Nông sản xuất khẩu 2024

Đồ nội thất bằng gỗ Việt Nam chiếm ưu thế ở Hoa Kỳ

Sơn Trang - Trần Phi - Chủ Nhật, 26/05/2024 , 21:50 (GMT+7)

Đồ nội thất bằng gỗ Việt Nam tiếp tục chiếm tỷ trọng lớn nhất ở Hoa Kỳ - thị trường nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ lớn thứ 2 thế giới.

Chế biến sản phẩm gỗ xuất khẩu tại một nhà máy ở Bình Dương. Ảnh: Sơn Trang.

Hoa Kỳ là thị trường nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ lớn thứ 2 thế giới sau thị trường EU. Năm 2023, do ảnh hưởng của lạm phát, khó khăn kinh tế, người tiêu dùng giảm chi tiêu..., nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ của Hoa Kỳ đạt 19,8 tỷ USD, giảm 21,7% so với năm 2022.

Sau khi giảm mạnh trong năm 2023, nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ của Hoa Kỳ đang tăng trưởng trở lại. Theo Ủy ban Thương mại quốc tế Hoa Kỳ (USITC), 2 tháng đầu năm 2024, nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ của nước này đạt 3,5 tỷ USD, tăng 6,4% so với cùng kỳ năm 2023.

Trị giá nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ của Hoa Kỳ tăng đáng kể trong 2 tháng đầu nay là do tình hình kinh tế Hoa Kỳ đang có xu hướng cải thiện, lượng hàng tồn kho tại nước này đang có xu hướng giảm mạnh, trong khi xu hướng tiêu dùng đang có tín hiệu phục hồi.

Đáng chú ý, các nhà nhập khẩu của Hoa Kỳ đánh giá cao và xác định Việt Nam là thị trường cung ứng mặt hàng đồ nội thất bằng gỗ quan trọng trên thế giới. Chính vì vậy, trong sự tăng trưởng trở lại về nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ của Hoa Kỳ, Việt Nam đóng vai trò quan trọng nhất.

2 tháng đầu năm, đồ nội thất bằng gỗ từ Việt Nam nhập khẩu vào Hoa Kỳ đạt 1,4 tỷ USD, tăng 16,9% so với cùng kỳ 2023. Trong tốp 10 thị trường cung cấp đồ nội thất bằng gỗ cho Hoa Kỳ, Việt Nam có mức tăng trưởng cao nhất. Và ngoài Việt Nam, chỉ có 4 thị trường khác tăng trưởng dương, 5 thị trường còn lại tăng trưởng âm.

Với sự tăng trưởng như trên, Việt Nam tiếp tục là thị trường cung cấp đồ nội thất bằng gỗ lớn nhất cho Hoa Kỳ, chiếm 40,8% tổng trị giá nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ của Hoa Kỳ trong 2 tháng đầu năm (2 tháng đầu năm 2023, Việt Nam chiếm 37,1% thị phần đồ nội thất bằng gỗ nhập khẩu vào Hoa Kỳ).

2 tháng đầu năm 2024, Hoa Kỳ tăng nhập khẩu hầu hết các mặt hàng đồ nội thất bằng gỗ, trừ mặt hàng đồ nội thất nhà bếp và đồ nội thất văn phòng. Đáng chú ý những mặt hàng đồ nội thất bằng gỗ chính Hoa Kỳ đang có xu hướng tăng nhập khẩu đều là các mặt hàng mà Việt Nam có thế mạnh như ghế khung gỗ, đồ nội thất phòng khách và phòng ăn…

Bên trong một nhà máy chế biến gỗ xuất khẩu. Ảnh: Sơn Trang.

Trong đó, ghế khung gỗ đang là mặt hàng nội thất xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. 3 tháng đầu năm 2024, trị giá xuất khẩu ghế khung gỗ đạt 765,3 triệu USD, tăng 28,9% so với cùng kỳ năm 2023 và chiếm 21,6% tổng trị giá xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ. Hoa Kỳ là thị trường lớn nhất của ghế khung gỗ Việt Nam, đạt 595,2 triệu USD trong quý I, tăng 28,8% so với cùng kỳ năm 2023 và chiếm 77,8% tổng giá trị xuất khẩu mặt hàng này.

Tuy nhiên, theo nhận định của một số chuyên gia, thương nhân ngành gỗ, dù xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang Hoa Kỳ đang tăng trưởng mạnh trở lại, nhưng vẫn nên theo dõi kỹ các diễn biến của thị trường này.

Ông Nguyễn Liêm, Chủ tịch Hiệp hội Chế biến gỗ Bình Dương (BIFA), cho biết, vẫn còn nhiều yếu tố ảnh hưởng tới tiêu dùng ở thị trường Hoa Kỳ như lạm phát ở nước này hiện vẫn còn cao hơn so với mức 2% mà Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (Fed) kỳ vọng. Trong khi đó, lãi suất thế chấp nhà ở Hoa Kỳ lại tăng cao, tới trên 7%. Những yếu tố này sẽ ảnh hưởng đến thị trường bất động sản ở Hoa Kỳ, qua đó, tác động tới nhu cầu tiêu dùng đồ nội thất bằng gỗ. Bên cạnh đó, người dân Hoa Kỳ đang ở trong tâm lý chờ đón kết quả của cuộc bầu cử tổng thống, nên chưa mạnh dạn chi tiêu.

Ngoài ra, theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), đồ nội thất bằng gỗ xuất khẩu của Việt Nam đang ngày càng đối mặt nhiều hơn với các vụ việc điều tra, áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại của thị trường Hoa Kỳ. Cùng với đó, Hoa Kỳ cũng đang xem xét ban hành hàng loạt các thay đổi trong điều tra phòng vệ thương mại với xu hướng ngày càng khó khăn cho doanh nghiệp và có khả năng tăng mức thuế trong tương lai.

Gỗ nguyên liệu trong kho của một nhà máy ở Bình Dương. Ảnh: Sơn Trang.

Ông Đỗ Ngọc Hưng, Tham tán Thương mại Việt Nam tại Hoa Kỳ, cho biết, Bộ Thương mại Hoa Kỳ đang sửa đổi các quy định về phòng vệ thương mại. Theo đó, sẽ có một số điều chỉnh liên quan đến công tác điều tra, chống bán phá giá, chống trợ cấp, bao gồm cách xác định các mức chống trợ cấp mới, và đưa ra khái niệm về thị trường đặc biệt trong điều tra chống bán phá giá. Đây là những nội dung mà các doanh nghiệp xuất khẩu sang Hoa Kỳ cần hết sức lưu ý trong thời gian tới.

Với ngành gỗ Việt Nam, Hoa Kỳ đang tiếp tục là thị trường xuất khẩu quan trọng nhất. Tổng cục Hải quan cho biết, trong 4 tháng đầu năm nay, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang Hoa Kỳ đạt 2,7 tỷ USD, tăng 32% so với cùng kỳ năm ngoái. Hoa Kỳ chiếm 54,3% tổng giá trị xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ Việt Nam trong 4 tháng đầu năm. Tỷ trọng của thị trường Hoa Kỳ vượt xa so với các thị trường đứng sau như Trung Quốc (13,6%), Nhật Bản (11,1%), Hàn Quốc (5,1%) …

Sơn Trang - Trần Phi
Tin khác
Thứ trưởng Võ Văn Hưng: Việt Nam-Senegal cùng hành động vì nền nông nghiệp xanh
Thứ trưởng Võ Văn Hưng: Việt Nam-Senegal cùng hành động vì nền nông nghiệp xanh

Thứ trưởng Võ Văn Hưng đề xuất 5 trọng tâm hợp tác Việt Nam - Senegal tại tọa đàm đối thoại chính sách song phương.

Khi OCOP là cầu nối giúp vượt qua thách thức nông nghiệp
Khi OCOP là cầu nối giúp vượt qua thách thức nông nghiệp

Nhiều quốc gia châu Phi đồng thuận trong việc xem OCOP là giải pháp khả thi giúp khắc phục các thách thức trong sản xuất, từ đó mở rộng chuỗi giá trị bền vững.

Nam Sudan, Nepal tìm hiểu kinh nghiệm phát triển nông thôn bền vững của Việt Nam
Nam Sudan, Nepal tìm hiểu kinh nghiệm phát triển nông thôn bền vững của Việt Nam

Theo Thứ trưởng Hoàng Trung, Việt Nam cam kết đồng hành cùng các quốc gia châu Phi, châu Á phát triển nông nghiệp và đảm bảo an ninh lương thực toàn cầu.

FAO giới thiệu phương pháp đổi mới '5 tăng - 5 giảm - 3 tối ưu'
FAO giới thiệu phương pháp đổi mới '5 tăng - 5 giảm - 3 tối ưu'

FAO nâng cao năng lực chuyển đổi số thông qua các sáng kiến cấp quốc gia, khu vực và toàn cầu cho mục tiêu sản xuất bền vững, tiêu dùng hiệu quả.

Việt Nam là cầu nối chia sẻ kinh nghiệm nông nghiệp châu Á - châu Phi
Việt Nam là cầu nối chia sẻ kinh nghiệm nông nghiệp châu Á - châu Phi

Theo Trưởng Đại diện các khu vực của FAO, Diễn đàn cấp cao OCOP là dịp để các quốc gia châu Á, châu Phi trao đổi kinh nghiệm, nâng giá trị sản vật địa phương.

FAO hiện đại hóa nghề nuôi ong tại Rwanda và Việt Nam qua sáng kiến OCOP
FAO hiện đại hóa nghề nuôi ong tại Rwanda và Việt Nam qua sáng kiến OCOP

Sáng kiến Mỗi quốc gia một sản phẩm ưu tiên (phiên bản OCOP quốc tế) đang hỗ trợ sinh kế cho nghề nuôi ong lấy mật Rwanda và Việt Nam.

Thay đổi tên, địa chỉ từ ngày 1/7, doanh nghiệp cần làm gì với Lệnh 248?
Thay đổi tên, địa chỉ từ ngày 1/7, doanh nghiệp cần làm gì với Lệnh 248?

Việc thay đổi tên, địa chỉ... do mô hình chính quyền hai cấp từ ngày 1/7 khiến doanh nghiệp lúng túng trong cập nhật thông tin theo Lệnh 248 của Hải quan Trung Quốc. Ông Ngô Xuân Nam, Phó Giám đốc Văn phòng SPS giải đáp vấn đề này.

Các hiệp hội nông sản Mỹ chọn Việt Nam làm thị trường chiến lược
Các hiệp hội nông sản Mỹ chọn Việt Nam làm thị trường chiến lược

Với nền kinh tế nông nghiệp phát triển mạnh mẽ, Việt Nam trở thành điểm đến hàng đầu cho các doanh nghiệp, hiệp hội Hoa Kỳ muốn củng cố vị thế ở Đông Nam Á.

Lô gạo phát thải thấp đầu tiên ‘xuất ngoại’ có giá 820 USD/tấn
Lô gạo phát thải thấp đầu tiên ‘xuất ngoại’ có giá 820 USD/tấn

500 tấn gạo phát thải thấp được Công ty Trung An xuất sang Nhật Bản có giá 820 USD/tấn. Đây là mức giá tốt, giúp nông dân có động lực đẩy mạnh sản xuất.

Sơn La có chính sách thông thoáng cho cây mắc ca
Sơn La có chính sách thông thoáng cho cây mắc ca

Sơn La định hướng dành quỹ đất khoảng 16.000 ha cùng nhiều cơ chế, chính sách ưu đãi để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển cây mắc ca.

Nông sản Việt Nam trưng bày miễn phí ở chợ đầu mối lớn nhất Bắc Kinh
Nông sản Việt Nam trưng bày miễn phí ở chợ đầu mối lớn nhất Bắc Kinh

Một gian hàng miễn phí trong hai năm tại chợ đầu mối lớn nhất Bắc Kinh sẽ được dành cho nông sản Việt Nam.

Thái Bình: Mở cửa tiến ra biển, kết nối để bứt phá
Thái Bình: Mở cửa tiến ra biển, kết nối để bứt phá

Thái Bình được định vị là một "cửa ngõ ra biển mới" và một cực tăng trưởng đầy hứa hẹn.