Công nghệ nano sẵn sàng cách mạng hóa nông nghiệp toàn cầu

Văn Việt - Thứ Tư, 13/03/2024 , 16:05 (GMT+7)

Công nghệ nano có tiềm năng biến đổi nông nghiệp, tăng năng suất, giảm thiểu tác động đến môi trường, đảm bảo an ninh lương thực cho các thế hệ mai sau.

Công nghệ nano được cho là sẽ tạo ra cuộc cách mạng giúp thay đổi nền nông nghiệp toàn cầu. Ảnh minh họa: Genetic Engineering & Biotechnology News.

Trong một đánh giá mang tính bước ngoặt mới đây, các nhà khoa học Ấn Độ đã nhấn mạnh cách công nghệ nano có thể thay đổi ngành nông nghiệp toàn cầu, giải quyết các thách thức do biến đổi khí hậu và tăng trưởng dân số nhanh chóng đặt ra.

Một đánh giá toàn diện của nhóm nghiên cứu tại Trường Khoa học Sinh học, Đại học Trung tâm Kerala ở Ấn Độ, đã mang đến cái nhìn sâu xa hơn về con đường mà công nghệ nano có thể thay đổi các phương thức canh tác truyền thống, đảm bảo an ninh lương thực cho dân số toàn cầu đang tăng nhanh.

Báo cáo được đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Nông nghiệp và Thực phẩm hồi tháng hai. Theo nhóm nghiên cứu, bóng ma mất an ninh lương thực ngày càng lớn dần lên, bắt nguồn từ tình trạng biến đổi khí hậu, tăng trưởng dân số và các biện pháp canh tác không bền vững.

Tuy nhiên, giữa những thách thức, công nghệ nano xuất hiện mang đến tia hy vọng. Công nghệ mạnh mẽ này, vận dụng vật chất ở cấp độ nguyên tử và phân tử, có tiềm năng biến đổi nông nghiệp, tăng năng suất, giảm thiểu tác động đến môi trường và đảm bảo an ninh lương thực cho các thế hệ mai sau.

Hãy tưởng tượng một tương lai nơi nông dân sử dụng các công cụ không khác gì đũa phép. Phân bón nano cung cấp chất dinh dưỡng trực tiếp cho rễ cây, loại bỏ chất thải và ô nhiễm. Các cảm biến sinh học cực nhỏ được nhúng trong đất cung cấp thông tin quan trọng về chất dinh dưỡng và độ ẩm, hướng dẫn tưới tiêu bằng tia laser chính xác. Ngay cả cấu trúc di truyền của cây trồng cũng có thể được điều chỉnh một cách tinh vi, giúp chúng có khả năng chống chọi sâu bệnh tốt hơn.

Công nghệ nano sẵn sàng cách mạng hóa nông nghiệp toàn cầu. Ảnh: Potato News Today.

Đây không phải những chi tiết được lấy từ một bộ truyện viễn tưởng. Chúng là những tiến bộ vượt trội và hoàn toàn khả thi mà công nghệ nano có thể mang lại. Các nhà nghiên cứu Ấn Độ đã khám phá ra một loạt các ứng dụng đáng kinh ngạc, như viên nang nano chứa thuốc trừ sâu nhắm vào các loài gây hại cụ thể giúp giảm thiểu ảnh hưởng đối với côn trùng có ích và môi trường, hạt giống được phủ nano nảy mầm nhanh hơn và chống lại bệnh tật tốt hơn hay vật liệu có kích thước nano được dệt thành bao bì giúp kéo dài thời hạn sử dụng của trái cây, rau quả.

Những lợi ích về môi trường cũng rất hấp dẫn. Bằng cách cung cấp chất dinh dưỡng với độ chính xác cao, công nghệ nano hứa hẹn sẽ giảm đáng kể lượng nước thải nông nghiệp, nguyên nhân chính gây ô nhiễm nguồn nước. Ngoài ra, sự phát triển của các loại thuốc trừ sâu tấn công chính xác hơn và tiềm năng của cây trồng kháng sâu bệnh có thể giúp giảm đáng kể lượng hóa chất độc hại được sử dụng trong nông nghiệp truyền thống.

Tuy nhiên, tác động lớn đi kèm với trách nhiệm cao. Tiềm năng của công nghệ nano là không thể phủ nhận, song vẫn còn nhiều lo ngại. Tác động lâu dài của hạt nano đến môi trường và sức khỏe con người vẫn chưa rõ ràng. Những câu hỏi xoay quanh độc tính tiềm ẩn, hậu quả sinh thái ngoài ý muốn hay khả năng hạt nano xâm nhập vào chuỗi thức ăn cũng là vấn đề được các nhà khoa học đặc biệt lưu tâm.

Ngoài ra, những cân nhắc về mặt đạo đức không thể bị bỏ qua. Việc áp dụng công nghệ nano trên quy mô lớn trong nông nghiệp đặt ra câu hỏi về khả năng các doanh nghiệp lớn sẽ thống lĩnh thị trường do những hộ nông dân vừa và nhỏ không thể tiếp cận công nghệ.

Việc thừa nhận những mối lo ngại này là rất quan trọng. Để công nghệ nano được áp dụng bền vững trong nông nghiệp đòi hỏi sự tham gia của công chúng, đối thoại minh bạch và một không pháp lý mạnh mẽ, các nhà nghiên cứu lưu ý.

Việc nông dân, nhà khoa học, nhà hoạch định chính sách và người tiêu dùng cùng hợp tác để khai thác tiềm năng của công nghệ nano sẽ giúp giảm thiểu đáng kể rủi ro. Nỗ lực tập thể này có thể mở đường cho một tương lai nơi an ninh lương thực không phải giấc mơ mà là hiện thực.

Hành trình hướng tới tương lai này sẽ không dễ dàng, báo cáo nhấn mạnh. Nó yêu cầu những tính toán kỹ lưỡng và chặt chẽ, nhưng phần thưởng tiềm năng là quá lớn để có thể bỏ qua. Trước những thách thức ngày càng gia tăng về an ninh lương thực, công nghệ nano mang đến hy vọng, nhưng chỉ khi con người tiếp cận nó bằng sự khôn ngoan và cam kết phát triển có trách nhiệm.

Văn Việt (Theo Potato News Today)
Tin khác
Đưa sầu riêng trở lại 'đường đua'
Đưa sầu riêng trở lại 'đường đua'

Trước các quy định ngày càng ngặt nghèo, sầu riêng phải được quản lý chặt chẽ từ sản xuất đến thương mại, nâng cao chất lượng, uy tín sầu riêng Việt Nam.

Hình ảnh đồng lúa trĩu bông nhờ tuân thủ thời vụ ở Nghệ An
Hình ảnh đồng lúa trĩu bông nhờ tuân thủ thời vụ ở Nghệ An

Bất chấp điều kiện thời tiết khó khăn, những cánh đồng tuân thủ lịch gieo cấy lúa vẫn trĩu bông, đang ngả vàng chuẩn bị thu hoạch.

Lúa lép ở Bắc Trung bộ: Nguyên nhân và góc nhìn khoa học
Lúa lép ở Bắc Trung bộ: Nguyên nhân và góc nhìn khoa học

Ông Trần Xuân Định, Phó Chủ tịch Hiệp hội Thương mại Giống cây trồng Việt Nam: Lúa trổ bông không thể thụ phấn, thụ tinh, bông, hạt lép, mỗi sào chỉ vài chục kg..., chuyện không phải mới nhưng vẫn cứ xảy ra là điều chúng ta phải nghiêm túc nhìn nhận và rà soát lại.

Viết về Bác như cuộc đời đã chọn
Viết về Bác như cuộc đời đã chọn

Nguyễn Hưng Hải là trường hợp đặc biệt trong số các nhà văn, nhà thơ dành cả cuộc đời, phần lớn thi nghiệp theo đuổi đề tài về Bác Hồ.

100 năm Ngày sinh nhà văn Đoàn Giỏi
100 năm Ngày sinh nhà văn Đoàn Giỏi

Nhắc đến Đoàn Giỏi là nhắc đến 'Đất rừng phương Nam'. Thế nhưng, nhà văn của Nam Bộ ấy còn được công chúng yêu mến bởi rất nhiều những tác phẩm bất hủ khác.

Nguyên Bí thư Tỉnh ủy Sơn La trải lòng về cây ăn quả trên đất dốc
Nguyên Bí thư Tỉnh ủy Sơn La trải lòng về cây ăn quả trên đất dốc

Theo ông Hoàng Văn Chất, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Sơn La, chủ trương trồng cây ăn quả trên đất dốc là đúng đắn, phù hợp với lòng dân, đảm bảo sinh kế bền vững.

Phổ cập giống lạc chất lượng cao cho vùng Bắc Trung bộ
Phổ cập giống lạc chất lượng cao cho vùng Bắc Trung bộ

Mới đây, dự án 'Phổ cập giống lạc chất lượng cao cho vùng khô hạn và nâng cao giá trị gia tăng cây lạc ở Việt Nam' đã được khởi động tại Nghệ An.

'Mưa hạ ở Sài Gòn' vọng vào nhau tiếng trong veo
'Mưa hạ ở Sài Gòn' vọng vào nhau tiếng trong veo

‘Mưa hạ ở Sài Gòn’ là tên gọi tập thơ chứa đựng nhiều bâng khuâng với cuộc đời, của tác giả Tố Hoài ở độ tuổi bát thập đã trải qua không ít thăng trầm.

Thái Bình: Mở cửa tiến ra biển, kết nối để bứt phá
Thái Bình: Mở cửa tiến ra biển, kết nối để bứt phá

Thái Bình được định vị là một "cửa ngõ ra biển mới" và một cực tăng trưởng đầy hứa hẹn.

Nhà văn Minh Chuyên: Kết nối ký ức vì những điều tốt đẹp
Nhà văn Minh Chuyên: Kết nối ký ức vì những điều tốt đẹp

Hơn 300 tác phẩm văn học, 200 bộ phim và nhiều công trình đề tài hậu chiến, giờ đây ở tuổi gần bát thập, nhà văn Minh Chuyên vẫn miệt mài kết nối ký ức.

Ấn Độ công bố hai giống lúa chỉnh sửa gen đầu tiên trên thế giới
Ấn Độ công bố hai giống lúa chỉnh sửa gen đầu tiên trên thế giới

Hai giống lúa mới hứa hẹn sẽ tăng năng suất trên mỗi hecta lên đến 30% và có thể rút ngắn thời gian thu hoạch từ 15 - 20 ngày so với các giống hiện có.

Tôi viết 'Gọi người', 'Mắt biếc'
Tôi viết 'Gọi người', 'Mắt biếc'

Tôi viết gọi những đồng đội thân yêu về thăm lại Trường Sơn một thời bom đạn; tôi viết để tạ lỗi với đồng bào trên dải Trường Sơn của Tổ quốc tôi.