hứng từ tác phẩm Nguyễn Huy Thiệp, được hội ngộ tại triển lãm ‘Gốm Thiệp’ ở Hà Nội.

Trịnh Công Sơn khát khao để lúa reo mừng tựa vẫy tay
Trịnh Công Sơn khát khao để lúa reo mừng tựa vẫy tay

Trịnh Công Sơn trong chiến tranh và trong hòa bình, đều ngợi ca sức sống bất tận của làng quê Việt Nam, mà thời gian càng lùi xa càng thấy đáng trân trọng.

Một địa danh gần gũi và thân thương ở miền Đông Nam Bộ
Một địa danh gần gũi và thân thương ở miền Đông Nam Bộ

Một địa danh gắn bó với tuổi thơ và gia đình, dẫu đổi thay ra sao, vẫn luôn có ý nghĩa sâu sắc trong hành trình buồn vui của mỗi con người.

Bên trong Thái y viện triều Nguyễn
Bên trong Thái y viện triều Nguyễn

Những ai từng học nghề thuốc và hành nghề thầy lang giỏi, bất kể nguồn gốc xã hội đều có thể sát hạch vào Thái y viện. Cứ 2 năm triều Nguyễn lại định kỳ kiểm tra chất lượng và năng lực của các y quan.

Nhà thơ Lê Giang ở tuổi 95 tâm sự bạc đầu nhớ má
Nhà thơ Lê Giang ở tuổi 95 tâm sự bạc đầu nhớ má

Nhà thơ Lê Giang ở tuổi 95 ra mắt cuốn sách mới có tên gọi 'Bạc đầu nhớ má' ghi lại kỷ niệm về những vùng đất đi qua, những con người tương phùng.

Nhà văn Nguyễn Ngọc Tư lắng nghe tiếng gọi chân trời
Nhà văn Nguyễn Ngọc Tư lắng nghe tiếng gọi chân trời

Nhà văn Nguyễn Ngọc Tư vừa ra mắt cuốn sách ‘Tiếng gọi chân trời’ viết về những cuộc đi về nhân gian, qua góc nhìn đa cảm của một phụ nữ.

Phi công Hồ Duy Hùng trong miền hồi ức ‘gãy cánh điệp viên’
Phi công Hồ Duy Hùng trong miền hồi ức ‘gãy cánh điệp viên’

Phi công Hồ Duy Hùng từng gây chấn động dư luận quốc tế với vụ cướp trực thăng của Không quân Việt Nam Cộng hòa, vừa xuất bản tự truyện ‘Gãy cánh điệp viên’.

Trí tuệ nhân tạo sẽ mở ra mô hình giáo dục siêu việt?
Trí tuệ nhân tạo sẽ mở ra mô hình giáo dục siêu việt?

Trí tuệ nhân tạo đang làm cả thế giới phải tư duy lại tương lai, và không phải ngẫu nhiên khi có người đã hình dung mô hình trường lớp với những giáo sư robot.

Biểu tượng thờ cúng của người Việt qua góc nhìn học giả Pháp
Biểu tượng thờ cúng của người Việt qua góc nhìn học giả Pháp

Biểu tượng thờ cúng của người Việt rất đa dạng và ẩn chứa nhiều ý nghĩa tâm linh, được học giả Pháp Gustave Dumoutier biên soạn thành cuốn sách công phu.

Thành hoàng Đông La qua diễn ca bái tụng của hậu sinh
Thành hoàng Đông La qua diễn ca bái tụng của hậu sinh

Thành hoàng làng Đông La ở Thanh Miện, Hải Dương trở thành biểu tượng văn hóa và lịch sử trong diễn ca ‘Ngọc phả thành hoàng’ của nhà thơ Nguyễn Ngọc Thu.

Sự kiện