Nông sản xuất khẩu 2024

Rau quả nhiều cơ hội lập kỷ lục xuất khẩu 6 tỷ USD

Bảo Thắng - Thứ Hai, 08/04/2024 , 11:15 (GMT+7)

Tăng trưởng mạnh trong quý I/2024, sầu riêng đông lạnh và dừa tươi sắp được mở cửa thị trường... là những tín hiệu giúp ngành hàng rau quả vững tin vào tốc độ tăng trưởng.

Sầu riêng có thể vượt xa mốc 2 tỷ USD xuất khẩu trong năm 2024.

Nhiều dư địa cho sầu riêng

Bài liên quan

Trong quý I/2024, cùng với sự phục hồi của thị trường thế giới, các đơn hàng xuất khẩu gia tăng nên hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam có nhiều khởi sắc, theo Tổng cục Thống kê.

Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tháng 3/2024 ước đạt 65,09 tỷ USD, tăng 35,6% so với tháng trước và tăng 12% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, xuất khẩu ước đạt 34,01 tỷ USD, tăng tới 37,8% so với tháng trước và tăng 14,2% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2023 giảm 14,3%). 

Tính chung quý I/2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa ước đạt 178,04 tỷ USD, tăng 15,5% so với cùng kỳ năm trước. Riêng xuất khẩu tăng 17%, góp phần giúp cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 8,08 tỷ USD.

Việt Nam đã có 16 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD trong 3 tháng đầu năm 2024, chiếm 82,1% tổng kim ngạch xuất khẩu. Đặc biệt, xuất khẩu tăng trưởng đều ở cả 3 nhóm nhóm hàng nông, lâm, thuỷ sản; công nghiệp chế biến chế tạo và nhiên liệu khoáng sản.

Với nhóm nông, lâm, thủy sản, xuất khẩu ước đạt 9,9 tỷ USD, tăng 26,1% so với cùng kỳ năm 2023, chiếm 10,6% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước. Trong nhóm này, một số mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng cao so với cùng kỳ năm trước như: Cà phê tăng 54,2%; gạo tăng 40%; chè tăng 27,2%; rau quả tăng 25,8%; sắn và sản phẩm của sắn tăng 21,1%; hạt điều tăng 20,5%; gỗ và sản phầm gỗ tăng 18,9%.

Như vậy, lần đầu tiên ngay trong quý I, xuất khẩu rau quả đã vượt ngưỡng 1 tỷ USD (1,23 tỷ USD). Điều đáng chú ý, dư địa để rau quả Việt Nam cán mốc kỷ lục 6 tỷ USD còn rất nhiều.

Kim ngạch xuất khẩu sầu riêng của Việt Nam qua từng tháng. Ảnh: GDVC.

Ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng Thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam cho biết, đóng góp lớn vào kim ngạch rau quả vẫn là sầu riêng. Mặt hàng này tăng trưởng gấp đôi so với mức bình quân của rau quả trong quý I/2024 (lên tới 66%) so với cùng kỳ năm 2023.

Đặc biệt, Việt Nam đã vượt qua Thái Lan để vươn lên vị trí số 1 về xuất khẩu sầu riêng vào Trung Quốc, khi đã đưa tỷ trọng thị phần tại thị trường này từ mức 32% của năm 2023 tăng lên mức 57%. Giá trị xuất khẩu sầu riêng sang Trung Quốc hiện chiếm tới 98% trong tổng kim ngạch xuất khẩu sầu riêng của Việt Nam.

Tổng cục Hải quan Trung Quốc xác nhận điều này. Quốc gia tỷ dân đã nhập khẩu 53.110 tấn sầu riêng tươi trong 2 tháng đầu năm 2024, với trị giá 283,6 triệu USD. Trong đó, nhập khẩu của Việt Nam 32.750 tấn, trị giá 161 triệu USD, tăng gấp 2,4 lần về về lượng so với cùng kỳ năm ngoái. 

Theo chu kỳ hàng năm, xuất khẩu sầu riêng đạt đỉnh vào tháng 5 - 6 và tháng 9 - 10. Năm 2023, 2 giai đoạn này giúp ngành hàng sầu riêng thu về tới 1,4 tỷ USD, hơn gấp đôi so với 8 tháng còn lại. Nếu tăng trưởng như giai đoạn đầu năm 2023, sầu riêng sẽ vượt xa mốc 2 tỷ USD năm 2023, theo ông Đặng Phúc Nguyên.

Chờ đợi những mặt hàng mới

Trong tháng 3/2024, Cục Bảo vệ thực vật gửi đề nghị tới các địa phương và cơ quan chuyên môn rà soát, tổng hợp vùng trồng, cơ sở đóng gói dừa tươi và sầu riêng đông lạnh xuất sang Trung Quốc. Mục đích nhằm đẩy nhanh quá trình mở cửa thị trường cho 2 mặt hàng tiềm năng sang Trung Quốc và chuẩn bị sẵn sàng mọi điều kiện phục vụ đăng ký mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói sau khi Nghị định thư được ký kết.

Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả nhận định, nếu sầu riêng đông lạnh và dừa tươi Việt Nam được mở cửa sang Trung Quốc sớm thì xuất khẩu rau quả sẽ tiếp tục bứt phá mạnh. Như Trung Quốc công bố, năm 2023, thị trường này đã nhập khẩu 1,1 tỷ USD sầu riêng đông lạnh và chủ yếu từ Thái Lan, Malaysia.

Ông Đặng Phúc Nguyên tin rằng, sầu riêng đông lạnh và dừa tươi sẽ giúp ngành hàng rau quả dễ dàng cán mốc 6 tỷ USD.

Dung lượng thị trường sầu riêng của Trung Quốc dự báo khoảng 20 tỷ USD và cả thế giới là gần 30 tỷ USD. Mức độ tăng trưởng của ngành sầu riêng giai đoạn 2020 - 2025 khoảng 7%/năm.

Trên cơ sở đó, ông Nguyên tính toán, nếu mở cửa thị trường thành công, chỉ cần mỗi loại trong 2 mặt hàng sầu riêng đông lạnh, dừa tươi đem về khoảng 300 triệu USD, vượt 6 tỷ USD hoàn toàn nằm trong tầm tay của xuất khẩu rau quả.

Một yếu tố nữa được ông chỉ ra, Tây Nguyên - khu vực cung ứng sản lượng sầu riêng lớn - lại nghịch vụ với Thái Lan. Nếu tiếp tục duy trì được lợi thế về giá trên thị trường như hiện nay, sầu riêng có thể giúp ngành hàng rau quả về đích sớm trong quý IV/2024.

Về khả năng mở cửa thị trường cho dừa tươi, ông Cao Bá Đăng Khoa, Tổng thư ký Hiệp hội Dừa Việt Nam thừa nhận, doanh nghiệp đã sẵn sàng và đang rất háo hức chờ đón nghị định thư. Theo ông Khoa, mức 300 triệu USD mà ông Nguyên dự báo là "tương đối khiêm tốn", bởi dừa từ nhiều năm trở lại đây đã được xác định là ngành hàng "tỷ đô".

Ông Nguyễn Khắc Tiến, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Ameii Việt Nam thông tin, doanh nghiệp đang phối hợp chặt chẽ cùng các cơ quan chức năng để hoàn thiện hồ sơ doanh nghiệp chuẩn bị đón “sóng” xuất khẩu sầu riêng đông lạnh và dừa tươi ngay khi thị trường chính thức mở cửa.

"Xác định xuất khẩu sang thị trường nào thì phải nắm chắc thị trường đó. Chúng tôi luôn cố gắng chuẩn bị thật kỹ lưỡng và đảm bảo chất lượng sản phẩm mỗi khi tiến vào thị trường mới", ông Tiến bày tỏ.

Vừa qua, 30 lô hàng sầu riêng Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc bị phát hiện nhiễm kim loại nặng cadimi vượt mức quy định. Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật Huỳnh Tấn Đạt chia sẻ: "30 trong tổng số 35.000 - 40.000 lô hàng sầu riêng xuất sang Trung Quốc chưa ảnh hưởng nhiều tới kim ngạch. Dù vậy, đây cũng là cảnh báo để Việt Nam chú trọng trong thời gian tới”.

Theo ông Đạt, sầu riêng có thể bị nhiễm kim loại nặng trong quá trình canh tác như đất bị nhiễm hoặc từ nguồn nước, không khí từ khí thải của nhà máy hoặc trong quá trình thu hoạch, người dân dùng nước sơ chế sầu riêng.

Về phía ngành hàng, Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Đặng Phúc Nguyên nhận định, người dân, doanh nghiệp còn chủ quan, vẫn chỉ nghĩ là Trung Quốc chỉ kiểm tra về các loại dịch hại bên ngoài sản phẩm. "Qua đây cũng cảnh tỉnh người dân, doanh nghiệp không chỉ quan tâm đến đối tượng dịch hại mà phải quan tâm cả các dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trên sản phẩm", ông nói.

Để giải quyết vấn đề, ông Nguyên khuyến cáo người dân tuân thủ canh tác theo quy trình VietGAP để đảm bảo chất lượng sản phẩm. Bởi khi sản xuất theo VietGAP, việc sử dụng thuốc BVTV sẽ được đảm bảo về cách ly. Khi thu hái, sản phẩm sẽ an toàn.

Bảo Thắng
Tin khác
Các hiệp hội nông sản Mỹ chọn Việt Nam làm thị trường chiến lược
Các hiệp hội nông sản Mỹ chọn Việt Nam làm thị trường chiến lược

Với nền kinh tế nông nghiệp phát triển mạnh mẽ, Việt Nam trở thành điểm đến hàng đầu cho các doanh nghiệp, hiệp hội Hoa Kỳ muốn củng cố vị thế ở Đông Nam Á.

Lô gạo phát thải thấp đầu tiên ‘xuất ngoại’ có giá 820 USD/tấn
Lô gạo phát thải thấp đầu tiên ‘xuất ngoại’ có giá 820 USD/tấn

500 tấn gạo phát thải thấp được Công ty Trung An xuất sang Nhật Bản có giá 820 USD/tấn. Đây là mức giá tốt, giúp nông dân có động lực đẩy mạnh sản xuất.

Sơn La có chính sách thông thoáng cho cây mắc ca
Sơn La có chính sách thông thoáng cho cây mắc ca

Sơn La định hướng dành quỹ đất khoảng 16.000 ha cùng nhiều cơ chế, chính sách ưu đãi để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển cây mắc ca.

Nông sản Việt Nam trưng bày miễn phí ở chợ đầu mối lớn nhất Bắc Kinh
Nông sản Việt Nam trưng bày miễn phí ở chợ đầu mối lớn nhất Bắc Kinh

Một gian hàng miễn phí trong hai năm tại chợ đầu mối lớn nhất Bắc Kinh sẽ được dành cho nông sản Việt Nam.

Thái Bình: Mở cửa tiến ra biển, kết nối để bứt phá
Thái Bình: Mở cửa tiến ra biển, kết nối để bứt phá

Thái Bình được định vị là một "cửa ngõ ra biển mới" và một cực tăng trưởng đầy hứa hẹn.

Kết nối, giới thiệu công nghệ nông nghiệp Israel tới Việt Nam
Kết nối, giới thiệu công nghệ nông nghiệp Israel tới Việt Nam

Đại sứ Lý Đức Trung kỳ vọng Israel sẽ hỗ trợ Việt Nam nâng cao năng suất, chất lượng nông sản, mở rộng thị trường xuất khẩu và cùng chia sẻ lợi ích chung.

Liên kết sản xuất lúa giảm phát thải, chi phí giảm 40 - 50%
Liên kết sản xuất lúa giảm phát thải, chi phí giảm 40 - 50%

ĐỒNG THÁP Nhờ liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp và hợp tác xã, mô hình sản xuất lúa giảm phát thải đã giảm được từ 40 - 50% chi phí sản xuất.

AGRITECHNICA ASIA Vietnam 2025 – Cơ hội kết nối và bứt phá trong nông nghiệp
AGRITECHNICA ASIA Vietnam 2025 – Cơ hội kết nối và bứt phá trong nông nghiệp

TP.HCM Triển lãm máy móc nông nghiệp lớn nhất châu Á sẽ mở cửa miễn phí cho công chúng từ ngày 12-14/3 tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn.

Yến sào Việt Nam: Xu hướng phát triển sản phẩm quốc tế
Yến sào Việt Nam: Xu hướng phát triển sản phẩm quốc tế

Yến sào Việt Nam đang thu hút sự chú ý lớn từ các nhà mua hàng quốc tế như Hàn Quốc, Trung Quốc, Malaysia, mở ra nhiều cơ hội phát triển sản phẩm từ yến.

AGRITECHNICA ASIA Vietnam 2025 công bố danh sách 16 sự kiện chuyên đề
AGRITECHNICA ASIA Vietnam 2025 công bố danh sách 16 sự kiện chuyên đề

Các hội thảo trong khuôn khổ AGRITECHNICA ASIA Vietnam 2025 nhằm làm rõ tiềm năng cơ giới hóa nông nghiệp Việt Nam, với sự tham gia của các chuyên gia hàng đầu.

Dưa bao tử, hy vọng mới cho vụ đông Sơn La
Dưa bao tử, hy vọng mới cho vụ đông Sơn La

Phối hợp với Doveco, nông dân xã Chiềng Sung giờ đã có hướng đi mới cho vụ đông, vươn lên làm mô hình tiêu biểu cho toàn huyện.

Biến phế phẩm từ quả điều thành đặc sản chay xuất khẩu
Biến phế phẩm từ quả điều thành đặc sản chay xuất khẩu

Tây Ninh Với phương châm đưa thực phẩm chay ra thế giới, Công ty Vương Ngọc Vegan đã biến những quả điều, loại quả được xem như phế phẩm trong nông nghiệp, thành nước mắm chay hảo hạng.

Sự kiện

Câu chuyện từ quả tầm bóp*

Câu chuyện từ quả tầm bóp*

Tri thức nông dân
Nông nghiệp và Môi trường với Nguyễn Huy Thiệp

Nông nghiệp và Môi trường với Nguyễn Huy Thiệp

Tiếng Việt - Văn Việt - Người Việt
Khát vọng Điện Biên

Khát vọng Điện Biên

Tri thức nông dân