Chuyện đất đai luôn nóng bỏng trong lịch sử nhân loại

Xuân Trường - Thứ Tư, 19/03/2025 , 07:45 (GMT+7)

Câu chuyện đất đai không đơn thuần là bất động sản mà liên quan đến các quan hệ cộng đồng, được nhà nghiên cứu Simon Winchester trình bày qua cuốn sách ‘Đất đai’.

Nhà nghiên cứu Simon Winchester.

Câu chuyện đất đai trên thế giới được dịp xôn xao khi mới đây, Tổng thống Mỹ Donald bày tỏ ý định sáp nhập Canada và Greenland vào lãnh thổ Mỹ, và gọi dải Gaza là “bất động sản lớn” cần phải mua lại. Những gì đang diễn ra đã cho thấy tình trạng bất ổn toàn cầu đang trở nên trầm trọng, và đồng thời cũng làm nổi bật tầm quan trọng của câu chuyện đất đai đối với các quốc gia và cộng đồng.

Để có thể hiểu thêm về câu chuyện đất đai trong lịch sử nhân loại, không thể không nhắc đến cuốn sách “Đất đai” của nhà nghiên cứu Simon Winchester, vừa xuất bản tại Việt Nam. Được đào tạo chuyên ngành địa lý, nhà nghiên cứu Simon Winchester (sinh năm 1944) từng đi thực địa nhiều quốc gia với tư cách một phóng viên.

Việc con người sở hữu đất đai là một phát minh manh nha từ sự xuất hiện của nông nghiệp. Từ đó đến nay không ngừng có những cuộc chiến chiếm đất và giữ đất. Để hiểu rõ tại sao những bất ổn về đất đai luôn thường trực và nó tác động đến văn minh và tư duy của con người như thế nào, ta cần phải hiểu rõ hơn về quyền sử dụng, sở hữu đất đai và tại sao bề mặt trái đất lại như hiện nay. Cuốn sách “Đất đai” của Simon Winchester cho công chúng thấy một lối tiếp cận quyền sở hữu trên ba bình diện toàn diện: nhận thức, thâu tóm và quản lý đất đai.

Để sở hữu một thứ gì thì trước hết phải ý thức được về nó đã, và đất đai đòi hỏi một kiểu nhận thức riêng: bản đồ. Simon Winchester đã kể lại những cột mốc lớn trong lịch sử dài lâu của ngành bản đồ, và cũng không quên nhắc đến những trang đen tối trong lịch sử phát triển của ngành này. Trong suốt quá trình bành trướng và thuộc địa hóa, ta thấy được sự tắc trách, quan liêu, ngu dốt của người nghiên cứu và hệ quá mà nó gây ra chính là những chia rẽ, xung đột khủng khiếp suốt nhiều thập kỷ, thậm chí vẫn còn kéo dài cho đến tận ngày nay.

Lần theo hành trình sở hữu đất đai từ giai đoạn đầu tiên, bắt đầu từ một người, một gia đình, một dòng họ đến sự mở rộng một thị trấn, một bang và cuối cùng là sự bành trướng lãnh thổ của một đất nước, độc giả sẽ phải ngạc nhiên trước những lí lẽ đa phần là lố bịch được viện ra trong thời đại thực dân khi người châu Âu tỏa đi khắp thế giới mà chiếm lấy những mảnh đất phần nhiều đã có chủ nhân: nhân danh nữ hoàng, nhân danh tôn giáo, nhân danh khai hóa văn minh...

Chính ở đây ta thấy được sự thắng thế tuyệt đối của lòng tham của con người đối với đất đai, trước mọi nỗ lực của lý trí và đạo đức.  Simon Winchester nhấn mạnh sự đáng sợ khi kết hợp giữa lòng tham của con người và đất đai: không thứ đạo đức nào có thể ngăn cản được nó, và lòng tham ấy chỉ chấm dứt khi không còn đất đai nào để thâu tóm nữa.

Ngay khi xác lập được chủ quyền không thể tranh cãi, nghĩa là khi được giải phóng khỏi vấn đề tranh chấp, con người sẽ rẽ sang chuyện quản lý đất đai. Simon Winchester phân tích kỹ lưỡng các xung đột trên nhiều bình diện và lấy các ví dụ cụ thể từ nhiều thời kỳ để độc giả dễ dàng hình dung mức độ khốc liệt và phức tạp của việc quản lý đất đai. Những bi kịch trong giai đoạn này đã trở thành một chương đầy máu, nước mắt trong lịch sử tư bản nói riêng và lịch sử nhân loại nói chung.

Chưa kể, sự quản lý liều lĩnh và thiếu kiến thức của con người đôi khi để lại hậu quả tính bằng hàng ngàn năm. Đất đai mang tầm vóc kỳ vĩ hơn sự sống ngắn ngủi của con người rất nhiều. Vậy nhưng loài người bé nhỏ với tuổi thọ không quá dài lại dám để lại những hậu quả vĩnh cửu trên bề mặt trái đất. Chúng là hệ quả đến từ những trục trặc phát sinh từ các nhà máy điện hạt nhân, để lại những vùng đất bị nhiễm phóng xạ nặng nề gần như không thể khôi phục hay những vùng bị khai thác đến mức không còn lại gì.

Câu chuyện đất đai giúp con người hình dung được nhiều mối quan hệ cộng đồng.

Một mảnh đất có thể đem lại nhiều tiền bạc của cải, nhưng xét cho cùng thì mọi lợi ích trước mắt đều thật khó đánh đổi với các thảm họa lâu dài. Vì vậy, câu chuyện đất đai gắn chặt việc khai với việc bảo vệ và bảo tồn. Sự thành lập các khu bảo tồn giúp thiên nhiên có cơ hội phục hồi. Người phương Tây cũng dần ý thức và coi trọng tri thức bản địa và cư xử đúng mức với đất đai của thổ dân, những kẻ mà xưa kia họ cho là mọi rợ và tất yếu cần bị tước quyền sở hữu đất đai.

Nhà nghiên cứu Simon Winchester dẫn ra trường hợp nước Úc. Người da trắng chê trách tập quán đốt cây bụi của thổ dân mà không hiểu rằng đây là cách kiểm soát diện tích cây bụi, không để chúng lan tràn tạo điều kiện cho một đám cháy lớn không thể dập tắt. Khi vấn đề được sáng tỏ, con người bớt đi phần kiêu ngạo để nhận ra những hậu quả mình có thể gây ra.

Cuốn sách “Đất đai” thoạt tiên dễ khiến người đọc hình dung nó bàn về địa chính trị. Tuy nhiên phạm vi của “Đất đai” rộng hơn thế. Nghiên cứu kỹ lưỡng câu chuyện đất đai sẽ giúp con người thấy được những nền móng sâu hơn của tinh thần con người hiện đại, đồng thời hình dung được những kịch bản tương lai khả dĩ.

Xuân Trường
Tin khác
Lãnh đạo PAN Group chia sẻ hành trình xây dựng hệ sinh thái tại diễn đàn toàn cầu
Lãnh đạo PAN Group chia sẻ hành trình xây dựng hệ sinh thái tại diễn đàn toàn cầu

Tổng Giám đốc Tập đoàn PAN Nguyễn Thị Trà My chia sẻ khát vọng xây dựng hệ sinh thái nông nghiệp trong diễn đàn của Hội nghị Thượng đỉnh Phụ nữ toàn cầu 2025.

Thay đổi tên, địa chỉ từ ngày 1/7, doanh nghiệp cần làm gì với Lệnh 248?
Thay đổi tên, địa chỉ từ ngày 1/7, doanh nghiệp cần làm gì với Lệnh 248?

Việc thay đổi tên, địa chỉ... do mô hình chính quyền hai cấp từ ngày 1/7 khiến doanh nghiệp lúng túng trong cập nhật thông tin theo Lệnh 248 của Hải quan Trung Quốc. Ông Ngô Xuân Nam, Phó Giám đốc Văn phòng SPS giải đáp vấn đề này.

Lạc vào cuộc ‘đua thuyền’ truyền hình Quảng Bình
Lạc vào cuộc ‘đua thuyền’ truyền hình Quảng Bình

Không có hàng ngàn cổ động viên reo hò, nhưng tôi đã tưởng tượng là ê kíp truyền hình trực tiếp đang chèo một con thuyền chở văn hóa Quảng Bình đi khắp muôn nơi...

Câu chuyện từ quả tầm bóp*
Câu chuyện từ quả tầm bóp*

Bà con không chỉ làm nông, bà con có thể làm người kể chuyện của làng. Từ những trái tầm bóp hôm nay, sẽ nảy nở nên một tương lai ngọt lành cho làng quê.

Tiêu dùng thực phẩm có trách nhiệm, nhìn từ nghiên cứu toàn cầu của CIAT
Tiêu dùng thực phẩm có trách nhiệm, nhìn từ nghiên cứu toàn cầu của CIAT

Các chính sách quốc tế cho thấy chuyển đổi hệ thống lương thực - thực phẩm (LTTP) không thể tách rời yếu tố bao trùm xã hội và phối hợp đa ngành.

Đổi mới hệ thống lương thực-thực phẩm: Kế hoạch quốc gia, nội lực địa phương
Đổi mới hệ thống lương thực-thực phẩm: Kế hoạch quốc gia, nội lực địa phương

Với mô hình chính quyền hai cấp sắp đi vào vận hành, kế hoạch chuyển đổi hệ thống LTTP quốc gia cần được cập nhật, phù hợp với yêu cầu phân cấp.

Sản xuất có trách nhiệm, đóng góp vào mục tiêu NDC 3.0
Sản xuất có trách nhiệm, đóng góp vào mục tiêu NDC 3.0

Giảm phát thải từ sản xuất nông nghiệp - thực phẩm là giải pháp tiềm năng để Việt Nam thực thi mục tiêu Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC 3.0).

Công nghệ cao giúp cải tiến nền nông nghiệp Trung Quốc
Công nghệ cao giúp cải tiến nền nông nghiệp Trung Quốc

Tại vùng ven Bắc Kinh có một trung tâm nông nghiệp rộng hơn 150 ha chuyên nghiên cứu, trình diễn, ứng dụng công nghệ cao, công nghệ chính xác trong nông nghiệp.

Ngàn năm nước đổ - ngàn mùa người đi
Ngàn năm nước đổ - ngàn mùa người đi

Một góc nhìn nhân hậu về ruộng bậc thang của Bộ trưởng Đỗ Đức Duy đã đánh thức trong tôi cả một ký ức sống của núi rừng.

Nông nghiệp và Môi trường với Nguyễn Huy Thiệp
Nông nghiệp và Môi trường với Nguyễn Huy Thiệp

Dù khiêm tốn đến mấy, hẳn ông Lê Nam Sơn, ông Trịnh Bá Ninh và các biên tập viên kỳ cựu của báo đều không thấy chướng khi nói rằng truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp đã góp phần làm nên, làm vững chắc thêm hiện tượng Báo Nông nghiệp Việt Nam số Tết trong làng báo nước nhà.

Hồi ký Phùng Bảo Thạch: Xuất xứ cuốn truyện 'Mồ cô Phượng'
Hồi ký Phùng Bảo Thạch: Xuất xứ cuốn truyện 'Mồ cô Phượng'

Ông bạn già kính mến của tôi thầm lặng viết 'Mồ cô Phượng', ở trong các tiệm ăn, ngoài đường, quán chợ, bến tàu. Vậy mà tuyệt nhiên không nói với tôi một lời.

Hồi ký Phùng Bảo Thạch: Hoàng Tích Chu - Khí phách một nhà báo
Hồi ký Phùng Bảo Thạch: Hoàng Tích Chu - Khí phách một nhà báo

Tôi say sưa đọc đi đọc lại bài báo của Hoàng Tích Chu. Với bài báo này, anh đã để lại trong tôi cái ấn tượng tốt đẹp của khí phách một người làm báo.

Sự kiện

Câu chuyện từ quả tầm bóp*

Câu chuyện từ quả tầm bóp*

Tri thức nông dân
Nông nghiệp và Môi trường với Nguyễn Huy Thiệp

Nông nghiệp và Môi trường với Nguyễn Huy Thiệp

Tiếng Việt - Văn Việt - Người Việt
Khát vọng Điện Biên

Khát vọng Điện Biên

Tri thức nông dân