Nông sản xuất khẩu 2024

Hơn 1,5 triệu USD nâng cao chất lượng 4 mặt hàng trái cây chủ lực

Bảo Thắng - Thứ Ba, 16/04/2024 , 14:34 (GMT+7)

Xoài, bưởi, sầu riêng và chanh leo tại 5 tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông, Đồng Tháp, Bến Tre, Tiền Giang sẽ hưởng lợi từ Pha 2 Dự án GQSP, từ nay đến năm 2026.

Bà Bachmann Sibylle, Trưởng Ban hợp tác, Đại sứ quán Thụy Sĩ tại Việt Nam nhận hoa từ Viện trưởng VIAEP Phạm Anh Tuấn. Ảnh: Bảo Thắng.

Rau quả là mặt hàng mũi nhọn, đóng góp khoảng 20% vào kim ngạch xuất khẩu nông sản. Năm 2023, rau quả lập kỷ lục xuất khẩu 5,6 tỷ USD và dự kiến giữ đà tăng lên mức 6 tỷ USD trong năm 2024.

Xoài, bưởi, sầu riêng và chanh leo là 4 trong số các loại trái cây chủ lực. Riêng giá trị xuất khẩu sầu riêng năm 2023 đạt 2,2 tỷ USD, xoài hơn 370 triệu USD. Còn lại, bưởi có nhiều dư địa xuất khẩu sang Hoa Kỳ, EU. Chanh leo hiện phát triển nóng, nhằm chớp thời cơ ngay khi có Nghị định thư với Trung Quốc.

Từ năm 2020, Chương trình Tiêu chuẩn và Chất lượng (GQSP) do Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên hợp quốc (UNIDO) thực hiện và Chính phủ Thụy Sĩ tài trợ thông qua Tổng cục Kinh tế Liên bang (SECO) đã tập trung nâng cao năng lực tuân thủ tiêu chuẩn, chất lượng để thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu các sản phẩm này.

Sau pha 1 của Dự án GQSP, triển khai trên xoài và bưởi tại Đồng bằng sông Cửu Long, nhiều kết quả được ghi nhận. Trong đó, có quy trình thao tác chuẩn (SOP) thử nghiệm công nghệ sau thu hoạch mới để quản lý chất lượng quả trong toàn chuỗi, từ khâu trồng, xử lý nấm bệnh, thu hoạch, quản lý nhiệt độ, vận chuyển…

Nhờ những SOP này, thời gian bảo quản trái cây tăng khoảng 35%. Tại một số chuỗi, thời gian bảo quản bưởi tăng từ 40 lên 120 ngày, giúp người dân, doanh nghiệp có thể xuất khẩu bằng đường biển tới các thị trường xa.

Đồng thời, các mô hình cũng hướng tới tính bền vững, giúp giảm tổn thất sau thu hoạch đến 15%, đa dạng hóa sản phẩm chế biến, gia tăng giá trị cho nông sản.

Ông Nguyễn Mạnh Hiểu trình bày về chuỗi giá trị của 4 loại trái cây thuộc Dự án GQSP. Ảnh: Bảo Thắng.

Tiếp nối thành công pha 1, pha 2 của Dự án GQSP triển khai từ tháng 10/2023 đến 2026, trên địa bàn 5 tỉnh gồm Đắk Lắk, Đắk Nông, Đồng Tháp, Bến Tre, Tiền Giang, có ngân sách 1,47 triệu euro (tương đương 1,56 triệu USD) sẽ tập trung đa dạng hóa, cải thiện chất lượng và năng lực tuân thủ các tiêu chuẩn trái cây, nhằm đáp ứng yêu cầu thị trường.

Bà Bachmann Sibylle, Trưởng Ban hợp tác, Đại sứ quán Thụy Sĩ tại Việt Nam nhấn mạnh, pha 2 sẽ tiếp cận theo hướng tổng thể, nâng cao giá trị cho toàn chuỗi cung ứng. Đặc biệt, các bên liên quan sẽ quan tâm nhiều hơn tới các thành tố phát triển bền vững như tận dụng phế phụ phẩm, nâng cao quyền phụ nữ, ứng phó với biến đổi khí hậu...

"Xoài, chanh leo, bưởi và sầu riêng tăng trưởng nhanh trong 10 năm qua. Những loại trái cây nhiệt đới này là thành phần quan trọng của ngành nông nghiệp Việt Nam trong tương lai. Chúng ta cần có những phân tích để người dân được hưởng lợi tối đa", bà nói.

Đi sâu vào từng sản phẩm, ông Johnson Peter, đại diện nhóm chuyên gia khảo sát cho biết, sản phẩm xoài tươi hiện tăng trưởng ổn định tại Hàn Quốc, Nhật Bản, Hoa Kỳ và Australia. Trong đó, cơ hội tại Hàn Quốc và Australia là rất lớn, dựa trên nhu cầu của cộng đồng Việt kiều.

Với bưởi, Trung Quốc là thị trường duy nhất tăng nhu cầu nhập khẩu, còn lại tương đối trì trệ. Việt Nam có lợi thế với mùa sản xuất kéo dài, gối vụ nhưng hiện vấp phải sự cạnh tranh lớn với xu hướng sản xuất tăng trên toàn cầu, nhất là Thái Lan.

Chanh leo là một sản phẩm tương đối mới. Để chiếm lĩnh thị trường trọng yếu Trung Quốc, Việt Nam phải cạnh tranh quyết liệt với Thái Lan, quốc gia đã thành danh và xây dựng được thương hiệu ở xứ "tỷ dân". Cùng với đó, vấn đề kiểm dịch cũng là một rào cản cho việc xuất khẩu sản phẩm tươi.

Sầu riêng là sản phẩm hiếm hoi Việt Nam tăng trưởng nóng và tương đối thành công ở hiện tại. Trong bối cảnh, nhu cầu từ Trung Quốc được dự báo tăng trưởng khoảng 16%/năm, Việt Nam có lợi thế rõ ràng về cung ứng và logistics.

Bên cạnh trái tươi, ông Peter lưu ý Việt Nam quan tâm hơn đến sản phẩm chế biến. Lấy ví dụ về xoài, giá trị thị trường chế biến toàn cầu hiện là 19,8 tỷ USD, với nhiều dòng sản phẩm như đông lạnh, xay nhuyễn, đóng hộp, cô đặc, nhưng Việt Nam lại đang bỏ ngỏ.

Người dân tại ĐBSCL được hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc xoài theo quy trình để chinh phục những thị trường khó tính. Ảnh: TL.

Theo Đề án “Phát triển cây ăn trái chủ lực đến năm 2025 và 2030” của Bộ NN-PTNT, diện tích cây ăn quả của Việt Nam đạt 1,2 triệu ha, sản lượng 14 triệu tấn vào năm 2025. Trong đó, diện tích cây ăn quả chủ lực 960.000ha, sản lượng 11 - 12 triệu tấn. Kim ngạch xuất khẩu giữ ổn định khoảng 5 tỷ USD.

Đến năm 2030, diện tích cây ăn quả cả nước dự kiến tăng lên 1,3 triệu ha, sản lượng trên 16 triệu tấn; trong đó diện tích cây ăn quả chủ lực là 1 triệu ha, sản lượng 13 - 14 triệu tấn. Kim ngạch xuất khẩu trái cây đạt 6,5 tỷ USD.

Ông Nguyễn Mạnh Hiểu, Viện Cơ điện Nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch (VIAEP) thừa nhận, dù nằm trong 14 loại quả chủ lực được xác định đến năm 2030, xoài, bưởi, chanh leo và sầu riêng đều gặp chung những vấn đề liên quan tới giống, quy trình canh tác.

Chẳng hạn, với sầu riêng, người dân và cơ quan quản lý còn lúng túng trong việc kiểm soát chất lượng giống bán trên thị trường, thiếu giống sầu riêng chất lượng cao, có khả năng kháng sâu bệnh. Ngoài ra, nhà vườn còn thiếu quy trình canh tác chuẩn cho sầu riêng theo từng giống và vùng sinh thái, thiếu biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp hiệu quả.

Tỷ lệ sử dụng tự phát thuốc BVTV, phân bón còn tương đối cao (khoảng 35%). Tỷ lệ diện tích vùng trồng được cấp mã số còn thấp (khoảng 7%). Khi thu hoạch, người nông dân chủ yếu sử dụng kinh nghiệm (gõ sầu riêng), thay vì có bộ tiêu chuẩn về xác định độ chín.

Thông qua việc triển khai Dự án GQSP sắp tới, ông Vũ Đức Côn, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Đắk Lắk kỳ vọng người nông dân, HTX toàn tỉnh được nâng cao năng lực và hình thành thói quen giám sát dư lượng thuốc BVTV, giám sát sinh vật gây hại định kỳ.

Ông cũng bày tỏ mong muốn, các cơ sở nghiên cứu, tổ chức quốc tế sớm nghiên cứu ra một tiêu chuẩn để giám định chất lượng trái cây. Vị Phó Giám đốc Sở lấy dẫn chứng Thái Lan, hiện quốc gia này chỉ sử dụng tỷ lệ khô đối với sầu riêng làm căn cứ chất lượng.

PGS.TS Phạm Anh Tuấn, Viện trưởng VIAEP cho biết, tăng cường chế biến, chế biến sâu và giảm tổn thất sau thu hoạch là con đường bền vững để thúc đẩy xuất khẩu rau quả, cũng như giảm chi phí logistics.

Bảo Thắng
Tin khác
Khi OCOP là cầu nối giúp vượt qua thách thức nông nghiệp
Khi OCOP là cầu nối giúp vượt qua thách thức nông nghiệp

Nhiều quốc gia châu Phi đồng thuận trong việc xem OCOP là giải pháp khả thi giúp khắc phục các thách thức trong sản xuất, từ đó mở rộng chuỗi giá trị bền vững.

Nam Sudan, Nepal tìm hiểu kinh nghiệm phát triển nông thôn bền vững của Việt Nam
Nam Sudan, Nepal tìm hiểu kinh nghiệm phát triển nông thôn bền vững của Việt Nam

Theo Thứ trưởng Hoàng Trung, Việt Nam cam kết đồng hành cùng các quốc gia châu Phi, châu Á phát triển nông nghiệp và đảm bảo an ninh lương thực toàn cầu.

FAO giới thiệu phương pháp đổi mới '5 tăng - 5 giảm - 3 tối ưu'
FAO giới thiệu phương pháp đổi mới '5 tăng - 5 giảm - 3 tối ưu'

FAO nâng cao năng lực chuyển đổi số thông qua các sáng kiến cấp quốc gia, khu vực và toàn cầu cho mục tiêu sản xuất bền vững, tiêu dùng hiệu quả.

Việt Nam là cầu nối chia sẻ kinh nghiệm nông nghiệp châu Á - châu Phi
Việt Nam là cầu nối chia sẻ kinh nghiệm nông nghiệp châu Á - châu Phi

Theo Trưởng Đại diện các khu vực của FAO, Diễn đàn cấp cao OCOP là dịp để các quốc gia châu Á, châu Phi trao đổi kinh nghiệm, nâng giá trị sản vật địa phương.

FAO hiện đại hóa nghề nuôi ong tại Rwanda và Việt Nam qua sáng kiến OCOP
FAO hiện đại hóa nghề nuôi ong tại Rwanda và Việt Nam qua sáng kiến OCOP

Sáng kiến Mỗi quốc gia một sản phẩm ưu tiên (phiên bản OCOP quốc tế) đang hỗ trợ sinh kế cho nghề nuôi ong lấy mật Rwanda và Việt Nam.

Thay đổi tên, địa chỉ từ ngày 1/7, doanh nghiệp cần làm gì với Lệnh 248?
Thay đổi tên, địa chỉ từ ngày 1/7, doanh nghiệp cần làm gì với Lệnh 248?

Việc thay đổi tên, địa chỉ... do mô hình chính quyền hai cấp từ ngày 1/7 khiến doanh nghiệp lúng túng trong cập nhật thông tin theo Lệnh 248 của Hải quan Trung Quốc. Ông Ngô Xuân Nam, Phó Giám đốc Văn phòng SPS giải đáp vấn đề này.

Các hiệp hội nông sản Mỹ chọn Việt Nam làm thị trường chiến lược
Các hiệp hội nông sản Mỹ chọn Việt Nam làm thị trường chiến lược

Với nền kinh tế nông nghiệp phát triển mạnh mẽ, Việt Nam trở thành điểm đến hàng đầu cho các doanh nghiệp, hiệp hội Hoa Kỳ muốn củng cố vị thế ở Đông Nam Á.

Lô gạo phát thải thấp đầu tiên ‘xuất ngoại’ có giá 820 USD/tấn
Lô gạo phát thải thấp đầu tiên ‘xuất ngoại’ có giá 820 USD/tấn

500 tấn gạo phát thải thấp được Công ty Trung An xuất sang Nhật Bản có giá 820 USD/tấn. Đây là mức giá tốt, giúp nông dân có động lực đẩy mạnh sản xuất.

Sơn La có chính sách thông thoáng cho cây mắc ca
Sơn La có chính sách thông thoáng cho cây mắc ca

Sơn La định hướng dành quỹ đất khoảng 16.000 ha cùng nhiều cơ chế, chính sách ưu đãi để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển cây mắc ca.

Nông sản Việt Nam trưng bày miễn phí ở chợ đầu mối lớn nhất Bắc Kinh
Nông sản Việt Nam trưng bày miễn phí ở chợ đầu mối lớn nhất Bắc Kinh

Một gian hàng miễn phí trong hai năm tại chợ đầu mối lớn nhất Bắc Kinh sẽ được dành cho nông sản Việt Nam.

Thái Bình: Mở cửa tiến ra biển, kết nối để bứt phá
Thái Bình: Mở cửa tiến ra biển, kết nối để bứt phá

Thái Bình được định vị là một "cửa ngõ ra biển mới" và một cực tăng trưởng đầy hứa hẹn.

Kết nối, giới thiệu công nghệ nông nghiệp Israel tới Việt Nam
Kết nối, giới thiệu công nghệ nông nghiệp Israel tới Việt Nam

Đại sứ Lý Đức Trung kỳ vọng Israel sẽ hỗ trợ Việt Nam nâng cao năng suất, chất lượng nông sản, mở rộng thị trường xuất khẩu và cùng chia sẻ lợi ích chung.