Làm sao thoát ‘bẫy giá rẻ’ cho chè xuất khẩu?

Trần Anh - Thứ Tư, 20/11/2024 , 15:08 (GMT+7)

Ngành chè Việt Nam, với vị thế là một trong năm quốc gia xuất khẩu chè lớn nhất thế giới, đang đối mặt với một thực tế đáng lo ngại khi giá chè xuất khẩu trung bình chỉ đạt 67% so với giá chè thế giới.

Bỏ tư duy "dễ mua, dễ bán"

Năm 2023, xuất khẩu chè đạt 121.000 tấn, mang về nguồn ngoại tệ trị giá 211 triệu USD. Tuy nhiên, theo Tổng cục Hải quan, đây lại là năm có sản lượng xuất khẩu chè thấp nhất trong 7 năm qua. Mặt khác, giá xuất khẩu chè năm ngoái cũng chỉ bằng 67% so với giá chè xuất khẩu bình quân của thế giới.

Việc bán chè giá rẻ không chỉ làm giảm giá trị kinh tế mà còn khiến ngành chè khó vươn tới những thị trường cao cấp. Để vượt qua "bẫy giá rẻ", ngành chè Việt Nam cần có chiến lược dài hạn và đồng bộ trong sản xuất, chế biến và tiếp cận thị trường.

Theo Bộ NN-PTNT, có hai nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này, đó là các quy định ngày càng khắt khe tại các thị trường và chè Việt Nam hiện mới chỉ xuất khẩu thô, hàm lượng chế biến sâu còn thấp.

Diễn đàn Kết nối sản xuất và tiêu thụ chè chất lượng cao vừa diễn ra tại Viện KHKT Nông lâm nghiệp Miền núi phía Bắc (NOMAFSI) ở xã Phú Hộ, thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ.

Một phần nguyên nhân khiến giá chè xuất khẩu của Việt Nam thấp là do phần lớn sản phẩm xuất khẩu thô, giá trị gia tăng thấp. Đồng thời, Việt Nam bị gắn mác là "thị trường giá rẻ", dẫn đến việc chè không được đánh giá cao về mặt thương mại. Bên cạnh đó, các rào cản kỹ thuật khắt khe như tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm và yêu cầu chất lượng từ các thị trường khó tính cũng khiến sản phẩm chè Việt khó tiếp cận những phân khúc cao cấp.

Theo ông Hoàng Vĩnh Long, Chủ tịch Hiệp hội Chè Việt Nam, thế giới đang nhìn vào Việt Nam là thị trường giá rẻ và họ muốn đến Việt Nam để tìm kiếm lợi nhuận từ chè. Những người làm chè xuất khẩu trong nước lại đang trong tâm thế "dễ mua, dễ bán", miễn là làm ra bán được là bán, dẫn đến tình trạng chúng ta đang rơi vào “bẫy giá rẻ” của thế giới.

Ông Đoàn Anh Tuân, Giám đốc Công ty TNHH Thế Hệ Mới bày tỏ, dù giữ vị thế xuất khẩu chè lớn nhất Việt Nam, nhưng doanh nghiệp nhận thấy mình đang "bán sức lao động, đang bán tài nguyên đất nước một cách rẻ mạt".

Việt Nam cần tiếp tục nghiên cứu và ứng dụng các giống chè mới.

Việt Nam hiện sở hữu hơn 300 giống chè, trong đó nhiều giống có chất lượng tốt như Hương Bắc Sơn, Tri 5.0. Tuy nhiên, để cạnh tranh trên thị trường quốc tế, cần tiếp tục nghiên cứu và ứng dụng các giống chè mới, đáp ứng nhu cầu thị trường.

Theo ông Tuân, thay vì tập trung vào xuất khẩu chè thô, ngành chè cần chuyển hướng sang chế biến sâu, tạo ra các sản phẩm đặc thù như trà túi lọc, trà hương vị, hoặc trà cao cấp. Đây là chiến lược được nhiều doanh nghiệp lớn áp dụng thành công. "Chúng tôi đang giảm lượng xuất khẩu thô, tập trung đầu tư công nghệ hiện đại để nâng cao giá trị gia tăng. Chỉ có như vậy, ngành chè mới phát triển bền vững", ông Đoàn Anh Tuân nhấn mạnh.

Cùng quan điểm, PGS Nguyễn Văn Toàn, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Miền núi phía Bắc, cũng cho rằng, "để chè Việt Nam tăng sức cạnh tranh, cần tập trung phát triển giống chè chất lượng cao gắn liền với quy trình sản xuất hiện đại, đảm bảo tiêu chuẩn quốc tế".

Đẩy mạnh marketing và xây dựng thương hiệu

Marketing và xây dựng thương hiệu là yếu tố then chốt để nâng tầm chè Việt Nam. Học hỏi từ thành công của các thương hiệu chè nổi tiếng như Đại Hồng Bào (Trung Quốc), chè Việt Nam cần xây dựng câu chuyện văn hóa, lịch sử độc đáo gắn liền với sản phẩm.

Chẳng hạn, trà sen Tây Hồ hay chè Tà Xùa có tiềm năng trở thành biểu tượng văn hóa nếu được quảng bá hiệu quả. Ông Tuân chia sẻ: "Chúng ta có thể biến chè Việt Nam thành 'quốc bảo', nhưng cần sự hỗ trợ từ nhà nước trong việc quảng bá và lăng xê sản phẩm".

Để làm được điều đó, chuỗi liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp là yếu tố sống còn. Thay vì sản xuất nhỏ lẻ, nông dân cần tham gia vào các hợp tác xã, giúp tập trung nguồn lực và áp dụng kỹ thuật canh tác tiên tiến.

Doanh nghiệp đóng vai trò dẫn dắt, hỗ trợ nông dân tiếp cận công nghệ và thị trường. Các chính sách từ nhà nước như hỗ trợ tích tụ đất đai, giảm thuế nông nghiệp, cũng là điều kiện cần để thúc đẩy chuỗi giá trị chè phát triển.

Bên cạnh đó, ngành chè Việt Nam cần xác định nhất quán mục tiêu chuyển hướng mạnh mẽ sang các thị trường cao cấp như EU, Mỹ, Nhật Bản. Để làm được điều này, việc đảm bảo chất lượng sản phẩm theo các tiêu chuẩn quốc tế như VietGAP, GlobalGAP là yêu cầu bắt buộc.

Ngành chè Việt Nam đang đứng trước những thách thức lớn, nhưng cũng có cơ hội để bứt phá. Bằng việc nâng cao giá trị gia tăng, xây dựng thương hiệu mạnh, và liên kết chuỗi giá trị hiệu quả, Việt Nam có thể đưa chè trở thành một biểu tượng văn hóa và kinh tế, khẳng định vị thế trên bản đồ thế giới.

Việc thoát khỏi "bẫy giá rẻ" không chỉ là bài toán kinh tế mà còn là sự khẳng định giá trị thương hiệu chè Việt Nam, một niềm tự hào trong mắt bạn bè quốc tế.

Trần Anh
Tin khác
Nuôi gà du mục kiểu ‘lười’
Nuôi gà du mục kiểu ‘lười’

Phú Thọ Không xây chuồng trại, không gây ô nhiễm môi trường. Anh Đức dùng ô tô cũ làm chuồng di động, đưa gà ra đồi kiếm ăn, vừa nuôi gà, vừa làm cỏ, cải tạo đất.

Nguyễn Huy Thiệp nhiều năm suy ngẫm về công nghệ văn chương
Nguyễn Huy Thiệp nhiều năm suy ngẫm về công nghệ văn chương

Nguyễn Huy Thiệp không chỉ là cây bút truyện ngắn xuất sắc, mà ông còn dành nhiều tâm tư trong các tiểu luận về vai trò nhà văn và công nghệ văn chương.

Canada: Một trường cao đẳng mở chương trình đào tạo AI trong ngành thủy sản
Canada: Một trường cao đẳng mở chương trình đào tạo AI trong ngành thủy sản

Trường Excel Career College triển khai một chương trình đào tạo hoàn toàn miễn phí, nhằm trang bị kiến thức về ứng dụng AI cho lực lượng lao động trong ngành nuôi trồng thủy sản.

Kiến vàng - vũ khí sinh học hiệu quả
Kiến vàng - vũ khí sinh học hiệu quả

Nuôi kiến vàng giúp vườn cây có múi giảm sâu bệnh, nâng cao chất lượng trái, tiết kiệm chi phí nhưng ít nhà vườn áp dụng.

Tiếp viên hàng không về quê nuôi lợn, 2 tháng kiếm 686 triệu đồng
Tiếp viên hàng không về quê nuôi lợn, 2 tháng kiếm 686 triệu đồng

Một nữ tiếp viên hàng không ở Trung Quốc đã nghỉ việc và quay về quê nhà để làm nghề nuôi lợn, kiếm được 28.000 USD, tương đương 686 triệu đồng chỉ trong 2 tháng.

Trồng xen hành, tỏi trong ruộng dâu tây để đuổi côn trùng
Trồng xen hành, tỏi trong ruộng dâu tây để đuổi côn trùng

YÊN BÁI Theo kinh nghiệm, hành và tỏi có chứa các hợp chất tự nhiên có khả năng xua đuổi nhiều loại côn trùng gây hại.

Thả hàng trăm triệu ong ký sinh tiêu diệt sâu đầu đen hại dừa
Thả hàng trăm triệu ong ký sinh tiêu diệt sâu đầu đen hại dừa

Tại ĐBSCL, các địa phương đã thả hàng trăm triệu con ong ký sinh cùng các thiên địch khác để khống chế dịch sâu đầu đen hại dừa.

Nguyễn Huy Thiệp giữa chất liệu gốm và chất liệu văn
Nguyễn Huy Thiệp giữa chất liệu gốm và chất liệu văn

Nguyễn Huy Thiệp vẽ gốm và những tác phẩm gốm lấy cảm hứng từ tác phẩm Nguyễn Huy Thiệp, được hội ngộ tại triển lãm ‘Gốm Thiệp’ ở Hà Nội.

Trịnh Công Sơn khát khao để lúa reo mừng tựa vẫy tay
Trịnh Công Sơn khát khao để lúa reo mừng tựa vẫy tay

Trịnh Công Sơn trong chiến tranh và trong hòa bình, đều ngợi ca sức sống bất tận của làng quê Việt Nam, mà thời gian càng lùi xa càng thấy đáng trân trọng.

Một địa danh gần gũi và thân thương ở miền Đông Nam Bộ
Một địa danh gần gũi và thân thương ở miền Đông Nam Bộ

Một địa danh gắn bó với tuổi thơ và gia đình, dẫu đổi thay ra sao, vẫn luôn có ý nghĩa sâu sắc trong hành trình buồn vui của mỗi con người.

Agribank - Hành trình 37 năm khẳng định vị thế, vinh danh thương hiệu quốc gia
Agribank - Hành trình 37 năm khẳng định vị thế, vinh danh thương hiệu quốc gia

Hơn ba thập kỷ không ngừng đổi mới và phát triển, Agribank đã trở thành trụ cột quan trọng của ngành tài chính - ngân hàng Việt Nam.

NOMAFSI giúp Hà Tĩnh 'thay máu' giống chè, chuyển sang sản xuất hữu cơ
NOMAFSI giúp Hà Tĩnh 'thay máu' giống chè, chuyển sang sản xuất hữu cơ

Hà Tĩnh sẽ đưa các giống chè mới chất lượng tốt và khả năng chịu hạn vào sản xuất như PH8, PH9, LCT1, TRI5.0 PH22, Hương Bắc Sơn…